daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và hội nhập quốc tế là nguồn lực con người. Để nguồn lực người Việt
Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được
nâng cao thì việc này được bắt đầu từ giáo dục.
Điều 27.1 của Luật giáo dục đã ghi mục tiêu của giáo dục phổ thông là
“giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, chức năng động và sáng tạo, hình
thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống
lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Một trong những biện pháp để
đạt được mục tiêu trên là đổi mới phương pháp dạy và học. Chương trình giáo
dục phổ thông đã nêu rõ, giáo dục phổ thông “Phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng của từng môn học,
điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Trong dạy học vật lý, bài tập vật lý đóng vai trò rất quan trọng. Bài tập vật
lý không những có tác dụng giúp học sinh ôn tập củng cố, nắm vững kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo mà còn phát triển tính tính cực, tự lực, sáng tạo của
học sinh.
Trong lĩnh vực nghiên cứu các vấn đề của bài tập vật lý từ trước đến nay
đã có nhiều công trình của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài đề cập tới
những nội dung cơ bản như: phân loại bài tập vật lý, soạn thảo các bài tập vật lý
nhằm củng cố vận dụng kiến thức đã học và đề xuất các phương án giải bài tập…
Vấn đề phát huy tính tích cực đã có một số tác giả đề cập trong các công trình
nghiên cứu của mình như: Đào Quang Thành- Tích cực hoá hoạt động học tập
Vật lí của HS PTTH ở miền núi trên cơ sở tổ chức định hướng rèn kỹ năng giải
bài tập Vật lí (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm 1997), Đồng Thị Vân Thoa
Một số biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS THPT miền núi khi
giảng dạy BT Vật lí (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm 2001), Nguyễn Thị Mai
Anh- phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh lớp 10 THPT qua
giải bài tập bằng phương pháp véc tơ (luận văn thạc sỹ - Năm 2002- ĐHSPTN),
Nguyễn Thị Nga- Lựa chọn và phối hợp các phương pháp nhằm tích cực hoá
hoạt động học tập của HS THPT trong giờ giải BT Vật lí (Luận văn thạc sỹ-
ĐHSPTN- Năm 2004), Nguyễn Thế Chung- Một số biện pháp phát huy tính
tích cực hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi khi dạy học bài tập
vật lý (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm 2009)....nhưng chưa có đề tài nào đề
cập tới vấn đề rèn luyện tính tích cực, tự lực cho học sinh khi dạy bài tập vật lý.
Vì vậy, chúng tui lựa chọn đề tài: Rèn luyện tính tích cực, tự lực cho học sinh
khi dạy bài tập chƣơng: “Dòng điện xoay chiều ” Vật lý lớp 12 nâng cao.
II. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Phương pháp giảng dạy vật lý và bài tập vật lý phổ thông.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm các giải pháp rèn luyện tính tích cực, tự lực cho học sinh THPT khi dạy bài
tập vật lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lý luận về tính tích cực, tự lực .
2. Nghiên cứu lý luận về dạy và học.
3. Nghiên cứu lý luận về bài tập vật lý trong trường THPT.
4. Nghiên cứu thực tế dạy và học bài tập vật lý trong trường THPT.
5. Đề xuất các biện pháp rèn luyện tính tích cực, tự lực cho học sinh khi dạy
bài tập vật lý.
6. Xây dựng một số giáo án theo hướng rèn luyện tính tích cực, tự lực cho
học sinh khi dạy bài tập chương “Dòng điện xoay chiều ” Vật lý lớp 12
nâng cao.
7. Thực nghiệm sư phạm.
V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu biết kích thích hứng thú, động cơ học tập của học sinh và biết lựa
chọn được hệ thống bài tập phù hợp (từ dễ đến khó, từ đơn giản đến tổng hợp,
gắn với thực tế), tổ chức, hướng dẫn việc làm bài tập hợp lý để từng bước HS
nắm được phương pháp chung giải một bài tập vật lí và nắm được các dạng bài
tập sau mỗi phần, mỗi chương thì sẽ rèn luyện được tính tích cực, tự lực cho
học sinh.
VI. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp rèn luyện tính tích cực, tự lực cho học sinh
khi dạy bài tập, vận dụng vào giải bài tập vật lý chương “Dòng điện xoay chiều”
Vật lý lớp 12 nâng cao.
VII. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu lý luận.
 Điều tra khảo sát tình hình dạy học bài tập vật lý ở trường THPT.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu c Luận văn Sư phạm 0
N Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương II phần Năm tính quy Luận văn Sư phạm 4
J [Free] Đề tài Rèn luyện kĩ năng thực hành trên máy vi tính cho học sinh khối lớp 7 Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Đề tài Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề Tài liệu chưa phân loại 0
C Rèn luyện kĩ năng bấm máy tính để giải nhanh bài toán trắc nghiệm về axit nitric Tài liệu chưa phân loại 0
D RÈN LUYỆN THAO TÁC PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TAM GIÁC Ở LỚP 7 Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8 Nông Lâm Thủy sản 0
D xác lập mối liên hệ giữa toán học cao cấp và toán học phổ thông nhằm giúp sinh viên ngành toán rèn luyện tay nghề dạy học Luận văn Sư phạm 1
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Quản lý điểm rèn luyện sinh viên trường DHKTKTCN Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top