tctuvan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý do thứ nhất: Ứng phó Biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách của toàn thế giới
và đặc biệt là của Việt Nam
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện
tượng thời tiết cực đoan, dị thường. Trong đó, Việt Nam đã và đang phải đương đầu với
những biểu hiện ngày càng gia tăng của những hiện tượng thời tiết này.
Theo Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kể từ
năm 1958 đến năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5 - 0,7
độ C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng phía
Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam. Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng
mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta không rõ rệt theo các thời kỳ và các vùng
khác nhau. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí
hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa trong 50 năm qua đã giảm
khoảng 2%. Tuy vậy, biến đổi lượng mưa có xu hướng cực đoan, đó là tăng trong mùa
mưa và giảm mạnh trong mùa khô.
Bên cạnh đó, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam cũng giảm rõ rệt
trong 2 thập kỷ qua. Các biểu hiện thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu
như đợt lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 30 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở
Bắc Bộ, đã gây thiệt hại lớn về cây trồng, vật nuôi cho các địa phương ở đây.
Đặc biệt, do tác động của biến đổi khí hậu, trong khoảng 5-6 thập kỷ gần đây, tần
số xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,4 cơn mỗi thập
kỷ; tần số xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam tăng với tốc độ 0,2 cơn mỗi
thập kỷ và có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo của bão có dấu hiệu dịch
chuyển dần về phía Nam và mùa mưa bão kết thúc muộn hơn. Nhiều cơn bão có đường đi
bất thường và không theo quy luật.
Một biểu hiện đáng lo ngại của BĐKH nữa là mực nước biển dâng đã và đang gây
ngập lụt trên diện rộng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông
nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.Theo báo cáo mới nhất của IPCC, Việt Nam là một trong số rất ít các nước chịu tác động
mạnh mẽ của nước biển dâng.
Lý do thứ hai: Giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong truyền thông
BĐKH và Ứng phó BĐKH.
Học sinh phổ thông là nhân tố cơ bản để lan tỏa trong xã hội, những hành động
của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, có tác
động góp phần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội trước hiện
tượng BĐKH.
Học sinh phổ thông là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt
động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, những
kiến thức và kĩ năng về ứng phó với BĐKH mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ
dần hình thành trong tư duy, hành động của các em để ứng phó với BĐKH trong tương
lai. Bởi vậy việc đầu tư cho giáo dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống GDPT nói riêng,
hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhưng hiệu quả kinh tế
nhất và bền vững nhất.
Giáo dục THCS và THPT bên cạnh việc hoàn thiện nội dung GDPT qui định cho
từng cấp học, thì trước những thách thức của BĐKH còn có nhiệm vụ cung cấp cho HS
những hiểu biết cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đời
sống và sản xuất của con người; những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH và
ứng phó với BĐKH để HS trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà
trường và địa phương về BĐKH.
Sự cần thiết phải đưa nội dung BĐKH vào trường học
Giáo dục BĐKH (Climate Change Education) là một nội dung quan trọng trong
vấn đề giáo dục vì sự PTBV (Education for Sustainable Development).
Năm 1987, những ý tưởng ban đầu về giáo dục vì sự PTBV được thể hiện trong
báo cáo của Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc với tư cách một mặt
quan trọng thúc đẩy PTBV. Đến năm 1992, Hội nghị Rio de Janeiro (Brazin), giáo dục
BĐKH được thể hiện ở Chương 36 của Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) với tên gọi
"Tăng cường giáo dục, đào tạo và nhận thức của cộng đồng"
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV ở Johannesburg (Nam Phi) đề
cập "Một thế giới mà trong đó ai ai cũng đều có cơ hội được hưởng lợi từ một nền giáo dục có chất lượng và được tiếp thu những giá trị, hành vi và cách sống cần có một tương
lai bền vững và cho những chuyển biến tích cực". Sau đó, ngày 20/12/2002, Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 57/254 quan trọng triển khai Thập kỉ Giáo dục
vì Sự phát triển Bền vững (Decade of Education for Sustainable Development) bắt đầu từ
năm 2005 đến năm 2014, chỉ định UNESCO (United Nations Educational, Scientific and
Cultural Organization) là cơ quan chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động của Thập kỉ.
Tháng 7 năm 2009, UNESCO đã tổ chức hội thảo về chủ đề giáo dục biến đổi khí hậu tại
Paris (Pháp).
Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững
ở Việt Nam" (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) trong đó nhấn mạnh đến vai trò
của giáo dục. Ngày 11/11/2005, Uỷ ban Thập kỉ Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở
Việt Nam được thành lập theo quyết định số 295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Giáo dục BĐKH là một trong 15 nội dung của giáo dục vì sự PTBV và chứa đựng
những nội dung nổi bật của giáo dục vì sự PTBV. Giáo dục BĐKH giúp cho người học
hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu hiện nay, đồng thời
khuyến khích thay đổi thái độ và hành vi cần thiết để đưa thế giới phát triển bền vững
trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Dạy học dự án tích hợp Biến đổi khí hậu vào phần Sinh thái học 12 Trung học
phổ thông nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức và giá trị vận dụng kiến thức sinh thái
học.
- Định hướng thay đổi hành vi với môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu,
đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề
thực tiễn của học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học tích hợp
(2) Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học dự án.
(3) Đánh giá thực trạng tích hợp, lồng ghép giáo dục Biến đổi khí hậu ở một số
trường THPT trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội.
(4) Phân tích nội dung kiến thức phần sinh thái học làm cơ sở tích hợp kiến thức
Biến đổi khí hậu.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức dạy học trải nghiệm chương động học chất điểm vật lí lớp 10 trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở Trường THPT Sơn La Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn vật lý ở trường phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương cơ sở của nhiệt động lực học vật lí 10 Luận văn Sư phạm 1
D Tổ Chức Dạy Học Tích Hợp Chủ Đề Dòng Điện Trong Chất Điện Phân Vật Lí 11 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top