daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG LÀ HỌC SINH
THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ thống tổ chức của các trường phổ thông, đơn vị cơ bản để tổ chức và giảng dạy, giáo dục học sinh là lớp học. Hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hình thức lớp học được hình thành từ thế kỉ VXI do nhà giáo dục Tiệp Khắc Comenxki đề xướng. Để quản lý lớp học, nhà trường cử ra một trong số những giáo viên đang dạy làm chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín trong học sinh, được Hội đồng nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm các lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy, khi ta nói đến giáo viên chủ nhiệm là đang đề cập tới vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp.
Trên thực tế, Giáo viên chủ nhiệm không chỉ đơn thuần chỉ là người thay mặt Hiệu trưởng, nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục mà người giáo viên chủ nhiệm còn phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau. Hầu hết tất cả các giáo viên đều cho rằng công tác chủ nhiệm lớp là một công việc rất bận rộn, vừa dễ, vừa khó, vừa đơn giản, vừa phức tạp, là một công việc khó khăn, vất vả và chiếm nhiều thời gian, sức lực của người giáo viên. Với một số quan điểm cho rằng công tác chủ nhiệm lớp đơn giản chỉ là làm những việc lặp đi, lặp lại như: Làm kế hoạch chung, tổng kết thi đua, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, thu tiền, họp phụ huynh....Nhưng thực tế cho thấy, công tác chủ nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm không chỉ có vậy mà nó đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao trong sự nghiệp trồng người, với điều này thì không phải ai cũng có thể làm được và đó chính là điều khó khăn đối với người giáo viên.
Với đặc điểm, vị trí, vai trò đó của người giáo viên chủ nhiệm bản thân tui nhận thấy đây là một công việc rất khó khăn, phức tạp và là một giáo viên giảng dạy ở một trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng học sinh chủ yếu của chúng tui là những con em đồng bào các dân tộc thiểu số thì công tác chủ nhiệm càng quan trọng và phức tạp hơn rất nhiều.
Với những lý do đó, tui đã chọn đề tài về “ Công tác chủ nhiệm đối với đối tượng là học sinh vùng dân tộc thiểu số”. Bài viết này của tui chỉ là những kinh nghiệm rất nhỏ bé mà bản thân tui đã đúc rút được trong quá trình chủ nhiệm của mình, rất mong có được sự đóng góp của quý thầy cô.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Trong lý luận giáo dục học, công tác chủ nhiệm lớp được xem xét ở nhiều bình diện như: Giáo Dục Học và Quản Lý. Trong đó, hai bình diện này bổ sung và hỗ trợ và quy định lẫn nhau. Giáo viên chủ nhiệm thực hiện chức năng quản lý toàn diện tập thể lớp để thực hiện chức năng giáo dục từng cá nhân một cách có hiệu quả.
Căn cứ vào vị trí, vai trò của Giáo viên chủ nhiệm ta thấy điều đó đồng nghĩa với việc bên cạnh vai trò là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện một tập thể học sinh ( Tập thể lớp học) để triển khai các hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục, người giáo viên chủ nhiệm còn có vai trò quan trọng trong việc tác động vào tâm lý, giúp các em giải tỏa được những băn khoăn, vướng mắc trong những mối quan hệ với thầy, cô, bạn bè, những oan ức, những hiểu lầm, thậm chí còn có những vấn đề rất riêng tư của các em. Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ thứ hai của các em để giáo dục, uốn nắn giúp các em trở thành người con ngoan, trò giỏi, những công dân có ích của xã hội.
2. Thực trạng của vấn đề
Với đặc điểm trường THPT Quan Hóa là một trường miền núi, các em học sinh chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số như: Thái, Mường, H.Mông...Chủ yếu các em đều có hộ hộ khẩu ở những xã đặc biệt khó khăn như: Trung Thành, Thành Sơn, Trung Sơn, Hiền Chung, ..... Đời sống của nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, đời sống dân trí thấp, việc tiếp xúc với các loại hình thông tin, tuyên truyền còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, bản thân gia đình các em vẫn giữ nhiều cách nghĩ cổ hủ, lạc hậu như: Đi học về rồi cũng không có việc làm nên cho đi học rất tốn kém, vì thế các gia đình thường bắt các em bỏ học ở nhà để lao động chân tay. hay vẫn còn tình trạng bắt con, em ở nhà để lập gia đình sớm...Với tình hình đó đã dẫn đến tình trạng liên tục trong những năm gần đây nhà trường không thể tuyển đủ chỉ tiêu vào trường, số học sinh bỏ học ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục của nhà trường.
Bên cạnh tình trạng đó là việc một số học sinh được đi học nhưng phải trọ học do đường xá đi lại quá khó khăn, đời sống sinh hoạt của các em còn nhiều thiếu thốn nên các em cũng không thể tiếp tục đến trường. Một bộ phận học sinh đi xa nhà không có người quản lý nên sinh ra ham chơi hơn ham học, bỏ học, bỏ tiết lêu lổng ở các quán Iternet, bị bạn bè xấu lôi kéo.....
Ngoài những nguyên nhân trên, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, được tiếp xúc với các em tui còn nhận thấy đa phần các em đều mang một tư tưởng tự ti về mình là người dân tộc nên không thể bằng người Kinh, do vậy các em vẫn chưa chịu cố gắng vươn lên trong học tập nên lực học của các em rất thấp.
Với thực trạng đó đã đặt ra những khó khăn rất lớn đối với một giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp mà đối tượng là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Ở đây người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người thầy giáo dạy chữ, dạy cách làm người mà còn phải là người tuyên truyền viên tích cực để giúp cho các em cũng như gia đình các em có những cái nhìn tích cực hơn đối với việc học.
Từ năm học 2011-2012, tui được Ban giám hiệu nhà trường phân công cho làm chủ nhiệm lớp 10A2 nay là lớp 11A2. Sĩ số lớp là 28 học sinh, đa số các em đều sống ở các xã khó khăn, đi lại xa xôi, vất vả. Các em chủ yếu là người dân tộc Thái, Mường và H.Mông. Học sinh trong lớp tui có tới 98 % đi ở trọ. Vào đầu năm học lớp 10 tui nhận thấy đa phần các em đều rất chán học, nhớ nhà, các em không có nhận thức đúng về tác dụng của việc học đối với tương lai sau này.
Trong lớp tui có trường hợp của em Vàng A Chìa là người dân tộc H.Mông thuộc bản Suối Tôn – Phú Sơn. Em là một học sinh ngoan song tâm lý của em luôn dao động và rất nhiều lần định bỏ học ở nhà do bố mẹ em bắt lấy vợ, vì theo quan điểm của người H.Mông con trai 17 tuổi chưa lấy vợ là coi đã già, sau này rất khó lập gia đình. Bên cạnh đó còn hai em học sinh cá biệt với những biểu hiện chưa tích cực như: em Hà Minh Dương rất ham điện tử, hay bỏ học, bỏ tiết đi đánh điện tử. Em Vi Văn Hoàng thường xuyên bỏ học về nhà vào các ngày cuối tuần với lý do em rất nhớ nhà và về để lấy tiền, lấy gạo.
Trước thực trạng đó của lớp, bản thân tui là một giáo viên chủ nhiệm khi vừa nhận lớp, tui cảm giác rất trăn trở và luôn mong muốn tìm ra được những biện pháp tích cực để duy trì được sĩ số của lớp, tránh tình trạng các em bỏ học, giúp các em chấm dứt được những tiêu cực còn tồn tại để các em có thể học tập tốt hơn, có ý thức hơn để trở thành những người công dân tốt cho xã hội.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm lớp tui luôn ý thức được: Người giáo viên chủ nhiệm rất cần đến cái “ Tâm” và phải có chữ “Tín” với phụ huynh và học sinh. Đặc biệt khi các em học sinh của mình chủ yếu là người dân tộc thì việc ứng xử sư phạm lại càng cần sự khéo léo, tế nhị, tránh ảnh hưởng đến tâm lý tự ti của các em. Sau một thời gian đảm nhận vai trò là giáo viên chủ nhiệm, tui nhận ra rằng con đường giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh không có con đường nào hiệu quả hơn con đường tình cảm. Ông cha ta đã dạy rằng: Ta cho ai cái gì, ta sẽ nhận lại chính cái đó, đó cũng chính là quy luật của cuộc sống. Chúng ta chỉ có thể dùng tình cảm để cảm hóa tình cảm mà thôi. Để giáo dục được tâm lý và ý thức của các em chúng ta phải tác động nhiều đến mặt tình cảm của chính các em với gia đình, với mọi người xung quanh và với cuộc sống.
Trong quá trình chủ nhiệm từ năm học 2011-2012 tui đã thực hiện một số phương pháp mà bản thân tui đánh giá là đã có những hiệu quả thiết thực như:
Thứ nhất: Phải nắm vững về đặc điểm tình hình của lớp cũng như đặc điểm riêng của từng em học sinh trong lớp.
Bước đầu vào lớp tui đã thực hiện ngay việc nắm bắt các thông tin ban đầu liên quan đến các em. tui đã chuẩn bị một cuốn sổ chủ nhiệm cá nhân để ghi đầy đủ các thông tin đó


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đổi Mới Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cho Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ Ở Đơn Vị Cơ Sở Các Binh Đoàn Chủ Lực Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay Văn hóa, Xã hội 0
D Quản Lí Công Tác Chủ Nhiệm Lớp Ở Các Trường Tiểu Học Và Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hạ Long Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phù Ninh - Phú Thọ Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs thành phố hạ long Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Trung học Phổ thông tỉnh Thái Nguyên Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trường THCS Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
D GỢI ý xử lý các tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm lớp Luận văn Sư phạm 0
D Công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top