nguyenngoc575

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Quản lý Giáo dục -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trong thời gian qua. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Điểm mới của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Hướng nghiệp
1.2.2. Giáo dục hướng nghiệp
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
1.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung
học phổ thông
1.3.1. Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
trong trường phổ thông
1.3.2. Ý nghĩa của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
trong trường phổ thông
1.3.3. Một số văn bản về quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp trong trường phổ thông
1.3.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong
trường phổ thông1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp trong trường phổ thông
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI -
AMSTERDAM
2.1. Vài nét về trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường THPT chuyên Hà
Nội - Amsterdam
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cấu trúc đào tạo của trường THPT
chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.1.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam
2.1.4. Thành tích dạy và học của THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam
2.1.5. Đặc điểm học sinh trường THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.2.1. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua dạy các môn văn
hoá trong trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
2.2.2. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua dạy môn công nghệ
trong trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
2.2.3. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại
khoá trong trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
2.2.4. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua việc tổ chức hoạt
động giáo dục hướng nghiệp
2.3. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ và giáo viên về vấn đề hướng nghiệp
2.3.2. Thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh về hoạt động
hướng nghiệp
2.3.3. Thực trạng nhận thức của học sinh về hoạt động hướng
nghiệp
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.4.1. Thực trạng về lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.4.2. Thực trạng về quản lý nội dung dạy giáo dục hướng
nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.4.3. Thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên giáo dục hướng
nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.4.4. Thực trạng về quản lý cơ sở vật chất dành cho giáo dục
hướng nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2.3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI -
AMSTERDAM
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp
3.1.1. Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích
3.1.2. Nguyên tắc đồng bộ
3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả, thiết thực
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
3.2.1. Nhóm nhận thức
3.2.1.1. Biện pháp 1. Nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ quản
lý ở trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam đối
với hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
3.2.1.2. Biện pháp 2. Nâng cao tính trách nhiệm, tính tự chủ của
giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam trong hoạt
giáo dục hướng nghiệp
3.2.1.3. Biện pháp 3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ
huynh, học sinh về tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ về ngành
nghề trước khi lựa chọn
3.2.2. Nhóm tổ chức hoạt động
3.2.2.1. Biện pháp 1. Đổi mới bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực
hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp
3.2.2.2. Biện pháp 2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác
giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường
3.3.2.3. Biện pháp 3. Đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp
phù hợp với đặc điểm học sinh trường THPT chuyên
3.3.2.4. Biện pháp 4. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm nhà trường
3.3.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
3.3.3. Nhóm hỗ trợ
3.3.3.1. Biện pháp 1. Tăng cường xã hội hoá giáo dục hướng
nghiệp
3.3.3.2. Biện pháp 2. Tăng cường sự ủng hộ của các cấp quản lý
về chủ trương, đường lối đổi mới hoạt động giáo dục hướng
nghiệp
3.4. Khảo nghiệm một số biện pháp
3.4.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
3.4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 1. Lý do chọn đề tài
Sau khi tốt nghiệp THPT, mỗi học sinh phải chọn được cho mình một nghề để
học phù hợp với năng lực, nguyện vọng, điều kiện bản thân và nhu cầu nhân lực
của xã hội. Tuy nhiên, khi chuẩn bị chọn cho mình một nghề trong tương lai các
em thường bỡ ngỡ trước thế giới nghề nghiệp phức tạp và đa dạng vì các em thiếu
hiểu biết về ngành nghề, không đánh giá chính xác bản thân. Bởi vậy, không ít học
sinh đã lựa chọn nghề nghiệp không phải theo năng lực, nguyện vọng và điều kiện
bản thân mà lựa chọn những nghề theo trào lưu chung của xã hội.
Việc này không chỉ khiến học sinh đó lãng phí thời gian, công sức, tiền của
mà còn gây nên sự mất cân bằng trong xã hội, một số ngành nghề dư thừa lao động,
trong khi một số ngành nghề khác thì thiếu người lao động trầm trọng.
Trước thực tế này Đảng và Nhà nước đã có chủ trương quan tâm tới hoạt động
giáo dục hướng nghiệp.Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học,
chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương được coi là một trong những
nhiệm vụ của giáo dục phổ thông, được coi là nền tảng để phát triển nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tuy vậy, giáo dục hướng nghiệp hiện nay vẫnchưa được các cấp quản lý giáo
dục và các trường học quan tâm đúng mức, còn có địa phương và trường học chưa
thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp. Chất lượng hoạt động hướng
nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối
các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa
chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội.
Tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, giáo dục hướng nghiệp đã
được thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều bất cập và chưa mang lại hiệu
quả rõ rệt.
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tế là cần quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp sao cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT
chuyên Hà Nội - Amsterdam nói riêng, các trường THPT chuyên nói chung đạt hiệu quả tốt, tui chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
này tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
trong trường trung học phổ thông.
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT
chuyên Hà Nội - Amsterdam chưa mang lại hiệu quả cao.
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp như nâng cao tính
trách nhiệm của cán bộ quản lý ở trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội –
Amsterdam đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp; nâng cao tính trách nhiệm,
tính tự chủ của giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam trong hoạt
giáo dục hướng nghiệp; tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh
về tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ về ngành nghề trước khi lựa chọn; đổi mới
bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp; đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường; đổi mới nội
dung giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm học sinh trường THPT chuyên;
đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm
nhà trường; tăng cường xã hội hoá giáo dục hướng nghiệp; tăng cường sự ủng hộ
của các cấp quản lý về chủ trương, đường lối đổi mới hoạt động giáo dục hướng
nghiệp giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp. - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường
THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trong thời gian qua.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các văn bản tài liệu, các công trình khoa học, các quan điểm có
liên quan đến vấn đề quản lý, quản lý giáo dục, tư vấn, hướng nghiệp, quản lý giáo
dục hướng nghiệp.
Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá được
sử dụng để xây dựng hệ thống các khái niệm của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra
Mục đích của phiếu là tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
+ Phương pháp điều tra xã hội học như phỏng vấn
Mục đích là thu thập các thông tin cần thiết về thực trạng của công tác quản
lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
+ Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu đã thu thập được nhằm phân tích
kết quả nghiên cứu cho chính xác, khách quan.
7. Điểm mới của đề tài
Về lý luận: Luận văn xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh Trung học phổ thông.Trên cơ sở đó đề xuất
những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiệu quả.
Về thực tiễn: Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam, tìm
nguyên nhân hạn chế quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp và đưa ra biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn dự
kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam. - Cán bộ quản lý phải được tập huấn về quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh trường THPT chuyên một cách khoa học, chuyên nghiệp. Hoạt
động tập huấn phải được thực hiện một cách thiết thực, giúp cán bộ quản lý có các
kỹ năng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp một cách hiệu quả. Phải có sự
giám sát kiểm tra việc áp dụng các kiến thức được tập huấn vào thực tế nhà trường.
3.2.1. 2. Biện pháp 2: Nâng cao tính trách nhiệm, tính tự chủ của giáo viên trường
THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam trong hoạt giáo dục hướng nghiệp
a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp
Giáo viên là người tiếp xúc trực tiếp với học sinh và có ảnh hưởng lớn đối
với học sinh. Việc lồng ghép hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông
qua các môn học là một trong những con đường hiệu quả của giáo dục hướng
nghiệp. Tuy nhiên, thực tế là số giáo viên trong trường chú ý đưa giáo dục hướng
nghiệp vào bài giảng, giờ học của mình còn ít. Nguyên nhân là do giáo viên không
cho rằng việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là trách nhiệm của từng giáo
viên bộ môn. Biện pháp này nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên
với công tác giáo dục hướng nghiệp cho nhà trường. Điều này có ý nghĩa to lớn vì
đội ngũ giáo viên cũng chính là đội ngũ cán bộ giáo dục hướng nghiệp chính của
nhà trường.
Mặt khác, khi giáo viên coi giáo dục hướng nghiệp là trách nhiệm, thì mỗi
người sẽ có một phương pháp giáo dục hướng nghiệp của riêng mình. Giáo dục
hướng nghiệp cũng chưa có một quy định chi tiết nào cho việc lồng ghép kiến thức
hướng nghiệp vào các giờ học bộ môn. Đặc thù học sinh trường chuyên cũng cho
thấy áp dụng dập khuôn giáo dục hướng nghiệp như bộ giáo dục hướng dẫn cũng
chưa hợp lý. Bởi vậy, việc nâng cao tính tự chủ cho giáo viên trong việc quyết định
kế hoạch, nội dung, cách thức thực hiện giáo dục hướng nghiệp sao cho phù hợp
với học sinh từng khối chuyên khác nhau là rất cần thiết.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để thực hiện biện pháp cần hoàn thành các công việc sau:
- Tăng cường nhấn mạnh về tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với
hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn. Cần làm cho giáo viên nhận thức được rằng việc giáo dục hướng nghiệp là
trách nhiệm của toàn thể hội đồng giáo viên chứ không chỉ riêng của cán bộ quản
lý, của giáo viên chủ nhiệm và của gia đình học sinh.
- Giao cho giáo viên nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của giáo viên với
nhiệm vụ đó và kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ đó.
- Khuyến khích, động viên giáo viên chủ động tìm hiểu về đối tượng học
sinh mình đang dạy, tìm hiểu về các ngành nghề xã hội đang cần mà phù hợp với
đối tượng học sinh của mình, tìm tòi các cách lồng ghép nội dung hướng nghiệp
vào bài giảng một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
- Giao cho giáo viên quyền lên kế hoạch, xây dựng nội dung và lựa chọn
hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh một cách phù hợp dựa trên những
chuẩn mực nhất định mà nhà trường đề ra.
3.2.1. 3. Biện pháp 3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh
về tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ về ngành nghề trước khi lựa chọn
a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp
Học sinh cần một hướng đi phù hợp với năng lực, với sở thích, với nhu cầu
của thị trường lao động vốn phong phú và phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, nhiều học
sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam dù đã lựa chọn được ngành nghề,
nhưng nhiều em chưa biết gì nhiều về ngành nghề mà mình lựa chọn. Mối quan
tâm của các em và gia đình mới chỉ dừng ở mục đích thi đỗ vào một ngành của
một trường đại học có danh tiếng tốt chứ chưa biết gì về công việc mình sẽ phải
làm sau khi học xong ngành nghề đó.
Biện pháp này giúp học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam có
được cái nhìn đầy đủ, toàn diện về công việc tương lai, từ đó có sự lựa chọn chính
xác nhất về ngành nghề. Như vậy trong tương lai, xã hội sẽ có thêm những chuyên
gia, những cán bộ xuất sắc trong các lĩnh vực nhất định.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Tăng cường việc lập kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ
huynh, học sinh về tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ về ngành nghề trước khi
lựa chọn.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amstrdam

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện pháp quản lý bệnh tại tỉnh Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D sâu xanh da láng (spodoptera exigua hubner) hại hành hoa và biện pháp quản lý tổng hợp chúng trong vụ hè thu Nông Lâm Thủy sản 0
D Đề xuất biện pháp quản lý cung dịch vụ fast food trên địa bàn hà nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Biện pháp quản lý cung dịch vụ ăn nhanh của KFC trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cảng Vật Cách Quản trị Nhân lực 0
D Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs thành phố hạ long Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đo Luận văn Sư phạm 0
B Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại công ty tnhh piaggio việt nam Luận văn Kinh tế 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top