Luận văn: Quản lý giáo viên Trường Trung học cơ sở Uy Nỗ huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp: Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 01 14
Danh mục biểu đồ, sơ đồ............................................................................................vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO VIÊN THCS THEO
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ......................................................................................6
1.1. Vài nết về lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................6
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.........................................................................10
1.2.1. Quản lý ...........................................................................................................10
1.2.2. Quản lý giáo dục ............................................................................................11
1.2.3. Quản lý nhà trường ........................................................................................13
1.2.4. Đặc điểm tổ chức dạy học và giáo dục trong trường THCS...........................14
1.2.5. Giáo viên và đội ngũ giáo viên .......................................................................18
1.2.6. Đội ngũ giáo viên trường THCS.....................................................................21
1.3. Nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS ................................................ 23
1.3.1. Khái niệm chuẩn..................................................................................... 23
1.3.2. Nội dung của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS (ban hành tại Thông tư
số 30/2009/TT-BGDĐT):................................................................................. 24
1.4. Nội dung quản lý giáo viên trường THCS ........................................................28
1.4.1. Nghiên cứu chuẩn, xây dựng hệ tham chiếu...................................................28
1.4.2. Tổ chức để giáo viên theo chuẩn, thống nhất, cam kết .................................28
1.4.3. Đánh giá chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ................................29
1.4.4. Bồi dưỡng chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp .............................30
1.4.5. Xây dựng môi trường làm việc cho giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp ..31
1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn nghề
nghiệp .......................................................................................................................32
1.5.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT với đội ngũ giáo viên ....... 32
1.5.2. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý giáo dục ..............................................32
1.5.3. Chính sách đãi ngộ giáo viên .........................................................................33
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................34
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS UY
NỖ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ............................................................... 35
2.1. Khái quát về trường THCS Uy Nỗ ...................................................................35
2.1.1. Chất lượng giáo dục .......................................................................................35
2.1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường THCS Uy Nỗ .................................36
2.2. Thực trạng quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn nghề nghiệp
..................................................................................................... ........50
2.2.1. Về công tác bố trí và sử dụng giáo viên .................................................. 50
2.2.2. Về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên................................................ 51
2.2.3. Về kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên.................................................. 52
2.2.4. Về chính sách đãi ngộ, khen thưởng, môi trường làm việc cho giáo viên52
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ .......... 54
2.3.1. Những điểm mạnh .................................................................................. 54
2.3.2. Khó khăn, tồn tại .................................................................................... 55
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................56
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS UY NỖ
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........... 58
3.1. Định hướng phát triển giáo dục trung học phổ thông .......................................58
3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp .................................................................60
3.2.1. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ...............................................................60
3.2.2. Bám sát quan điểm chuẩn nghề nghiệp ..........................................................61
3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả ...................................................................................61
3.3. Một số biện pháp quản lý giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp cụ thể ..............61
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của chuẩn nghề nghiệp trong tự
rèn luyện, phấn đấu đạt chuẩn .................................................................................61
3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai áp dụng các chuẩn
nghề nghiệp để quản lý đội ngũ giáo viên ...............................................................63
3.3.3. Biện pháp 3: Đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp
ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp ...............................................................................65
3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn
nghề nghiệp ...................................................................................................... 71
3.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường, tạo môi trường làm
việc tốt nhất cho giáo viên ................................................................................. 74
3.3.6. Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát huy tối đa
phẩm chất nhà giáo và khả năng chuyên mô, nghiệp vụ.................................... 76
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................ 79
3.5. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................... 81
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 88
1. Kết luận........................................................................................................ 88
2. Khuyến nghị ................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 92
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 95
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện nghị quyết TW VIII về đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục Việt Nam thì việc phát triển đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ trọng
tâm. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục, trong đó, chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức và năng lực
sư phạm cho đội ngũ thầy giáo, cô giáo.
Trong Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến
lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 có ghi: “Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế”. [6] Trong đó có triển khai quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao năng lực
nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp.
Hướng dẫn cơ sở tự xác định nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng đội ngũ.
Trong văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã
khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thắng lợi phải
phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản
của sự phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện mục tiêu dân giầu, nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phát triển nguồn lực con người là
phát triển cả đức và tài”.
Tại Điều 2 - Luật giáo dục ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo làm
người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ,
nghề nghiệp và trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước”. Điều đó chứng tỏ rằng giáo dục là
đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những con người toàn
diện về bốn phẩm chất “Đức, trí, thể, mĩ”. Công việc này không ai có thể làm
được ngoài những người quản lý giáo dục và những người thầy, người cô trực
tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy. Cho nên đội ngũ giáo viên trong trường học
là những nhân tố trung tâm của sự phát triển giáo dục. Chính vì lẽ đó việc
người quản lý phải biết quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên đủ về số lượng, cơ cấu, phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đáp
ứng được những đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Nghị quyết ban chấp hành TW2 khoá VIII của Đảng đã khẳng định:
“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và được xã hội
tôn vinh”. Cổ nhân từng nói: “Không thầy đố mày làm nên.” và “Thầy giỏi
mới có trò giỏi”. Vì vậy ta có thể khẳng định việc xây dựng, bồi dưỡng nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một việc làm cực kỳ quan trọng trong
công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THCS Uy Nỗ hiện nay so với yêu
cầu dạy học và giáo dục trong trường THCS còn rất nhiều bất cập: thiếu về số
lượng, không đồng bộ về cơ cấu, chất lượng còn hạn chế...Vì vậy, đội ngũ này
chưa đáp ứng được một cách đầy đủ yêu cầu dạy học trong nhà trường THCS.
Một trong những nguyên nhân chích của tình trạng trên là do công tác quản lý
đội ngũ giáo viên trường THCS Uy Nỗ còn hạn chế.
Đối với trường THCS Uy Nỗ, việc thực hiện Thông tư số 30/2009/TTBGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GDĐT về Ban hành Quy định chuẩn nghề
nghệp giáo viên THCS, giáo viên THPT và Công văn số 660/BGDĐT -
NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn đánh giá,
xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày
22/10/2009 của Bộ GDĐT đã được triển khai và đã thu được những kết quả
ban đầu.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế kể trên cần thiết phải có những
giải pháp mang tính chiến lược và biện pháp cụ thể để quản lý đội ngũ giáo
viên đồng bộ về cơ cấu, nâng cao về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, đặc
biệt là năng lực chuyên môn để từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục
của trường THCS Uy Nỗ - Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội.
Xuất phát từ cơ sở trên, tui chọn đề tài: "Quản lý giáo viên trường
THCS Uy Nỗ - Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề
nghiệp", với mong muốn góp phần giải quyết những bất cập, hạn chế trong
quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, từ đó nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo ở trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn nghề nghiệp
trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất những biện
pháp quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn nghề nghiệp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo viên các trường THCS theo
chuẩn nghề nghiệp.
3.2. Khảo sát thực trạng quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn
nghề nghiệp.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo
chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên trường THCS Uy Nỗ.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp cần tuân thủ những
nguyên tắc nào?
- Thực trạng quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn nghề
nghiệp hiện nay như thế nào?
- Nội dung quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ nên lựa chọn cách tiếp
cận theo hướng nào?
- Biện pháp nào có thể sử dụng để quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ
có hiệu quả ?
6. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ giáo viên trường THCS Uy Nỗ - Huyện Đông Anh - Thành phố
Hà Nội đã được quan tâm xây dựng và phát triển, nhưng đứng trước yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay, đội ngũ vẫn còn bộc lộ những bất cập. Nếu phân
tích rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, định rõ chuẩn giáo viên THCS thì có thể đề
xuất được các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn nghề
nghiệp. Khi các biện pháp được triển khai đồng bộ thì đội ngũ giáo viên của
nhà trường sẽ từng bước được chuẩn hóa và nâng cao được chất lượng giáo
dục.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo
viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn nghề nghiệp.
- Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn là số liệu của trường
THCS Uy Nỗ trong năm học 1013 - 2014 vừa qua và năm học hiện tại 2014 -
2015.
8. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các nhóm nghiên cứu sau:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng các cấp từ Trung ương
đến địa phương; Các văn bản, Chỉ thị của Bộ Giáo dục & Đào tạo như: Luật
giáo dục, Điều lệ trường Trung học, Chỉ thị năm học...; Chiến lược phát triển
giáo dục giai đoạn 2011-2020; Các văn bản của Sở Giáo dục & Đào tạo về
đội ngũ giáo viên ở trường THCS.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tổng hợp các kinh nghiệm từ thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên của cá
nhân tại đơn vị; Trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại đơn vị và các
học viên lớp cao học Quản lý giáo dục khoá K12 của Trường Đại học Giáo
dục - ĐHQGHN.
- Trong quá trình thực hiện đề tài này chủ yếu sử dụng phương pháp đối
chiếu, so sánh, đánh giá chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục tại trường
THCS Uy Nỗ - Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội từ năm 2010 lại đây.
8.3. Phương pháp xử lý thông tin
Ngoài các phương pháp trên tác giả còn sử dụng các phương pháp xử lý số
liệu thống kê để bổ trợ, bổ sung việc xử lý kết quả.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc quản lý giáo viên trường THCS
theo chuẩn nghề nghiệp nhằm từng bước đảm bảo chất lượng giáo dục.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp với thực tế và có tính khả thi
giúp nâng cao chất lượng quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn
nghề nghiệp. Qua đó giúp nhân rộng kinh nghiệm quản lý cho các trường
THCS khác.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo viên trường THCS theo chuẩn
nghề nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn
nghề nghiệp.
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn
nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO VIÊN THCS
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục từ xưa đến nay đều khẳng định:
giáo dục là một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, đồng
thời sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn luôn chịu sự chi phối của trình
độ phát triển xã hội.
Trong thời đại ngày nay - thời đại của nền văn minh trí tuệ, các quốc
gia trên thế giới đều nhận thức sâu sắc vai trò then chốt của giáo dục và đào
tạo đối với sự phát triển của đất nước mình. Năng lực của đội ngũ ngành giáo
dục quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục; chất lượng và hiệu quả giáo
dục sẽ quyết định năng lực đội ngũ nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo
dục - đào tạo. Qua một loạt công trình tổng kết thực tiễn, chúng ta nhận thức
rằng, trong những năm tới, chúng ta chỉ có thể phát triển kinh tế - xã hội khi
dựa vào và bằng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Vì thế, Đảng và
Nhà nước đã coi giáo dục- đào tạo là một trong những quyết sách hàng đầu để
xây dựng và phát triển đất nước. Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển khoa học
công nghệ cùng phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và
“Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”. Như vậy, sứ mệnh
lịch sử của ngành Giáo dục - Đào tạo rất nặng nề và lớn lao. Tuy nhiên, để
thực hiện được sứ mệnh đó, Giáo dục - Đào tạo phải nhanh chóng thoát khỏi
tình trạng lạc hậu, yếu kém hiện nay; phải theo kịp với trình độ, xu thế phát
triển, hội nhập của khu vực và thế giới, nhất là phải đáp ứng được nhu cầu
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành trung ương khóa XI
(Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới
những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục
tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực
hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt
động quản trị của các cơ sở Giáo dục-Đào tạo và việc tham gia của gia đình,
cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học,
ngành học. [11]
Thực tiễn và lý luận giáo dục đã khẳng định rằng: Một trong những giải
pháp quan trọng bậc nhất để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là để đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục nước ta là công tác xây dựng đội ngũ giáo viên.
“Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên phải được xem là giải pháp cốt lõi,
quan trọng nhất vì chính đội ngũ này quyết định sự thành bại của việc đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục”.
Giải pháp trọng tâm, quan trọng nhất là phải xây dựng thành công được
đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, nói như Trần Ngọc Thêm là “xây
dựng nhân lực làm giáo dục” [29], mà theo ông, đây là một trong năm nhóm
giải pháp để “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo” nước ta, để đội
ngũ “Người thầy phải có phẩm chất yêu người, yêu nghề để có thể giáo dục
học sinh bằng chính nhân cách của mình và phải có khả năng sư phạm cao
của một nhà giáo dục chuyên nghiệp để làm tốt chức năng tổ chức, hướng
dẫn, giúp học trò tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tư duy
độc lập, sáng tạo” [5, tr.2].
Các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục - đào tạo
đã được thể hiện trong Hiến pháp 1992, Luật Giáo dục 2005, các Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), Kết luận hội
nghị Trung ương 6 (khóa IX) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX, X, XI.
Nói về đội ngũ nhà giáo, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định:
- Từ lâu, nghề dạy học đã được đánh giá là một trong những nghề cao
quý nhất và nhà giáo luôn được xã hội tôn vinh. Nhà giáo và cán bộ quản lý là
lực lượng có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là nhiệm vụ của các
cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp. Đó là một nhiệm vụ, một bộ phận công
tác cán bộ của Đảng và Nhà nước; trong đó, ngành Giáo dục giữ vai trò chủ
động trong công tác tham mưu và tổ chức thực hiện.
- Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phải đảm bảo
yêu cầu: đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn hóa đội ngũ nhằm đáp ứng
nhu cầu vừa tăng về quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
- Chuẩn hóa đội ngũ là chuẩn hóa về các mặt: Vững vàng về chính trị,
tư tưởng; gương mẫu về đạo đức; trong sạch về lối sống; có trí tuệ, kiến thức
và năng lực thực tiễn; gắn bó chặt chẽ với nhân dân.
Trong những năm gần đây, Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có
nhiều đề án, nhiều giải pháp nhằm tăng cường chỉ đạo phát triển sự nghiệp
giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” (QĐ số
711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) và đề án
“Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
giai đoạn 2005-2010” (QĐ số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005
của Thủ tướng Chính phủ).
Tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều luận văn thạc sỹ của các
học viên đã đi sâu nghiên cứu tình hình, thực trạng của đội ngũ giáo viên,
giảng viên ở một số cơ sở giáo dục, đề xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm
phát triển đội ngũ giáo viên của cơ sở. Đó là các công trình:
- Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên khoa Ngữ văn và Văn hóa
Trung Quốc, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai
đoạn hiện nay (Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục của tác giả Nguyễn Thanh
Phương. Khoa Sư phạm. ĐHQGHN).
- Các giải pháp quản lý nhằm xây dựng và phát triển ĐNGV của trường
THPT chuyên Chu Văn An tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay (Luận văn
thạc sĩ Quản lý giáo dục của tác giả Hà Thị Khánh Vân, Đại học sư phạm Hà
Nội - trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, 2005).
- Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Tiếng Anh các trường THPT trển
địa bàn thị xã Sơn Tây trong giai đoạn phát triển mới của Thủ đô (Luận văn Thạc
sĩ Quản lý Giáo dục của tác giả Đặng Thị Mai Hoa. Khoa Sư phạm. ĐHQGHN).
- Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Ý Yên tỉnh Nam Định đáp
ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học (Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo
dục của tác giả Phạm Minh Tuân. Khoa Sư phạm. ĐHQGHN)
- Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông
trên địa bàn thành phố Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
(Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục của tác giả Nguyễn Tiến Dũng. Khoa Sư
phạm. ĐHQGHN).
- Biện pháp quản lý giáo viên trường trung học phổ thông Thịnh Longtỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Luận văn
Thạc sĩ Quản lý Giáo dục của tác giả Phạm Thị Ngọc, ĐHGD-ĐHQGHN).
- Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông B
Hải Hậu, tỉnh Nam Định (Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục của tác giả
Nguyễn Thị Dung, ĐHGD- ĐHQGHN).
- Biện pháp phát triển giáo viên các trường trung học phổ thông huyện
Tiền Hải tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện
nay (Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục của tác giả Nguyễn Văn Thạo,
ĐHGD- ĐHQGHN).
- Phát triển đội ngũ giáo viên hệ bổ túc trung học phổ thông tại trung
tâm giáo dục thường xuyên huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình (Luận văn Thạc sĩ
Quản lý Giáo dục của tác giả Nguyễn Văn Thạo, ĐHGD-ĐHQGHN).
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Muốn quản lý giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, cần chăm lo cho đủ
số lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình, vững vàng về trình độ, chính trị,
gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng
lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân và phải xây dựng tập thể giáo
viên thật sự đoàn kết để thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường.
Quản lý giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp thực chất là quản lý
chất lượng của đội ngũ giáo viên gắn với mức độ đạt được các Chuẩn nghề
nghiệp của giáo viên thể hiện ở 4 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống; Năng lực chuyên môn (là năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường
giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục…); Năng lực hoạt động chính
trị và Năng lực phát triển nghề nghiệp.
1.2. Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng về công tác quản lý phát triển đội
ngũ giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo hướng chuẩn nghề nghiệp, tui nhận
thấy rằng:
- Số lượng giáo viên tương đối đủ, nhưng còn thiếu cục bộ ở một số
môn, đội ngũ không ổn định do số giáo viên ở nơi khác đến thường xuyên
luân chuyển.
- Về chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên. Số giáo
viên đạt trên chuẩn cao 64,3%. Tuy nhiên, số lượng giáo viên xếp loại tốt về
chuyên môn chưa tăng rõ rệt.
- Về cơ cấu, trình độ, độ tuổi, tính ổn định về số lượng đang còn là vấn
đề cần quan tâm giải quyết. Còn bị động về phát triển đội ngũ giáo viên
cốt cán, giàu kinh nghiệm hiện đang ở tình trạng thiếu nghiêm trọng.
- Cơ chế quản lý, các chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ sở
vật chất nhà trường đã được cải thiện hơn nhiều, song vẫn còn nhiều bất cập,
hạn chế ...
- Quản lý, kiểm tra chuyên môn còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, việc tìm các biện pháp quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ
theo hướng chuẩn nghề nghiệp là vấn đề quan trọng, có tính chiến lược đối
với sự phát triển và nâng cao chất lượng của nhà trường.
1.3. Muốn quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ - Huyện Đông Anh - Thành
phố Hà Nội theo hướng chuẩn nghề nghiệp cần thực hiện tốt các biện pháp
sau:
Một là: Nâng cao nhận thức về vai trò của chuẩn nghề nghiệp trong tự rèn
luyện, phấn đấu đạt chuẩn.
Hai là: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai áp dụng các chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học
Ba là: Đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp
ứng các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp
Bốn là: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn
nghề nghiệp
Năm là: Xây dựng văn hóa tổ chức tại nhà trường, tạo môi trường làm
việc tốt nhất cho giáo viên.
Sáu là: Đảm bảo các điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát huy phẩm chất
sư phạm và khả năng chuyên môn nghiệp vụ tại nhà trường
1.4. Các biện pháp đã được khảo sát bằng phương pháp thống kê toán học,
cho thấy các biện pháp đó là cần thiết và khả thi, đáp ứng được giả thuyết
khoa học đã nêu trong luận văn.
Các biện pháp đề xuất có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ
trợ, thúc đẩy nhau và chúng phải được tiến hành một cách đồng bộ hay ưu
tiên một biện pháp nào đó tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm của từng thời kỳ phát triển
của nhà trường.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các trường Sư phạm nâng cao chất lượng tuyển sinh, làm tốt
công tác đào tạo để có được một đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đầu ra, có phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp, có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
- Chỉ đạo và tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ để phát triển liên tục khả năng của giáo viên trước yêu cầu chuyên
nghiệp hóa.
2.2. Đối với UBND huyện Đông Anh
- Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên được tham gia
các lớp bồi dưỡng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nâng
cao tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sỹ.
- Tăng cường ngân sách, đất đai, đầu tư về cơ sở vật chất cho nhà
trường.
2.3. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
- Thành lập Ban chỉ đạo cấp ngành tỉnh, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Sở về công tác tham mưu, chỉ đạo trực tiếp và theo dõi, đánh giá kết quả
thực hiện công tác xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học cũng như Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở các cấp học khác.
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý:
+ Đối với cán bộ quản lý: tăng cường năng lực quản lý, đặc biệt là việc
đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, lấy đó làm cơ sở giúp giáo viên
khắc phục những tồn tại và phát huy khả năng chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Đối với giáo viên: thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên,
tập huấn về đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện dạy học… giúp họ
nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm.
- Tăng cường và đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục
và hoạt động sư phạm của nhà giáo. Bám sát các nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí
của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học để thanh tra, dưới các hình thức:
thanh tra định kỳ hay thanh tra đột xuất.
- Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội thi giáo viên dạy giỏi nhằm
khuyến khích và trao đổi thường xuyên, sâu rộng các vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học, phương pháp giáo dục để giáo viên được mài dũa và nâng cao
tay nghề.
- Hàng năm, tổ chức hội nghị chuyên đề rút kinh nghiệm về tình hình
và kết quả thực hiện xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học, nhất là đi sâu nghiên cứu, chỉ đạo các trường vận dụng bộ
chuẩn cho sát với tiêu chuẩn, tiêu chí đã quy định, tránh đánh giá theo cảm
tính (định kiến), hữu khuynh (quá rộng) hay tả khuynh (quá chặt).
2.4. Đối với trường THCS Uy Nỗ
- Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp trung học là việc làm
thường xuyên, liên tục, cần xây dựng niềm tin và tính kiên định cho đội ngũ
nhà giáo cũng như cán bộ quản lý nhà trường khi thực hiện.
- Tích cực nghiên cứu, tham mưu cho cấp trên và trực tiếp tổ chức thực
hiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhà giáo học tập, tu dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và trình độ chính trị.
- Hàng năm, cần bám sát 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí trong bộ chuẩn
được Bộ ban hành để đánh giá giáo viên. Việc đánh giá đảm bảo tính công
bằng, khách quan, vô tư; tránh các khuynh hướng: dễ dãi, không sát tiêu chí
hay cứng nhắc, khắt khe để việc đánh giá giáo viên làm cơ sở cho công tác
bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhà giáo.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D Mô tả quá trình quản lý chất lượng và minh họa bằng bộ chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Xây dựng văn hóa nhà trường gắn với văn hóa học đường trong quản lý giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học vùng đồng bằng sông Cửu Long theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Giáo trình phân tích và quản lý dự án đầu tư Quản trị Chiến Lược 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trường THCS Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh Trường THCS Thái Nguyên thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đo Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top