Luận văn:Hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên Internet cho học sinh trong học tập Lịch sử ở trường trung học phổ thông (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn) : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Nhà xuất bản:ĐHGD
Ngày:2012
Chủ đề:phương pháp giảng dạy
Lịch sử
Kỹ năng khai thác
Lịch sử thế giới cổ đại

Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Lịch sử) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu cơ sở lí luận về hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trong dạy học lịch sử nói chung từ đó đề xuất những kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet. Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học LS nói chung, thực trạng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong môn LS nói riêng. Nghiên cứu nội dung phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại, xác định các nội dung có thể khai thác trên internet, từ đó đề xuất các biện pháp hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet. Thực nghiệm và đánh giá tính hiệu quả, khả thi của việc hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho học sinh trong học tập môn Lịch sử theo hướng dạy học tích cực
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
HÌNH THÀNH KỸ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI
LIỆU TRÊN INTERNET CHO HỌC SINH TRONG HỌC TẬP
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...............
10
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................... 10
1.1.1. Quan niệm về kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên
internet trong học tập lịch sử ....................................................................
10
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc hình thành kỹ năng khai thác và sử
dụng tài liệu trên internet trong học tập lịch sử .........................................
25
1.1.3. Một số yêu cầu trong việc hình thành kỹ năng khai thác và sử
dụng tài liệu trên internet trong học tập môn Lịch sử của học sinh............
30
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................... 33
1.2.1. Thực trạng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong học
tập lịch sử ở trường THPT ........................................................................
33
1.2.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc khai thác và sử dụng
tài liệu trên internet trong học tập môn Lịch sử ở trường THPT................ Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 44
Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TRÊN INTERNET
TRONG HỌC TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI VÀ
TRUNG ĐẠI (LỚP 10) Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG ...................................................................................................
45
2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của phần Lịch sử thế giới cổ
đại và trung đại lớp 10 ..............................................................................
45
2.1.1. Cấu trúc, vị trí của chương trình...................................................... 45
2.1.2. Mục tiêu.......................................................................................... 46
2.1.3. Nội dung kiến thức phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại
lớp 10........................................................................................................
47
2.2. Xác định và lựa chọn những nội dung cần và có thể khai thác
trên internet trong học tập phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại .........
54
2.3. Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng
tài liệu trên internet trong học tập lịch sử ..................................................
62
2.3.1. Hình thành kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm ......................... 62
2.3.2. Hình thành kỹ năng thu thập, chọn lọc và sắp xếp tài liệu liên
quan đến bài học .......................................................................................
64
2.3.3. Hình thành kỹ năng sử dụng tài liệu trong trao đổi, thảo luận
nhóm ........................................................................................................
67
2.3.4. Hình thành kỹ năng sử dụng tài liệu trên internet kết hợp với
sách giáo khoa và các tài liệu khác............................................................ 70
2.4. Thực nghiệm sư phạm........................................................................ 73
2.4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................... 73
2.4.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................. 74
2.4.3. Nội dung thực nghiệm..................................................................... 74
2.4.4. Phương pháp thực nghiệm............................................................... 75
2.4.5. Kết quả thực nghiệm ...................................................................... 75
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 84
PHỤ LỤC ................................................................................................ 88 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, việc ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học
được áp dụng rộng rãi và đưa lại hiệu quả thiết thực. Tổ chức UNESCO đã dự
đoán việc tác động của CNTT sẽ làm thay đổi một cách căn bản nền giáo dục
thế giới trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Trong xu thế phát triển và hội
nhập những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề ứng
dụng CNTT trong đổi mới giáo dục. Chỉ thị Số 58- CT/TW ngày 17/10/2000
của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định:
“Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác Giáo dục và Đào tạo ở các cấp
học, bậc học, ngành học… phát triển mạng máy tính phục vụ cho Giáo dục và
Đào tạo, kết nối internet với tất cả các sở Giáo dục và Đào tạo”. Triển khai
quan điểm chỉ đạo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh “Đối với Giáo
dục và Đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi nội dung, phương
pháp, cách dạy học. CNTT là phương tiện để xây dựng một xã hội
học tập. Mặt khác, Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc
đẩy sự phát triển CNTT qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT”. Hoạch
định chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2001-2010 Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển dựa trên
CNTT, “… Vì CNTT đa phương tiện sẽ tạo ra sự thay đổi to lớn trong quản lý
hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc
đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học” [15, tr.22-23].
Gần đây, nhiều trường phổ thông ở nước ta đã đưa CNTT vào giảng
dạy với tư cách là một môn học (Tin học), ngoài ra còn được ứng dụng trong
việc dạy học các môn khác như là một phương tiện hỗ trợ đắc lực nhằm góp
phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, tạo nên không khí
tích cực, gây hứng thú cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, do kỹ năng
nghiệp vụ sư phạm cũng như nhận thức và năng lực về CNTT của nhiều giáo
viên lịch sử ở phổ thông, cùng một số cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế nên việc sử dụng công nghệ mới này vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch
sử chưa đem lại hiệu quả cao. Giáo viên và học sinh có thể dễ dàng vào hệ
thống mạng để tìm kiếm những thông tin tư liệu cần thiết từ những trang web
có nội dung Lịch sử (dùng công cụ tìm kiếm google, yahoo…) phục vụ cho
việc tham khảo hay tải tài liệu về sử dụng. Ngoài ra qua công cụ này, giáo
viên và học sinh có thể dễ dàng chia sẻ các dạng thông tin tư liệu (văn bản,
hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu lịch sử…) hay tham gia trao đổi, thảo luận
những vấn đề về chuyên môn qua diễn đàn giáo dục điện tử (như
) hay qua thư điện tử… vào bất kỳ lúc nào, ở đâu.
Thực tiễn ở trường phổ thông hiện nay, hầu hết học sinh ít có hứng thú
với môn Lịch sử, việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet hiện nay còn
khó khăn, nhiều giáo viên và học sinh không biết sử dụng máy tính và thiếu
kỹ năng trong khai thác và sử dụng tài liệu trên internet. Hạn chế rõ nét nhất
là những biểu hiện lạm dụng về những thông tin được khai thác trên internet,
giáo viên lệ thuộc và không đảm bảo các mối tương tác cần thiết khác giữa
giáo viên-học sinh; học sinh-học sinh, trong trao đổi, đàm thoại, dạy học nêu
vấn đề… Việc khai thác không hợp lí thông tin trên internet và các khả năng
liên kết đã làm hạn chế đáng kể hiệu quả dạy học, thậm chí phản tác dụng.
Mặt khác, nhiều giáo viên thiếu chọn lọc, đưa quá nhiều thông tin vào bài
giảng mà không chú ý thể hiện rõ kiến thức trọng tâm cũng như tính hệ thống
của kết cấu nội dung bài giảng, làm cho nhận thức lịch sử của học sinh bị tản
mạn, ít sâu sắc và không bền vững, mặc dù về nhất thời có thể tạo nên sự
hứng thú. Một số bài giảng, tuy kênh hình được đưa vào sử dụng rất phong
phú nhưng chủ yếu chỉ để trình diễn, minh họa lịch sử mà chưa được khai
thác như một nguồn thông tin hay làm cơ sở để trao đổi thảo luận. Kho thông
tin tư liệu trên hàng tỷ trang web của internet phản ánh về nhiều lĩnh vực của
xã hội và được trình bày dưới nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong
quá trình khai thác, một bộ phận giáo viên và học sinh chưa thực sự lưu tâm
đến việc đối chiếu, phê phán chọn lọc những thông tin cần thiết nhằm đảm bảo độ tin cậy của tư liệu được sử dụng về mặt khoa học cũng như về tính tư
tưởng. Vì vậy, việc hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng nguồn tài liệu
trên internet cho HS sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm
gây hứng thú học tập cho học sinh trong điều kiện hiện nay.
Xuất phát từ những lý do chủ yếu trên, chúng tui lựa chọn đề tài: “Hình
thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho học sinh trong
học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua phần Lịch sử thế
giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn)” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tài liệu nước ngoài
Đến cuối thế kỷ XX, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật tạo ra một cuộc
cách mạng công nghệ trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, khoa học và xã hội.
Các nước có nền giáo dục phát triển như: Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn
Quốc… đều chú trọng đến ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục. Họ
coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, là chìa
khóa để xây dựng và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để
xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức, hội nhập với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học nói chung, về việc sử dụng mạng internet trong
các hoạt động dạy học nói riêng. Các nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới việc
vận dụng công nghệ thông tin để xây dựng các chương trình, phần mềm dạy
học, để tổ chức các hình thức học tập điện tử E-Learning.
Về vai trò của internet, Lori A.Perine-Phó Giám đốc phòng chính sách
Khoa học và Công nghệ Nhà Trắng (Hoa Kỳ) đã viết “Mạng internet là một
nền móng đang mở rộng chưa từng thấy cho nghiên cứu toàn cầu”. Ông đã
khẳng định tính “Toàn cầu hóa” thông qua internet, đó là sự cộng tác của
nhiều người khác nhau trên các châu lục thông qua sử dụng internet: sự


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nghiencuu

Member
Re: [Free] Hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên Internet cho học sinh trong học tập Lịch sử ở trường trung học phổ thông (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, ch

cho mình link với thank
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên Internet cho học sinh trong học tập Lịch sử ở trường trung học phổ thông

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
C Quá trình hình thành và phát triển của công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì Luận văn Kinh tế 0
H Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Techcombank Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu các mô hình câu đơn trong tiếng Anh: Những thành tựu mới có thể sử dụng cho việc dạy kỹ n Ngoại ngữ 0
X Hình thành Kỹ năng dạy học môn Toán cho Sinh viên ngành giáo dục tiểu học Tài liệu chưa phân loại 0
T Hình thành tool ứng dụng kỹ thuật Extrusion trong Dafting Tài liệu chưa phân loại 0
H Giáo trình Hình thành tool ứng dụng kỹ thuật select query và crosstab query Tài liệu chưa phân loại 0
H Giáo trình Hình thành đoạn mã ứng dụng nguyên lý sử dụng kỹ thuật lập trình trong access với PHP cod Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Hình thành kỹ năng giải bài tập về quy luật di truyền Tài liệu chưa phân loại 0
P Hình thành Kỹ năng dạy học môn Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học Tài liệu chưa phân loại 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top