Kelyn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu lý luận tâm lý, giáo dục, giáo dục lịch sử về việc hướng dẫn học sinh (HS) làm bài tập thực hành trong dạy học lịch sử ở trường trung học sơ sở (THCS). Tiến hành điều tra cơ bản để làm rõ thực trạng dạy học môn lịch sử ở trường THCS nói chung, thực trạng của việc hướng dẫn cho HS làm bài tập thực hành trong dạy học lịch sử nói riêng. Tìm hiểu chương trình lịch sử lớp 7 THCS, phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX và thiết kế hệ thống bài tập thực hành và phương pháp hướng dẫn HS làm bài tập thực hành (theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS). Tiến hành thực nghiệm sư phạm
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục thế hệ trẻ là quốc sách hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế
giới. Ở Việt Nam, sự nghiệp giáo dục cũng luôn được đề cao và không ngừng
phát triển, điều đó được thể hiện qua chủ trương đổi mới và nâng cao chất
lượng dạy và học. Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ
rõ con đường đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta là: “Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học…Tập trung nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành” [6, tr. 41] .
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học - kĩ thuật phát triển mạnh mẽ,
nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng
to lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho HS mà còn phải giúp HS
vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống. Luật giáo dục công bố năm 2010,
Điều 28.2 có ghi: “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh” [17, tr. 23]. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà
trường không chỉ trang bị cho HS kiến thức đã có của nhân loại mà còn bồi
dưỡng, hình thành ở các em chức năng động, óc tư duy sáng tạo và kĩ năng thực
hành áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà
phải có năng lực hành động, kĩ năng thực hành.
Cũng như các môn học khác, môn lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp
phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn lịch sử cung cấp cho HS những kiến thức cơ sở của khoa học
lịch sử, qua đó đòi hỏi HS không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến
thức đã học vào cuộc sống. Cho nên cùng với các môn học khác, việc học tập
lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và năng lực thực hành ở HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành trong dạy học lịch sử là việc làm cần
thiết phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại. Việc làm đó nhằm thực hiện
phương châm đổi mới giáo dục theo nguyên lí “Học đi đôi với hành”, “lý luận
gắn với thực tiễn” [17, tr. 8], tạo cơ hội cho HS phát triển tư duy độc lập, sáng
tạo và hình thành thế giới quan khoa học cho các em.
Thực tế, đã có quan niệm sai lầm khi cho rằng học lịch sử chỉ cần ghi
chép và thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần
phải tư duy - động não, không có các bài tập thực hành bộ môn. Cách học tập
phổ biến của HS khi học sử là ghi chép kiến thức sẵn có mà GV cung cấp và
học thuộc lòng để đối phó với các bài kiểm tra, thi cử, do vậy HS không có các
kĩ năng thực hành bộ môn. Bên cạnh đó, GV giảng dạy trên thực tế rất ít chú
trọng đến việc rèn cho HS những kĩ năng cần thiết khi làm bài tập, đặc biệt là
các dạng bài tập thực hành môn lịch sử, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng dạy học bộ môn.
Đối với HS lớp 7, khi học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến
giữa thế kỉ XIX các em thường gặp khó khăn khi phải tiếp thu một khối lượng
kiến thức khá lớn với nhiều sự kiện khác nhau. Bên cạnh đó thời gian học trên
lớp trong giờ nội khoá lại có hạn. Muốn nắm vững kiến thức, HS phải đầu tư
một lượng thời gian thích hợp cho việc giải quyết các bài tập - nhất là bài tập
thực hành bộ môn. Mặt khác, HS lớp 7 là một trong những khối lớp đầu của
cấp THCS nên các em chưa có được các kĩ năng làm bài tập thực hành. Do
vậy, hướng dẫn HS làm bài tập thực hành là cách định hướng cho HS chủ
động, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình vận dụng kiến thức đã học vào việc
giải quyết nhiệm vụ học tập bộ môn. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi

lựa chọn vấn đề “Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học
lịch sử Việt Nam ở lớp 7 trường trung học cơ sở” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn chung, vấn đề bài tập thực hành hay hướng dẫn HS làm bài tập thực
hành trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đã được các tài liệu
giáo dục học và giáo dục lịch sử đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau.
2.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Thông qua nguồn tài liệu dịch, chúng tui tiếp cận được các công trình sau:
T.A.Ilina trong cuốn “Giáo dục học” (Tập 2, 1973) đã khẳng định: hoạt
động học tập và thực tiễn có sự tham gia tích cực vào quá trình nhận thức của
HS. Vì vậy, việc dạy cho HS hệ thống các hành động và cách thức cần thiết
cho giải đáp thực tiễn giữ vai trò quan trọng. Nó không chỉ giúp các em nắm
kiến thức vững chắc từ giai đoạn nhận thức cảm tính sang nhận thức lí tính mà
còn hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ xảo bộ môn; khắc phục được chủ nghĩa
hình thức trong dạy học. Tác giả xem công tác thực hành của HS như một
phương pháp dạy học hiệu quả, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành
những hoạt động trí tuệ, đến sự diễn biến của các quá trình trí tuệ ở HS.
Ở một góc nhìn khác, Đai- ri trong sách chuyên khảo “Chuẩn bị giờ học
lịch sử như thế nào”, đã đề cao việc phát huy tính tích cực, độc lập của HS
trong học tập lịch sử. Theo tác giả, một trong những biện pháp hiệu quả nhằm
phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn là yêu cầu HS hoàn
thành các bài tập; bởi vì: tính chất của bài tập đã đặt học sinh vào tình thế cần
thiết phải biểu lộ tính tự lập của tư duy và để làm được điều đó thì học sinh đã
hành động hoàn toàn tự giác [5, tr. 47]. Ông khẳng định: Mỗi bài tập có những
tính chất đặc biệt của tác động lôgic và tác động tâm lí đối với học sinh, có
ảnh hưởng đặc biệt đối với việc lĩnh hội kiến thức và phát triển năng lực của
các em [5, tr. 85]. Tuy nhiên, Đai - ri chưa đi sâu vào dạng bài tập thực hành
mà chỉ tập trung chủ yếu vào dạng bài tập nhận thức để từ đó thấy được vai
trò, ý nghĩa của nó đối với việc phát triển tư duy độc lập của HS.
Trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?”, I.F
Khar-la-mốp (1979) cho rằng học tập là quá trình nhận thức tích cực trong đó
có bước ôn tập kiến thức, đào sâu, hệ thống hóa kiến thức đã học. Do vậy
muốn có kiến thức một cách sâu sắc: Học sinh phải thực hiện chu trình đầy đủ
những hoạt động trí tuệ, bao gồm: tri giác tài liệu, thông hiểu, ghi nhớ; luyện
kĩ năng, kĩ xảo; khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức [10, tr. 28]. Ông đã nhắc
đến công tác thực hành khi lưu ý GV cần giao các bài tập, trong đó có bài tập
thực hành nhằm giúp các em củng cố, nắm vững kiến thức đã học đồng thời
phát huy tính tích cực qua việc được rèn luyện các kĩ năng thực hành của bộ
môn.
H.V.Savin: “Giáo dục học” tập I, Nxb Giáo dục 1983 nhấn mạnh mục
đích của công tác thực hành là nhằm đảm bảo việc củng cố và cụ thể hóa các tri
thức lí luận mà HS thu nhận được, thực hiện đầy đủ hơn mối quan hệ giữa lí
luận và thực tiễn. Quan sát HS thực hành, ông nhận thấy trong quá trình thực
hiện công việc, nhất là những công việc mang tính tổng hợp dễ làm nảy sinh
những nhu cầu áp dụng độc lập các tri thức. Qua đó mà khả năng sáng tạo và tư
duy độc lập của HS có điều kiện phát triển.
2.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước
2.2.1 Tài liệu giáo dục học
Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục học” tập I, Nxb Giáo dục 1987
nhấn mạnh nguyên tắc thống nhất giữa lí luận với thực tiễn, học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.
Qua hoạt động thực tiễn, những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo HS nắm được sẽ hòa
nhập vào hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đã có và trở thành những phần hữu
cơ trong hệ thống đó. Hệ thống này phải được củng cố thường xuyên thì chúng
mới tồn tại một cách vững chắc; hay nói cách khác trong quá trình dạy học thì
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kiemthienvuong

New Member
Re: Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 trường trung học cơ sở : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10

link die rồi add ơi, bạn fix lại dùm nhé, thanks
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chọn lọc và hướng dẫn giải bài tập di truyền học Nông Lâm Thủy sản 0
D Hướng dẫn làm bài tập hệ thống cung cấp điện Đại Học Bách Khoa Hà Nội Khoa học kỹ thuật 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán hình học không gian bằng phương pháp v Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất Hidrocacbon Hó Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế và sử dụng tư liệu dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực phần dẫn xuất của hidrocacbo Luận văn Sư phạm 0
D Ebook Tài liệu hướng dẫn học tập môn Quản trị vận hành Quản trị chuỗi cung ứng 0
H Giáo án điều chỉnh hướng dẫn học các môn lớp 2, năm 2016 - 2017 - Tuần 16 Luận văn Sư phạm 0
L Giáo án điều chỉnh hướng dẫn học các môn lớp 2, năm 2016 - 2017 - Tuần 17 Luận văn Sư phạm 0
N Giáo án điều chỉnh hướng dẫn học các môn lớp 2, năm 2016 - 2017 - Tuần 18 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top