Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO
TRẠM ......................................................................................................... 12
1.1. Cơ sở lí luận về phát triển năng lực ....................................................... 12
1.1.1. Năng lực là gì? ................................................................................... 12
1.1.2. Mô hình cấu trúc năng lực. ................................................................. 13
1.1.3. Các năng lực chuyên biệt trong bộ môn Vật lí cần hình thành ở học sinh
THPT. .......................................................................................................... 21
1.2. Năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. .............................................. 22
1.2.1. Năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn ............................................ 22
1.2.2. Các biểu hiện của năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn................. 23
1.3. Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn của học sinh........................................................................................... 24
1.4. Bồi dưỡng năng lực GQVĐ thực tiễn của học sinh qua dạy học môn vật lí
THPT. .......................................................................................................... 25
1.5. Tổ chức dạy học theo trạm .................................................................... 27
1.5.1. Khái niệm........................................................................................... 27
1.5.2. Vai trò của GV trong dạy học theo trạm ............................................. 28
1.5.3. Phân loại các trạm học tập .................................................................. 29
1.5.4. Ưu điểm của phương pháp dạy học theo trạm. .................................... 30
1.5.5. Các giai đoạn tổ chức dạy học theo trạm............................................. 30
1.5.6. Hướng dẫn thiết kế và thực hiện một vòng tròn học tập...................... 31 1.5.7. Các quy tắc xây dựng nội dung các trạm học tập vật lí ....................... 31
1.5.8. Các bước tổ chức dạy học theo trạm................................................... 32
1.6. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy
học theo trạm................................................................................................ 33
1.6.1. Dạy học theo trạm với việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn ............................................................................................................... 33
1.6.2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy
học theo trạm................................................................................................ 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................. 37
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO TRẠM MỘT
SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC VỀ LĂNG KÍNH, THẤU KÍNH -.......... 38
2.1. Mục tiêu kiến thức và kĩ năng cần đạt khi học về lăng kính, thấu kính .. 38
2.1.1. Mục tiêu kiến thức................................................................................................................ 38
2.1.2. Những kĩ năng cơ bản cần rèn luyện .......................................................................... 38
2.1.3. Phát triển tư duy ...................................................................................................................... 38
2.1.4. Về thái độ .................................................................................................................................... 39
2.2. Tình hình dạy và học các kiến thức quang hình học .............................. 39
2.2.1.Tình hình học sinh................................................................................................................... 39
2.2.2. Tình hình dạy học của giáo viên.................................................................................... 40
2.2.3. Nguyên nhân và hướng khắc phục ............................................................................... 42
2.2.4. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức Quang hình vật lí 11 THPT........... 43
2.3. Tổ chức nội dung dạy học treo trạm kiến thức về lăng kính, thấu kính vật
lí 11.............................................................................................................. 46
2.3.1. Tổ chức dạy học theo trạm các kiến thức về lăng kính........................ 46
2.3.2. Tổ chức dạy học theo trạm các kiến thức về thấu kính........................ 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................. 75
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................. 76
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .................................. 76
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm................................................................................................ 76 3.1.2. Nhiệm vụ TN sư phạm........................................................................................................ 76
3.2. Đối tượng TN sư phạm......................................................................... 76
3.3. Phương pháp TN sư phạm..................................................................... 77
3.3.1. Chuẩn bị thực nghiệm:........................................................................ 77
3.3.2. Hình thức tổ chức quá trình thực nghiệm sư phạm:............................ 77
3.3.3. Các tiêu chí đánh giá .......................................................................... 77
3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ................................. 78
3.4.1. Phân tích diễn biến của quá trình thực nghiệm sư phạm ..................... 78
3.4.2. Đánh giá kết quả TN sư phạm....................................................................................... 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................. 87
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 89
PHỤ LỤC.................................................................................................... 91
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Yêu cầu về con người trong thời đại mới.
Nước ta đang bước sang giai đoạn mới, đứng trước những cơ hội lớn và
thách thức đều rất lớn đặt ra những yêu cầu, những nội dung rất mới, rất cao
về nguồn lực con người, với những giá trị xã hội mới, tiêu chí mới về phẩm
chất và năng lực của mỗi con người và cả cộng đồng. Đặc biệt là yêu cầu
chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo
hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi giáo dục phải đáp
ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội
ngũ nhân lực chất lượng cao.
Tất cả những giá trị mới nêu trên tất yếu đặt ra những yêu cầu mới cho
giáo dục với sản phẩm là những học sinh được phát triển một cách toàn diện.
Như vậy đòi hỏi giáo dục phải đổi mới căn bản, toàn diện nhằm khắc phục
tình trạng quá chú trọng vào trang bị kiến thức hàn lâm, kinh viện; người học
biết nhiều lí thuyết nhưng thực hành, vận dụng kém vẫn tồn tại lâu nay trong
giáo dục THPT.
Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị
quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số
29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Có một mục tiêu quan trọng
được đặt ra là tập trung hình thành "năng lực công dân; năng lực thực hành và
vận dụng kiến thức vào thực tiễn" [7] cho học sinh. Trong đó phát triển năng
lực (hiểu là sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (kiến thức, kĩ năng, thái độ,
động cơ, hứng thú… vào giải quyết các vấn đề thực tiễn) nhằm thực hiện công
việc có hiệu quả) là một trong những yêu cầu quan trọng.
Thực trạng về vấn đề vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế đời sống của
học sinh trung học phổ thông hiện nay.
Chương trình Vật lí trung học phổ thông ở nước ta hiện nay (thể hiện
thông qua nội dung sách giáo khoa của các lớp 10, 11 và 12) bao gồm nhiều
phần khác nhau như cơ học, nhiệt học, điện học (điện một chiều, điện xoay
chiều và dao động điện từ), quang học (quang hình, các công cụ quang học và
quang lí), vật lí phân tử và hạt nhân. Mỗi phần được thể hiện bằng nhiều đơn
vị kiến thức khác nhau, tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác nhau .
Những tưởng rằng, với một khối lượng kiến thức đồ sộ như vậy, thực tế
cuộc sống của các em sẽ vô cùng phong phú, các em hoàn toàn có khả năng
làm chủ được kiến thức của mình, việc vận dụng kiến thức của các em trong
đời sống thức tế ở chính gia đình của mình, việc giải thích những hiện tượng
xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ là “vấn đề đơn giản” ... Nhưng điều
đó đã không diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong đợi.
Sau khi học xong chương trình vật lí lớp 10, nhiều học sinh còn ngỡ
ngàng khi cầm chiếc đồng hồ bấm giây trên tay, các em không biết phải điều
chỉnh thế nào, thậm chí nhiều em còn chưa biết cả tác dụng của nó.
Với kiến thức về các dạng chuyển động, các lực cơ học, ở trên lớp các
em có thể viết một cách đầy đủ và chính xác các phương trình của chuyển
động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, đọc đúng những định nghĩa
về vận tốc, gia tốc, các khái niệm về chuyển động cong, chuyển động tròn đều,
các định luật Niutơn ... Thế nhưng, với những câu hỏi đại loại như: “Lấy thêm
một số thí dụ trong thực tế về chuyển động thẳng đều, về chuyển động nhanh
dần, về chuyển động chậm dần”, cũng thực sự làm cho các em lúng túng.
Nhiều học sinh còn không thể giải thích được những hiện tượng rần gần gũi
với đời sống: Tại sao khi đi xe máy dưới trời mưa, ta lại có cảm giác những
giọt nước mưa không rơi theo phương phẳng đứng mà theo phương xiên
(trong điều kiện không có gió), hắt cả vào mặt, vào mắt của ta? hay tại sao
những vận động viên đua xe máy phải nghiêng xe nhiều đến vậy khi phải qua
những chỗ đường vòng?...
Quan sát người thợ sửa xe ô tô dùng một chiếc ống nước dài khoảng
nửa mét tròng vào cán của chiếc cờlê rồi cầm ở đầu bên kia mà mở một chiếc
ốc để lấy bánh xe ôtô ra ngoài, chắc hẳn vẫn còn là một “điều lạ” đối với một
bộ phận học sinh hiện nay! Tương tự như thế, chắc hẳn kiến thức về các các
định luật bảo toàn đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội
dung các định luật, cách giải các bài tập.
Đối với học sinh lớp 11 và lớp 12, kiến thức vật lí mà các em lĩnh hội
được trên lớp học ngày càng nhiều, nội dung ngày càng phong phú cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu. Với chương trình hiện nay, chẳng hạn phần lí thuyết về
điện học (cả điện xoay chiều lẫn điện một chiều) kết hợp với những yêu cầu
bắt buộc của các bài thí nghiệm thực hành là tương đối hợp lí, đáp ứng được
nhiều yêu cầu thực tiễn. Thế nhưng trên thực tế, liệu có bao nhiêu vị phụ
huynh dám giao cho con mình tự đi mua một đoạn dây chì để thay cho đoạn
dây chì đã bị đứt ở nhà? Với các em, việc đấu nối được một chiếc công tắc
đèn bàn sao cho khi bật phía nọ thì đèn sáng, bật phía kia thì đèn tắt, có lẽ đó
cũng đã là một kì công.
Như vậy có thể nhận thấy rằng năng lực vận dụng kiến thức vật lí giải
quyết các vấn đề thực tiễn của học sinh là rất yếu. Đó là do các em chưa được
định hướng và bồi dưỡng một cách đúng đắn; Năng lực chủ yếu các em được
hình thành qua việc học tập là các kỹ năng giải bài tập phục vụ cho mục đích
thi cử. Và đó cũng là do giáo dục nước ta hiện nay còn nhiều những hạn chế,
yếu kém như nhận định trong Nghị quyết 29 Ban chấp hành Trung ương khóa
XI: “Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, vận dụng kiến thức;
phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá lạc hậu, nhiều bất cập. Thiếu
gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh”[7].
Dạy học như thế nào trong chương trình giáo dục THPT để “Chuyển
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với
thực tiễn”[7].
Do đặc điểm của đối tượng người học, mỗi học sinh là một cá nhân có
tiềm năng riêng, có trí thông minh, tình cảm và động lực học tập khác nhau.
Nhà trường cần trang bị cho học sinh nền học vấn phổ thông, đồng thời có
nhiệm vụ giúp mỗi học sinh phát triển tối đa năng lực cá nhân của mình. Dạy
học phân hóa tốt sẽ đáp ứng và phát huy được nguyện vọng, sở trường và phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các cá nhân khác nhau. Đồng thời do yêu
cầu phát triển khoa học và đòi hỏi của thị trường lao động buộc nhà trường
phổ thông, nhất là bậc THPT cần dạy học phân hóa để cung cấp cho GD đại
học, cao đẳng cũng như các trường nghề nguồn nhân lực đáp ứng được yêu
cầu chuyên sâu về một lĩnh vực khoa học hay ngành nghề chuyên biệt. Phân
hóa là để đáp ứng yêu cầu phân công lao động trong xã hội.
Thực tiễn cho thấy giáo dục đã và đang có những cải cách to lớn chú
trọng đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa và nhất là đổi
mới phương pháp. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã
khẳng định một trong những giải pháp quan trọng để phát triển giáo dục là “
Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng
giáo dục”. với chủ trương đổi mới mạnh mẽ PPDH và KTĐG theo định hướng
phát triển năng lực học sinh, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học tự nghiên cứu cho HS.
Đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh
được tiến hành ở ba khâu quan trọng.
Một là: Đổi mới các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục: Chuyển từ
chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

knminhtri

New Member
Re: Tổ chức dạy học theo trạm nội dung kiến thức về lăng kính, thấu kính Vật lí 11 trung học phổ thông nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60

link hong
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức dạy học trải nghiệm chương động học chất điểm vật lí lớp 10 trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở Trường THPT Sơn La Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn vật lý ở trường phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương cơ sở của nhiệt động lực học vật lí 10 Luận văn Sư phạm 1
D Tổ Chức Dạy Học Tích Hợp Chủ Đề Dòng Điện Trong Chất Điện Phân Vật Lí 11 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top