oanh_meo8x

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tâm lí người có một đặc điểm quan trọng là sự phản ánh thế giới khách quan luôn được sử dụng trong hành vi sau đó của cá thể. Sự phức tạp lên của hành vi được thực hiện nhờ sự tích luỹ. Sự tích luỹ kinh nghiệm sẽ không thể có được nếu những hình ảnh của hiện thực khách quan bị mất đi, không để lại dấu vết nào. Trong thực tế các hình ảnh đó được cũng cố gìn giữ và tái hiện lại khi cần. Quá trình ấy gọi là trí nhớ.
Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng. Do đó, trí nhớ đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Con người muốn hoạt động phải có khả năng lặp lại các thao tác cũ, sử dụng hiểu biết đã có vào công việc hiện tại. Trong những hành động phức tạp, vai trò của trí nhớ càng quan trọng. Vì vậy, trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để tiến hành hoạt động.
Đối với đời sống tâm lí, trí nhớ là điều kiện để con người phát triển được những chức năng tâm lí bậc cao, là điều kiện để con người tích luỹ kinh nghiệm, sử dụng kinh nghiệm đó trong cuộc sống và hoạt động. Nếu không có trí nhớ thì không có bất cứ sự phát triển tâm lí nào. Con người mãi mãi ở tình trạng trẻ sơ sinh. Trí nhớ là điều kiện để con người có đời sống tâm lí bình thường, ổn định, lành mạnh, trở thành một nhân cách. Trí nhơ đảm bảo cho sự thống nhất, toàn vẹn của nhân cách. Không có trí nhớ con người không có nhân cách. Không chỉ vậy, trí nhớ còn là công cụ để lưu giữ các kết quả của quá trình nhận thức, là điều kiện để diễn ra các quá trình tư duy, tưởng tượng làm cho các quá trình này đạt kết quả hợp lí (cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận được cho nhận thức lí tình một cách trung thành và đầy đủ).
Việc tìm hiểu năng lực trí nhớ đã tạo nên những đóng góp to lớn cho nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn. Đặc biệt giai đoạn đầu lứa tuổi tiểu học trí nhớ của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, điều đó gây nên những khó khăn cho trẻ khi tập trung kiến thức. Vì vậy việc nghiên cứu năng lực trí nhớ của trẻ đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình học tập, hình thành và phát triển nhân cách. Trong khi đó, vấn đề nghiên cứu về trí nhớ (đặc biệt là trí nhớ hình ảnh) hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trên địa bàn thành phố Huế hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu 1 cách cụ thể về năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh tiểu học. Chính vì vậy, chúng tui chọn đề tài: “Tìm hiểu năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2 trường tiểu học Lê Quý Đôn thành phố Huế” để nghiên cứu, từ đó có những biện pháp nâng cao năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2 trường tiểu học Lê Quý Đôn, trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp phát triển trí nhớ hình ảnh cho các em.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2
3.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 2C trường tiểu học Lê Quý Đôn thành phố Huế
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lí luận về năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2.
Nghiên cứu thực trạng về độ nhanh, độ bền, độ chính xác của học sinh lớp 2C trường tiểu học Lê Quý Đôn thành phố Huế.
Đề ra các biện pháp giúp học sinh lớp 2 nhớ nhanh, nhớ bền, nhớ chính xác.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu tìm hiểu được thực trạng về năng lực trí nhớ hình ảnh của các em thì có thể đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực này cho các em.
- Trí nhớ hình ảnh của trẻ lớp 2 nhớ nhanh nhưng không bền, không chính xác.
- Trí nhớ hình ảnh của trẻ lớp 2 có đặc điểm: trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế. Trí nhớ có chủ định bắt đầu hình thành.
- Năng lực trí nhớ hình ảnh của trẻ lớp 2 phụ thuộc vào: đặc điểm, tính chất của nội dung ghi nhớ: tri thức, kinh nghiệm, hoàn cảnh sống của trẻ.
- Trí nhớ hình ảnh của trẻ lớp 2 có sự khác nhau giữa nam và nữ, tuy nhiên sự khác nhau này là không nhiều.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phân tích
- Tổng hợp
- Hệ thống hoá
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp dùng bảng hỏi
- Phương pháp thống kê toán học
7. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
7.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên 38 học sinh lớp 2C trường tiểu học Lê Quý Đôn -Huế
7.2 .Thời gian nghiên cứu
Học kì I, năm học 2009 – 2010.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứư về vấn đề
Trí nhớ là thuộc tính chung của các vật chất hữu cơ. Đối với con người, trí nhớ là điều khiển chủ yếu, điều kiện cơ sở của toàn bộ đời sống tâm lý con người. Vì vậy trong suốt lịch sử phát triển của khoa học tâm lý trí nhớ thường xuyên là đối tượng nghiên cứu được các nhà tâm lý học ưa thích. Do những cách tiếp cận khác nhau nên nghiên cứu về trí nhớ hết sức đa dạng.
1.1.1.Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về trí nhớ
Công trình khoa học đầu tiên về trí nhớ được Hermann Ebbingheus – một học giả người Đức tiến hành năm 1885. Đề tài này đã nghiên cứu về cách thức hình thành và ghi nhớ các liên tưởng trong trí nhớ bằng phương pháp thực nghiệm.
Trong tác phẩm “Phân tích trí nhớ về mặt thần kinh của A.R.Luria năm 1970 đã trình bày xuất phát điểm coi trí nhớ là một hoạt động tâm lý có cấu trúc tâm lý và cấu trúc thần kinh của trí nhớ.
Công trình: “Child development” do Peter Ornstein và các đồng nghiệp của ông tiến hành năm 1975. Mục tiêu đặt ra của nghiên cứu là thấy được các khác biệt có nguyên nhân độ tuổi diễn ra trong xu hướng trẻ em thường nhẩm lại những từ mà người ta yêu cầu chúng phải nhớ. Kết quả của công trình khẳng định rằng khả năng nhớ kém hơn của các em nhỏ tuổi liên quan đến việc chúng sử dụng các phương pháp nhớ kém hiệu quả hơn.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trí nhớ trong nước
Công trình “Ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa của học sinh lớp 5,6,8 dùng phương pháp thực nghiệm đo khối lượng từ và số”. Nhóm nghiên cứu trí nhớ, tổ Tâm lý học, khoa Tâm lý học, Trường ĐHSP Hà Nội do Phạm Minh Hạc chủ trì, 1963. Công trình kết luận rằng : Khối lượng nhớ từ lớn hơn khối lượng nhớ số. Khối lượng ghi nhớ thị giác là tốt nhất, khối lượng ghi nhớ riêng rẽ bằng thị giác, thính giác nhỏ hơn khối lượng ghi nhớ bằng thị giác, thính giác phối hợp. Quá trình quên xảy ra không theo tỉ lệ thuận với thời gian.
Công trình “Tìm hiểu độ nhanh và độ bền trí nhớ của trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Hoa Sen” do sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội tiến hành năm 2005 đã thu được kết luận sau : trí nhớ của trẻ mẫu giáo lớn có đặc điểm dễ nhớ, nhớ nhanh nhưng không bền. Khả năng ghi nhớ của trẻ phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của đối tượng ghi nhớ, vào giới tính, vào môi trường, vào điều kiện sống của trẻ và sự giảng dạy của giáo viên.
1.2. Các khái niệm liên quan
 Trí nhớ
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, rung động, hành động, suy nghĩ trước đây (Nguyễn Quang Uẩn)
 Trí nhớ hình ảnh
Năng lực trí nhớ hình ảnh là hiệu suất (hiệu quả) tổng quát của trí nhớ hình ảnh được xác định bởi một loạt các phẩm chất của nó như: Độ nhanh, độ bền, độ chính xác.
 Những phẩm chất căn bản của trí nhớ
- Độ nhanh (Tốc độ ghi nhớ) : Được xác định bởi thời gian cần thiết để ghi nhớ đầy đủ tài liệu
- Độ bền (Sự gìn giữ lâu bền) : Được xác định bằng thời gian mà tài liệu ghi nhớ được giữ lại trong trí nhớ, tức là bằng một thời hạn tối đa mà sau đó một tài liệu ghi nhớ vẫn có thể nhớ lại.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

yennodame

New Member
Re: Tiểu luận: Tìm hiểu năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2 trường tiểu học Lê Quý Đôn thành phố Huế

Chào chị.em là sinh viên gdth sư phạm húê. Em đang làm tiểu luận về trí nhớ hs tiểu học. Chị có thể gửi cho em bài của chị để tham khảo được không ạ? :)

[ Post bai thong qua Mobile ]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học Văn học 0
D Tìm hiểu cách cải thiện kĩ năng thuyết trình cho sinh viên chuyên Anh năm thứ hai trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên Ngoại ngữ 0
R Tìm hiểu tiếng Anh 4 kỹ năng Tài liệu học tiếng anh 1
T Tìm hiểu các chức năng hỗ trợ lập trình trên môi trường mạng của sql server & visual basic – viết ch Khoa học Tự nhiên 0
T Tìm hiểu quy trình sản xuất điện năng trong các nhà máy nhiệt điện. Đi sâu nghiên cứu quy trình vận Công nghệ thông tin 0
H Tìm hiểu quy trình sản xuất điện năng trong các nhà máy nhiệt điện. Đi sâu nghiên cứu hệ thống máy n Công nghệ thông tin 0
C Tìm hiểu phương pháp thiết kế động cơ không đồng bộ vạn năng Luận văn Kinh tế 0
O Tìm hiểu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc Văn hóa, Xã hội 0
G Tìm hiểu khả năng nhận diện từ Hán - Việt của sinh viên ngữ văn cao đẳng Văn hóa, Xã hội 0
T Tìm hiểu hoạt động mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc Văn hóa, Xã hội 4

Các chủ đề có liên quan khác

Top