daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1.1.2. Khái niệm về sáng tạo

Có rất nhiều quan niệm về sáng tạo:

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô tập 42 thì:" Sáng tạo là một loại hoạt

động mà kết quả của nó là một sản phàm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý

nghĩa xã hội, có giá trị".

Theo từ điển tiếng việt thông dụng thì: "Sáng tạo là nghĩ ra và làm ra những giá

trị vật chất hay tinh thần".

Sáng tạo thường được hiểu là tạo ra, đề ra những ý tưởng mới, độc đáo, hữu ích,

phù hợp với hoàn cảnh.[20, trang 8].

Có tác giả cho rằng sáng tạo là: "quá trình trở nên nhạy cảm đối với những khó

khăn, khiếm khuyết, những lỗ hổng kiến thức, những yếu tố còn thiếu, những bất ổn...

là quá trình xác định khó khăn, tìm kiếm giải pháp, đưa ra những phỏng đoán, nêu lên

những giả thuyết về sự khiếm khuyết, kiểm tra và tái kiểm tra những giả thuyết đó, có

thể là cả điều chỉnh và kiểm tra lại những điều chỉnh đó và cuối cùng là truyền đạt kết

quả.[15, trang 5]

Theo các nhà tâm lí học thì sáng tạo là năng lực đáp ứng một cách thích đáng nhu

cầu tồn tại theo lối mới, năng lực gây ra cái gì đấy mới mẻ. Sự thích ứng như vậy, nếu

có xu hướng nội tâm lí thì chủ yếu liên quan tới cảm giác, phát hiện sự nảy sinh những

ý và nghĩa trong quá trình hình thành mục đích, nếu có xu hướng ngoại tâm lí thì mang

những hình thức của các câu trúc mới, những quy trình hay sáng chế mới hay tiếp

tục tồn tại .[49, trang 22].

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về bản chất nguồn gốc của trí sáng tạo nhưng

vì nó rất cần cho cuộc sống nên các nhà tâm lý học đã tìm cách đo lường, đánh giá

năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân. Người ta đưa ra một tình huống với một số điều

kiện, xuất phát từ yêu cầu đề xuất càng nhiều giải pháp càng tốt, trong một thời gian

càng ngắn càng hay .Việc đánh giá được căn cứ vào số lượng tính mới mẻ, tính độc

đáo, tính hữu ích của các đề xuất. Những trắc nghiệm theo hướng như vậy, cùng với

nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác đã cho biết:

- Sáng tạo là một tiềm năng vốn có trong mỗi người, khi gặp dịp thì bộc lộ.

- Mỗi người thường chỉ quen sáng tạo trong một vài lĩnh vực nào đó ( toán, thơ văn,

âm nhạc.) và có thể luyện tập để phát triển đầu óc sáng tạo trong lĩnh vực đó.

Có thể thấy tính sáng tạo thường liên quan với tư duy tích cực, chủ động, độc lập

tự tin. Người có trí sáng tạo không chịu suy nghĩ theo lề thói chung, không bị ràng

buộc bởi nhũng quy tắc hành động cứng nhắc đã học được, ít chịu ảnh hưởng của

người khác.

1.1.3. Khái niệm về năng lực sáng tạo

Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất và

tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những

hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới.



Năng lực sáng tạo khoa học của mỗi cá nhân thể hiện ở chỗ cá nhân có thể mang

lại những giá trị mới, những sản phẩm mới quí giá đối với nhân loại.

Đối với học sinh: Năng lực sáng tạo trong học tập chính là năng lực biết giải

quyêt vấn đề học tập để tìm ra cái mới ở mức độ nào đó thể hiện được khuynh hướng,

năng lực sáng tạo, kinh nghiệm của cá nhân học sinh.

Năng lực nói chung và năng lực sáng tạo nói riêng không phải chỉ là bám sinh

mà được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của chủ thể. Bởi vậy muốn

hình thành năng lực học tập sáng tạo phải chuẩn bị cho học sinh những điều kiện cần

thiết để họ có thể thực hiện thành công với một số kết quả mới mẻ nhất định trong

hoạt động đó. Đó là tổ chức cho học sinh hoạt động càng nhiều càng tốt. Thiên tài

99% là do lao động (hoạt động). Hoạt động sáng tạo bất kỳ lúc nào, ở đâu, chỉ xảy ra

trong khi giải quyết vấn đề.

1.1.4. Những quan niệm về năng lực sáng tạo ở học sinh

Từ các cơ sở trên chúng ta có thê có những quan niệm vê năng lực sáng tạo của

học sinh như sau:

- Năng lực tự chuyển tải tri thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen biết sang tình huống

mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện, hoàn cảnh mới.

- Năng lực nhận thấy vấn đề mới trong điều kiện quen biết (tự đặt câu hỏi mới cho

mình và cho mọi người về bản chất của các điều kiện, tình huống, sự vật). Năng lực

nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết.

- Năng lực nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu. Thực chất là bao quát

nhanh chóng, đôi khi ngay tức khắc, các bộ phận, các yếu tố của đối tượng trong mối

tương quan giữa chúng với nhau.

- Năng lực biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lý một tình huống. Khả

năng huy động các kiến thức cần thiết để đưa ra giả thuyết hay các đoán khác

nhau khi phải lí giải một hiện tượng.

- Năng lực xác nhận bằng lí thuyết và thực hành các giả thuyết (hay phủ nhận nó) .

Năng lực biết đề xuất các phương án thí nghiệm hay thiết kế sơ đồ thí nghiệm để

kiểm tra giả thuyết hay hệ quả suy ra từ giả thuyết hay để đo một đại lượng nào đó

với hiệu quả cao nhất có thể được trong những điều kiện đã cho.

- Năng lực nhìn nhận một vấn đề dưới những góc độ khác nhau, xem xét đối tượng ở

những khía cạnh khác nhau, đôi khi mâu thuẫn nhau. Năng lực tìm ra các giải pháp lạ,

chẳng hạn đối với bài toán hóa học, có nhiều cách nhìn đối với việc tìm kiếm lời giải,

năng lực kết hợp nhiều phương pháp giải bài tập để tìm ra một phương pháp mới, độc

đáo.

Như vậy năng lực sáng tạo chính là khả năng thực hiện được những điều

sáng tạo. Đó là nét làm thành thạo và luôn đổi mới, có những nét độc đáo riêng

luôn phù hợp vói thực tế. Luôn biết và đề ra những cái mới khi chưa được học,



nghe giảng hay đọc tài liệu hay tham quan về việc đó nhưng vẫn đạt kết quả

cao.[15, trang 6]

Đối với học sinh phổ thông tất cả những gì mà họ" tự nghĩ ra" khi giáo viên chưa

dạy, học sinh chưa đọc sách, chưa biết được nhờ trao đổi với bạn đều coi như có mang

tính sáng tạo. Sáng tạo là bước nhảy vọt trong sự phát triên năng lực nhận thức của học

sinh. Không có con đường logic để dẫn đến sáng tạo, bản thân học sinh phải tự tìm lấy

kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển

năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt

động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiên thức, phát triển năng lực

sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức. Như vậy trách nhiệm chủ yêu của người giáo

viên là tìm ra biện pháp hữu hiệu để rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh từ khi

cắp sách đến trừơng.

1.2 Những biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh

Trong quá trình học tập của học sinh, sáng tạo là yêu câu cao nhất trong bốn cấp

độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng, sáng tạo. Tuy nhiên ngay từ những buổi đầu lên

lớp hay làm việc mỗi học sinh đã có thể có những biểu hiện tích cực thể hiện năng

lực sáng tạo của mình. Những biểu hiện đó cụ thể là :

1. Dám mạnh dạn đề xuất những cái mới không theo đường mòn,

không theo những quy tắc đã có và biết cách biện hộ và phản bác vấn đề

đó.

Ví dụ : Đối với một bài toán có thể đưa ra một cách giải nào đó khác những cách

đã biết và biết cách lập luận để bảo vệ cách giải đó.

2. Biêt tự tìm ra vấn đề, tự phân tích, tự giải quyết đúng với những bài tập mới,

vấn đề mới.

- Ví dụ : Khi giáo viên cho một dạng bài tập mới, hay một câu hỏi mới chưa từng

gặp, học sinh có thể tự phân tích, phát hiện ra vấn đề cốt lõi và giải quyết đúng.

3. Biết trả lời nhanh chính xác câu hỏi của giáo viên, biết phát hiện những vấn

đề mấu chốt, tìm ra ẩn ý trong những câu hỏi, bài tập hay vấn đề nào đó.

Ví dụ : Khi giáo viên cho một bài tập hay câu hỏi mà học sinh không nắm chắc

dễ bị nhầm lẫn thì học sinh vẫn phát hiện ra.

4. Biết vận dụng tri thức thực tế để giải quyết vấn đề khoa học và

ngược lại biết vận dụng tri thức khoa học để đưa ra những sáng kiến,

những giải thích, áp dụng phù hợp.

Ví dụ : Khi điều chế một chất nào đó nhưng hóa chất cần thiết không có, học

sinh có thể thay bằng hóa chất khác nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu. Học sinh dựa vào

kiến thức đã học để giải thích những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, những hiện

tượng tự nhiên : hiện tượng ma trơi, mưa axit...

5. Biết kết hợp các thao tác tư duy và các phương pháp phán đoán, đưa ra kết

luận chính xác ngắn gọn nhất.



Ví dụ: Khi học xong một bài học hay một chương học sinh biết tự phân tích, so

sánh với các bài học trước để khái quát hóa và đưa ra mối liên hệ giữa các bài, các

chương đã được học.

6. Biết trình bày linh hoạt một vấn đề, dự kiến nhiều phương án giải

quyêt.

Ví dụ : Đôi với một bài toán có thể đưa ra rất nhiều cách giải khác nhau hoặc

với một câu hỏi mở có thể đưa ra nhiều phương án trả lời.

7. Luôn biết đánh giá và tự đánh giá công việc, bản thân và đề xuât biện pháp

hoàn thiện.

Ví dụ: Học sinh tự nhận thấy được những điểm yếu kém, lỗ hổng kiến thức của

mình và tìm ra được phương pháp học tập thích hợp để khắc phục chúng.

8. Biết cách học thầy, học bạn, biết kết hợp các phương tiện thông tin, khoa học

kĩ thuật hiện đại trong khi tự học. Biết vận động và cải tiến những điều học được.

Ví dụ : Học sinh có thể tự học trên các phương tiện thông tin đại chúng: trên

mạng internet, trên báo, tivi, radio...

9. Biết thường xuyên liên tưởng [35, trang 40].

Ví dụ: Học sinh có thể nhìn các sự vật, các khái niệm, các định nghĩa dưới nhiều

góc độ khác nhau như định nghĩa chất oxi hóa, chất khử.

Ở lớp 8: - Chất chiếm oxi của chất khác là chát khử.

- Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.

Học sinh có thể hiểu định nghĩa mở rộng:

- Chất chiếm oxi của chất khác hay là chất nhường hiđro cho chất khác là chất khử.

- Chất nhường oxi cho chất khác hay là chất kết hợp với hiđro là chát oxi hóa.

Ở lớp 10: - Chất khử là chất nhường electron

r



t



- Chất oxi hóa là chất nhận electron

Trên đây chúng tui đã đề cập đến một số những biểu hiện thường thấy của

những học sinh thông minh, sáng tạo trong học tập và lao động. Tuy nhiên những biểu

hiện của năng lực sáng tạo có được thể hiện hay không, thể hiện nhiều hay ít còn tùy

thuộc vào cách kiểm tra đánh giá của giáo viên.

1.3.Cách kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh

Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực

trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định

thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Để đào tạo những con người năng

động sáng tạo, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không

thể dùng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải

khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyêt những tình huống thực

tế.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc làm thường xuyên của người giáo

viên. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá kết quả học tập của học



sinh qua các bài tập tái hiện. Đối với các bài tập sáng tạo thì khi đánh giá có thể dựa

vào các biểu hiện của năng lực sáng tạo. Tuy nhiên để giúp việc kiểm tra đánh giá

năng lực sáng tạo một cách dễ dàng, chính xác ta có thể áp dụng các cách sau:

1. Sử dụng phối hợp các phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau như viết, vấn đáp,

thí nghiệm, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.

2. Sử dụng các câu hỏi phải suy luận, bài tập có yêu cầu tổng hợp, khái quát hóa,

vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.

3. Chú ý kiểm tra tính linh hoạt, tháo vát trong thực hành, thực nghiệm (thí nghiệm

hóa học, sử dụng phương tiện trực quan).

4. Kiểm tra việc thực hiện những bài tập sáng tạo và tìm ra cách giải ngắn nhất, hay

nhất (những bài tập yêu cầu học sinh đề xuất nhiều cách giải quyết).

5. Đánh giá cao những biểu hiện sáng tạo dù nhỏ.



II. Các su hướng đổi mới phương pahps dạy học để nâng cao năng lực chủ

động tích cực sáng tạo của học sinh

Từ thực tế của ngành giáo dục, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự

phát triển đất nước chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học chú trọng

đến việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, coi học sinh là chủ thể của quá

trình dạy học. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh là nguyên tắc nhằm nâng

cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Nguyên tắc này đã được nghiên cứu,

phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được xác định là một trong những phương hướng

cải cách giáo dục phổ thông Việt Nam. Những tư tưởng, quan điểm, những tiêp cận

mới thể hiện nguyên tắc trên đã được chúng ta nghiên cứu, áp dụng trong dạy học các

môn học và được coi là phương pháp dạy học tích cực.

Ta hãy xem xét những quan điểm, những tiếp cận mới dùng làm cơ sở cho việc

đổi mới PPDH hóa học.

2.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm [46, trang 105-106]

Đây là một quan điểm được đánh giá là tích cực vì hướng việc dạy học chú trọng

đến người học để tìm ra những PPDH có hiệu quả. Quan điểm này đã chú trọng đến

các vấn đề:

- Về mục tiêu dạy học: Chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội. Tôn

trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng và lợi ích của học sinh.

- Vê nội dung: Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến

thức, năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết

thực cho học sinh hòa nhập với xã hội.

- Về phương pháp: Coi trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự

khám phá và giải quyết vấn đề, phát huy sự tìm tòi, tư duy độc lập sáng tạo của HS

thông qua các hoạt động học tập. HS chủ động tham gia các hoạt động học tập. GV

là người tổ chức, điều khiển động viên, huy động tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm

của từng HS trong việc tiếp thu kiến thức và xây dựng bài học.



- Về hình thức tổ chức: Không khí lớp học thân mật tự chủ, bố trí lớp học linh

hoạt phù hợp với hoạt động học tập và đặc điểm của từng tiết học. Giáo án bài dạy

cấu trúc linh hoạt có sự phân hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển năng

khiếu của cá nhân.

- Về kiểm tra đánh giá : GV đánh giá khách quan, HS tham gia vào quá trình

nhận xét đánh giá kết quả học tập của mình (tự đánh giá) đánh giá nhận xét lẫn

nhau. Nội dung kiểm tra chú ý đến các mức độ : Tái hiện xây dụng, suy luận, sáng

tạo, chú ý mức độ đạt được các mục tiêu của từng giai đoạn học tập, chú trọng mặt

chưa đạt được so với mục tiêu. Kết qủa đạt được: tri thức thu được vững chắc bằng

con đường tự tìm tòi, học sinh được phát triển cao hơn về nhận thức, tình cảm, hành

vi, tự tin trong cuộc sống.

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm đặt vị trí của người học vừa là chủ thể vừa là

mục đích cuối cùng của quá trình dạy học, phát huy tối đa tiềm năng của người học.

Do vậy vai trò tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của người học được phát huy.

Người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, động viên các hoạt động

độc lập của học sinh, đánh thức các tiềm năng của mỗi học sinh giúp họ chuẩn bị tham

gia vào cuộc sống.

Như vậy bản chất của việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm là đặt người học

vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, chú trọng đến những phẩm chất, năng lực

riêng của mỗi người, họ vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy

học, phấn đấu cá thể hóa quá trình dạy học để quan điểm này được thể hiện qua các

định hướng chỉ đạo hoạt động dạy bọc ở nước ta với các phong trào: " Tất cả vì học

sinh thân yêu ", "Thầy chủ đạo, trò chủ động", " Biến quá trình đào tạo thành quá trình

tự đào tạo " Học sinh là chủ thể sáng tạo trong học tập". Hiện nay quan điểm này được

quán triệt sâu sắc và cụ thể hơn.

2.2. Dạy học theo hướng hoạt động hóa người học [10, trang 216-230]

2.2.1. Bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng, hoạt động

hóa người học :

Là tổ chức cho người học được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự

giác tích cực sáng tạo, trong đó việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi

của việc đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng.

Vì vậy phải chuẩn bị rèn luyện một cách có hệ thống cho học sinh từ khi còn nhỏ

để mỗi cá nhân phải tìm được con đường riêng, sáng tạo ra một phương pháp mới phù

hợp với hoàn cảnh riêng của mình. Do đó việc xây dựng phong cách "học tập sáng

tạo" là cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học.

2.2.2. Học tập và sáng tạo

Ngày nay học tập và sáng tạo không phải là hai hoạt động tách biệt mà là hai mặt

của một quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau. Học không phải chỉ là tiếp thu thụ động

kinh nghiệm đã có sẵn của nhân loại mà chính là" sáng tạo lại" cho bản thân mình.

Ngay trong bài học đầu tiên của một môn khoa học đã phải đặt học sinh vào vị trí của
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Theo Hiệp hội các trường đại học thê giới [28, trang 18] thì sinh viên tốt nghiệp
phải là những người:
1. Có sự sáng tạo và thích ứng cao tròng mọi hoàn cảnh chứ không chỉ học để đảm
bảo tính chuẩn mực;
2. Có khả năng thích ứng với công việc mới chứ không chỉ trung thành với một chỗ
làm duy nhất;
3. Biêt vận dụng những tư tưởng mới chứ không chỉ biêt tuân thủ những điều đã
được định sẵn;
4. Biêt đặt những câu hỏi đúng chứ không chỉ biêt áp dụng những lời giải đúng;
Vì vậy ngành giáo dục cần đào tạo ra những con người có trí tuệ phát triển,
thông minh và sáng tạo. Điều 28 Luật giáo dục nước ta nhấn mạnh: " Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui hứng thú học tập cho học sinh". Dạy học hướng tới việc phát huy tích cực, vai trò
chủ động, tính sáng tạo của học sinh là xu thế chung của đổi mới giáo dục trung học
phổ thông hiện nay. Ở nước ta, cùng với chuyển biến bước đầu về chất lượng giáo
dục, đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi nhận, thế nhưng về
phương pháp dạy học vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn: Hiện nay các công tình nghiên
cứu về thực trạng giáo dục cho thấy chất lượng nắm vững kiên thức của học sinh
không cao, đặc biệt việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, năng
lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng tự học không được chú ý rèn
luyện đúng mức. Một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động học tập do không được
làm việc hay không chịu làm việc trong các giờ học. Trong hầu hết các giờ lên lớp vì
giới hạn thời gian tiết học, giáo viên chỉ cùng làm việc với một số học sinh khá, giỏi
để hoàn thành bài dạy, số còn lại trong lớp nghe và im lặng ghi chép. Xét về mặt nhận
thức và hành động, nhiều giáo viên không chuyển hóa được mục tiêu tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh về việc thiết kế và thi công bài dạy, cụ thể hơn là chưa
làm tốt việc định hướng và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh bằng hệ thống
các việc làm tự lĩnh hội theo phương châm "dạy suy nghĩ, dạy tự học ".
Trên lĩnh vực giáo dục, đôi mới phương pháp giáo dục, đổi mới phương pháp
dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua.
Các nhà nghiên cứu phưong pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiêp thu
những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày
càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Phát
huy tính tích cực của học sinh trong học tập không phải là một vấn đề mới mà đã
được đặt ra trong ngành giáo dục của nước ta từ những năm 60 của thế kỷ XX. Thế

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8 Nông Lâm Thủy sản 0
D Rèn luyện kĩ năng dự đoán và kiểm chứng cho học sinh trong dạy học Hình học không gian lớp 11 nâng c Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện năng lực chứng minh cho học sinh thông qua dạy học hình học lớp 8 Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài tập toán ở trường trung học phổ t Luận văn Sư phạm 0
T Quy trình và nội dung rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa sư phạm- ĐHQG Hà Nội Luận văn Sư phạm 2
D một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung họ Luận văn Sư phạm 0
M Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông trong dạy học sinh Luận văn Sư phạm 0
K Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học vật lý cho học sinh chương Dao động cơ Vật lý 12 Cơ bản Luận văn Sư phạm 2
L Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng thực hành qua dạy học lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến n Luận văn Sư phạm 0
T Những biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông qua giờ văn học sử: Luận Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top