Download miễn phí Luận văn Các rủi ro thường gặp, giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 6 (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô





Số hiệu của L/C: giống như tất cả các loại giấy tờ khác, mỗi L/C đều có

một số hiệu riêng với tác dụng là tạo điều kiện cho việc thực hiện L/C một cách

dễ dàng nhất như: trao đổi thư từ, ghi vào các chứng từ có liên quan.

- Địa điểm mở L/C: là nơi NH mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng

lợi và liên quan tới việc tham chiếu luật lệ áp dụng giải quyết mâu thuẫn hay bất

đồng xảy ra (nếu có).

- Ngày mở L/C: là ngày NH mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C

của người NK, bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, căn cứ để người XK kiểm

tra người NK có thực hiện việc mở L/C đúng thời hạn trong Hợp đồng không.

 Loại Thư tín dụng: cần xác định loại L/C cần mở vì mỗi loại L/C

đều có tính chất, nội dung, quyền lợi và nghĩa vụ các bên liên quan khác nhau.

 Tên, địa chỉ những người liên quan: người yêu cầu mở L/C, người

hưởng lợi L/C, NH mở L/C và NH thông báo.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tu chỉnh được áp dụng đó là: tu chỉnh tăng tiền (0,1% giá trị L/C), tu
chỉnh khác (10 USD). Lưu ý: Nếu phí sửa đổi do người thụ hưởng chịu, trong
điện sửa đổi L/C phải quy định rõ (phí sửa đổi do người thụ hưởng chịu, được
khấu trừ khi thanh toán). Tuy việc thanh toán phí được thực hiện theo từng giai
đoạn rõ ràng cho khách hàng dễ hiểu, thuận tiện việc kiểm toán về sau nhưng
thu phí nhiều lần sẽ tạo tâm lý ngán ngẫm cho khách hàng. Trình ký nhiều lần
cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tiến độ thực hiện bị gián đoạn.
2.2.3. Quy trình hủy L/C
 Các điều kiện để Ngân hàng mở L/C huỷ L/C:
- Việc huỷ bỏ L/C phải được sự đồng ý của cả 2 bên. Nếu là L/C không huỷ
ngang và có xác nhận thì cần có sự xác nhận của NH xác nhận.
- L/C chỉ được chính thức huỷ khi NH mở L/C nhận được xác nhận của NH
thông báo L/C, khi BCT chưa được xuất trình hay đã thanh toán hết các BCT đã
xuất trình.
Trang 27
GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình
Khóa luận tốt nghiệp 06
 Quy trình hủy L/C:
Trường hợp 1: NH nước ngoài yêu cầu huỷ L/C: trong thời hạn hiệu lực
của L/C nếu nhận được điện yêu cầu huỷ L/C của NH nước ngoài, Chi nhánh
phải thông báo ngay cho người mở L/C và yêu cầu trả lời bằng văn bản, khi nhận
được trả lời phải lập điện trình duyệt và gửi cho NH thông báo.
Trường hợp 2: người mở L/C yêu cầu hủy L/C: căn cứ đề nghị huỷ L/C
kèm văn bản thoả thuận huỷ L/C của người mua và bán (nếu có)  lập điện hủy
theo hình thức sửa đổi L/C, trình lãnh đạo ký duyệt và gửi cho NH thông báo.
Trong nội dung của điện phải yêu cầu NH thông báo gửi xác nhận bằng điện về ý
kiến chấp nhận hay từ chối của người thụ hưởng đối với yêu cầu huỷ L/C:
• Trường hợp 1: NH thông báo chấp nhận huỷ L/C: L/C đã được các bên tham
gia thống nhất huỷ  thanh toán viên sẽ lập thủ tục huỷ L/C. Nếu các bên
không có đề nghị, 30 ngày sau L/C tự hết hạn hiệu lực việc giải toả tiền ký quỹ
chỉ được thực hiện sau khi L/C đã được huỷ và khách hàng đã thanh toán với
NHNo&PTNT về cách dịch vụ đã cung cấp.
• Trường hợp 2: NH không chấp nhận huỷ L/C khi khách hàng đã nhận hàng
thông qua bảo lãnh của NHNo&PTNT. Hai bên mua, bán đã thỏa thuận nhưng
chưa được sự chấp nhận huỷ L/C. Nếu 30 ngày sau khi L/C hết hiệu lực mà vẫn
không nhận được xác nhận huỷ L/C của NH thông báo  không được huỷ L/C.
2.2.4. Quy trình kiểm tra bộ chứng từ thanh toán
Lưu đồ 2.3. Quy trình kiểm tra BCT Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)
Lưu hồ sơ
Tiếp nhận BCT
Kiểm tra BCT theo L/C đã mở
Kiểm soát và
ký duyệt
BCT hợp lệ
Ký hậu Vận đơn cho khách hàng
Giao BCT cho khách hàng
BCT bất hợp lệ
Xử lý chứng từ bất hợp lệ
Gởi thông báo bất hợp lệ
Kiểm soát và
ký duyệt
Trang 28
GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình
Khóa luận tốt nghiệp 06
Việc kiểm tra BCT hàng NK rất quan trọng vì một khi BCT hợp lý thì việc
thanh toán phải được thực hiện ngay. Nếu có bất kỳ sai sót nào được phát hiện
sau khi đã thanh toán thì NH phải chịu trách nhiệm về sai sót này. BCT phải
hoàn toàn phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C và giữa các chứng từ
phải thống nhất, hợp pháp đúng theo quy định UCP600. Việc kiểm tra được thực
hiện rất kỹ và chuyên nghiệp, sẽ thông báo ngay nếu có sai sót, NH thực hiện rất
tốt việc áp dụng UCP600 vào khâu kiểm tra BCT. Tuy nhiên do có nhiều văn
bản, điều luật khác nhau giữa từng bộ phận của hoạt động NK làm cho việc nhận
thức và áp dụng các văn bản quốc tế của mỗi cán bộ trong hoạt động NK nói
chung và NH nói riêng còn khác nhau, nên nếu nhà NK và NH không am tường
nắm bắt kịp thời, có kiến thức sâu rộng đối với cả quy trình NK thì đôi lúc gây
khó khăn cho việc thực hiện và người chịu ảnh hưởng nhiều nhất đó là nhà NK.
Nguyên tắc kiểm tra BCT: điều 14 UCP 600 quy định: “Nội dung của
chứng từ khi đọc trong ngữ cảnh của Thư tín dụng thì bản thân chứng từ và tập
quán NH theo tiêu chuNn quốc tế không cần đồng nhất nhưng không được
mâu thuẫn với quy định của Thư tín dụng và những chứng từ khác được quy
định xuất trình chung với nó”. Những chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng
mâu thuẫn với nhau thì những chứng từ đó được coi là không phù hợp với
những điều kiện của L/C. Theo đó, một BCT hợp lệ là BCT:
- Đầy đủ về số lượng của từng loại.
- Thể hiện trên bề mặt hoàn toàn phù hợp với các quy định của L/C và
các tu chỉnh kèm theo (nếu có).
- Nội dung các chứng từ không mâu thuẫn nhau.
Chứng từ không quy định trong L/C thì NH sẽ không được kiểm tra, nếu
chứng từ này được xuất trình thì NH sẽ gửi trả lại cho người xuất trình hay
chuyển tiếp chứng từ mà không chịu trách nhiệm gì.
 Quy trình kiểm tra:
Kiểm tra sơ lược bộ chứng từ: khi BCT được chuyển về từ NH nước ngoài
thanh toán viên phải ghi sổ theo dõi giao nhận chứng từ và ghi ngày nhận chứng
từ, BCT sẽ được kiểm tra sơ lược, gồm có:
 BCT xuất trình có khớp với L/C đã mở không.
 Số tiền thể hiện trên BCT trong phạm vi cho phép của L/C không.
Trang 29
GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình
Khóa luận tốt nghiệp 06
 Điều kiện giao hàng là gì, được phép giao hàng từng phần không.
 Số lượng các chứng từ có đúng với yêu cầu của L/C không.
 Thời hạn xuất trình của BCT.
Kiểm tra chi tiết bộ chứng từ:
 Kiểm tra hối phiếu (Bill of Exchange/Draft – B/E): khi kiểm tra
Hối phiếu, cần kiểm tra các chi tiết sau:
 Xem xét tính xác thực của Hối phiếu thông qua chữ ký của người ký phát. Vì
Hối phiếu nhất định phải có chữ ký của người ký phát và phải là bản chính, bản
sao không có giá trị thanh toán mà chỉ để lưu. Thông thường Hối phiếu phải
được xuất trình 02 bản chính, Hối phiếu đến trước sẽ được thanh toán trước.
 Kiểm tra tên NH phát hành L/C, số L/C, ngày phát hành L/C ghi trên Hối
phiếu có giống với L/C gốc hay không.
 Về địa điểm, ngày ký phát, thời hạn trả tiền của Hối phiếu phải đúng với quy
định của L/C. Hối phiếu hợp lệ khi ngày ký phát là ngày trùng hay sau ngày
giao hàng và phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C.
 Về thời hạn trả tiền thì nếu là Hối phiếu trả ngay thì ghi “AT SIGHT”, nếu là
Hối phiếu trả chậm thì ghi “AT .. DAYS”.
 Kiểm tra số tiền ghi trên Hối phiếu: số tiền này phải đúng với số tiền ghi trên
Hoá đơn, trừ khi L/C có quy định khác. Đặc biệt số tiền bằng chữ phải phản ánh
chính xác số tiền bằng số, viết đúng chính tả ghi bằng đơn vị tiền tệ của L/C.
 Kiểm tra tên, địa chỉ của người liên quan trên Hối phiếu: người ký phát,
người bị ký phát, người hưởng lợi Hối phiếu. Người ký phát Hối phiếu: được
ghi phía dưới gốc phải của Hối phiếu (nhà XK). Người bị ký phát là người mà
Hối phiếu được gởi đến, được ghi ở mục “TO” của Hối phiếu. Người hưởng lợi
Hối phiếu, theo luật quản lý ngoại hối của Việt Nam, là các NH được phép kinh
doanh ngoại hối nên trên Hối phiếu phải ghi tên NH hay Chi nhánh của NH.
 Những bất hợp lệ thường gặp: B/E thiếu hay không chính xác về tên và địa
chỉ của các bên liên quan; B/E chưa ký hậu; số tiền ghi trên B/E bằng số và bằng
chữ không khớp nhau hay không bằng trị giá Hoá đơn; ngày ký phát B/E quá
hạn hiệu lực của L/C; số L/C và ngày mở L/C ghi trên B/E không chính xác
Kiểm tra Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice – C/I): Hoá
đơn thương mại là một chứng từ kế toán, là yêu cầu của người bán đòi người
Trang 30
GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình
Khóa luận tốt nghiệp 06
mua phải trả tiền cho giá trị hàng hoá, dịch vụ ghi trên Hóa đơn. Do vậy, việc
kiểm tra Hoá đơn cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng vì khi thanh toán sẽ căn
cứ vào số tiền trên Hoá đơn.
 Kiểm tra số bản Hoá đơn và loại Hóa đơn được xuất trình xem có đúng theo
yêu cầu của L/C hay không.
 Kiểm tra xem mô tả hàng hóa. Ký mã hiệu hàng, số lượng, trọng lượng
trong Hoá đơn thương mại có giống như L/C yêu cầu, điều kiện này phải thật
chính xác một cách tuyệt đối với những mô tả trong L/C.
 NH sẽ kiểm tra người lập Hoá đơn có phù hợp với L/C hay không. Vì một
Hóa đơn phải thể hiện trên bề mặt của nó là đã được người hưởng lợi có tên
trong L/C phát hành. Theo điều 18 trong UCP600 thì “Một Hóa đơn thương mại
phải thể hiện do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp quy định tại Điều
38). Cũng theo UCP600, tên người lập Hoá đơn khác với tên người thụ hưởng
L/C được chấp nhận nếu L/C có quy định. Vì vậy trong trường hợp, nhà XK uỷ
thác cho người thứ 3 thì L/C cho phép người lập Hoá đơn không phải là người
thụ hưởng L/C, lúc này L/C phải quy định rõ “COMMERCIAL INVOICE IS
ISSUED BY THE THIRD PARTY IS ACCEPTABLE”.
- Trên Hoá đơn thương mại không cần ký tên (điều 18 của UCP600) trừ khi
trên L/C quy định rõ là “SIGNED COMMERCIAL INVOICE” thì buộc trên
Hoá đơn thương mại phải có chữ ký.
- Nếu điều kiện thương mại là một bộ phận của mô tả hàng hóa trong L/C hay
gắn liền với số tiền trong Hóa đơn thì phải ghi rõ điều kiện thương mại đó.
- Cách kiểm tra số lượng, trọng lượng như sau:
 Số lượng, trọng lượng và thể tích hàng hóa kê khai t...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Các rủi ro thường gặp trong cuộc sống và điều cần thiết để bảo vệ nó Tài liệu chưa phân loại 0
A Phân tích các rủi ro pháp lý thường gặp trong hàng hải quốc tế Tài liệu chưa phân loại 2
D Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định Luận văn Kinh tế 0
D Quản trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tĩnh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 0
D Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích các rủi ro trong vận chuyển hàng hóa quốc tế Pháp luật 1
C Phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu và chi tại công ty cổ phần SAVIMEX Luận văn Kinh tế 0
C Phương pháp thống kê đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại - Ứng dụn Luận văn Kinh tế 0
D Phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu – chi tại công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập kh Khoa học Tự nhiên 0
T Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Hoàn Ki Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top