nicho_las16

New Member

Download miễn phí Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX NN huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đến năm 2010





MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANHMỤC BẢNG, SƠĐỒ, BIỂUĐỒ, PHỤLỤC

DANHMỤC CHỮVIẾTTẮT

MỞĐẦU

Trang

CHƯƠNG1. MỞĐẦU. 1

1.1. Lý do chọnđềtài. 1

1.2. Mụctiêunghiêncứu. 1

1.3. Phương phápnghiêncứu. 1

1.4. Phạm vinghiêncứu. 2

CHƯƠNG2. SỰ CẦNTHIẾT KHÁCHQUANPHÁT TRIỂNMÔHÌNHKINHTẾ

HỢPTÁCXÃ. 3

2.1. CƠSỞLÝLUẬNVÀTHỰCTIẾN. 3

2.1.1. CƠSỞLÝLUẬN. 3

2.1.1.1. Quan điểmcủaC.Mac, V.I.Lenin vàChủ Tịch Hồ ChíMinh vềKinh tế

hợp tácvàhợp tácxã. 4

2.1.1.2. Quan điểmcủaĐảng tavềpháttriển HTX.4

2.1.1.3. Vaitrò củanhànướcđốivớisự rađờicủaHTX. 4

2.1.2. CƠSỞTHỰCTIỄN. 8

2.1.2.1. Tình hình pháttriển mô hình kinh tếhợp tácởcácnướctrên thếgiới. 8

2.1.2.2. Tình hình pháttriển mô hình kinh tếhợp tácởViệtNam. 10

2.1.2.3. Vịtrívaitrò Hợp TácXãNông nghiệp ởAn Giang. 12

CHƯƠNG3. THỰCTRẠNGPHÁT TRIỂNCÁCHỢPTÁCXÃNÔNGNGHIỆP

HUYỆNCHỢMỚI. 19

3.1. TIỀNNĂNGTHIÊNNHIÊNVÀKINHTẾ XÃHỘICHOSỰ PHÁT TRIỂN

HTX.NN HUYỆNCHỢMỚI. 19

3.1.1. Tiềm năng thiênnhiên. 19

3.1.1.1. Vịtrí- diện tích. 19

3.1.1.2. Thổ nhưỡng - nguồn nước. 19

3.1.1.3. Khíhậu thuỷ văn. 19

3.1.2. Kinhtế- Xã hội. 20

3.1.2.1. Kinh tế.20

3.1.2.2. Xãhội. 20

3.2. THỰCTRẠNGHOẠT ĐỘNGCỦACÁCHỢPTÁCXÃNÔNGNGHIỆP

HUYỆNCHỢMỚI. 21

3.2.1. Kháiquát thựctrạng vềHTX.NNởChợMới. 21

3.2.1.1. Điều kiện thành lập củacáchợp tácxãởHuyện ChợMới. 22

3.2.1.2. Bộ máy quản lý HTX. 26

3.2.1.3. Nguồn vốn hoạtđộng củaHTX. 28

3.2.1.4. Quimô vànộidung hoạtđộng.33

3.2.1.5. Hiệu quảhoạtđộng. 37

3.2.1.6. Phân loạihoạtđộng.39

3.2.2. Những nhậnxét đánhgiá vềthựctrạng phát triểnHTX.NNHuyệnChợ

Mới. 42

3.2.2.1. Thành tựu đạtđượcvànguyên nhân. 42

3.2.2.2. Những mặtcòn tồn tại.44

3.2.2.3. Mộtsố nhận xéttừ sự pháttriển kinh tếhợp tácởHuyện ChợMới. 45

CHƯƠNG4. PHƯƠNGHƯỚNGVÀGIẢIPHÁPPHÁT TRIỂNCÁCHTX.NN

HUYỆNCHỢMỚIĐẾNNĂM2010. 46

4.1. Mụctiêu . 46

4.2. Địnhhướng phát triển. 46

4.3. Yêucầunhiệm vụ. 47

4.4. Cácgiảiphápchủyếu. 48

4.4.1. Công táctuyên truyền vận động. 49

4.4.2. Giảipháp củng cố, pháttriển Hợp TácXã. 49

4.4.3. Giảipháp đào tạo cán bộ . 51

4.4.4. Giảipháp vềđấtđai. 51

4.4.5. Giảipháp vềvốn, tín dụng.52

4.4.6. Mộtsố giảipháp khác. 52

CHƯƠNG5. KẾT LUẬNVÀKIẾNNGHỊ. 54

5.1. KẾTLUẬN. 54

5.2. KIẾNNGHỊ. 54

TÀILIỆUTHAMKHẢO





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh An Giang đến năm 2010
3.2.1.2 Bộ máy quản lý HTX
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5, khoá IX về kinh tế tập thể, trọng tâm là ở
khu vực nông nghiệp, nông thôn, đưa kinh tế tập thể cùng kinh tế Nhà nước ngày càng trở
thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, thực hiện Chỉ Thị số 10 – CT/TU ngày
02/08/2002 của Tỉnh uỷ An Giang về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kế
hoạch 03/KH.HU ngày 12/9/1996 và Nghị quyết 02/NQ.HU của Ban thường vụ Huyện uỷ
Chợ Mới thực hiện theo chương trình hành động Tỉnh Uỷ An Giang về việc phát triển và nâng
cao hoạt động của kinh tế tập thể trong những năm qua, nhiều hợp tác xã Huyện Chợ Mới
không ngừng được củng cố, với tinh thần đoàn kết nội bộ được Đảng và chính quyền ủng hộ,
tạo thuận lợi cho hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh. Cán bộ chủ chốt của hợp tác xã
liên tục tham gia các lớp đào tạo, tập huấn cán bộ do tỉnh và Huyện tổ chức . Từ đó, họ mạnh
dạn, dám nghĩ, dám làm, nắm bắt cơ hội trong sản xuất kinh doanh, do vậy làm ăn hiệu quả.
Qua khảo sát thực tế và từ các số liệu báo cáo của phòng nông nghiệp Huyện Chợ
Mới, nhìn chung hầu hết các HTX có cơ cấu “vừa quản lý vừa điều hành”, đủ cả Ban quản trị,
Ban kiểm Soát, kế toán và thủ quỷ. Tuy nhiên, trình độ của phần lớn các cán bộ HTX còn hạn
chế.
Trong tổng số 111 cán bộ HTX hiện tại, thì chỉ có 41 người có trình độ học vấn cấp III
(chiếm 37%), trong khi số còn lại trình độ học vấn cấp II là 48 người (chiếm 43%), cấp I là 22
người (chiếm 20%). Về trình độ chuyên môn chỉ có 1 người có trình độ đại học (chiếm 0,9%),
22 người (kế toán) có trình độ sơ cấp (chiếm 19,82%) . Về lý luận chính trị thì có 29 người có
trình độ sơ cấp.
Bảng 3.3 : TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ HTX.NN HUYỆN CHỢ MỚI
Chức danh Sốlượng
Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị
Số lượt người
được tập huấn
CB HTX năm
2005
Cấp
I
Cấp
II
Cấp
III

cấp
Trung
cấp
CĐ,
ĐH

cấp
Trung
cấp
CĐ,
ĐH Tỉnh
Các
trường
TW
Chủ nhiệm 22 0 8 14 1 12 17 1
Phó chủ nhiệm 37 11 24 2 8 2
Ban kiểm soát 30 11 16 3 16
Kế toán 22 0 0 22 22 9 33
Tổng 111 22 48 41 22 0 1 29 68 1
Nguồn: kết quả khảo sát và báo cáo Phòng NN & PTNT huyện Chợ Mới năm 2005
Như vậy so với mức bình quân chung của cả tỉnh thì trình độ văn hóa của cán bộ
quản lý HTX.NN của Huyện Chợ Mới thấp hơn cụ thể là: Trình độ học vấn cấp III là 219
người (chiếm 53,16%), cấp II: 174 người (42,23%), còn lại cấp I. Điều này cho thấy trình độ
học vấn chung của cán bộ quản lý HTX.NN của Huyện tương đối thấp: tỷ lệ cán bộ có trình
độ cấp III còn thấp trong khi cấp II và cấp I còn quá cao . Còn về chuyên môn trong 111 cán
bộ chủ chốt của HTX thì chỉ có 1 chủ nhiệm có trình độ đại học, 22 kế toán có trình độ sơ cấp
trong khi tỉnh có 11 (4,4%) cán bộ có trình độ đại học, trung cấp 17 (6,5%) người, 28
(10,7%) sơ cấp; Về kế toán HTX trong tỉnh có 10 người có trình độ cao đẳng, đại học, 26
SVTH: Võ Thanh Phú Trang 26
Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX.NN GVHD: Vũ Quang Cảnh
Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đến năm 2010
trung cấp, 46 sơ cấp và cũng còn 26 kế toán không có chuyên môn. Đây là một khó khăn, hạn
chế rất lớn ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của các HTX trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Bảng 3.4: Chỉ tiêu về trình độ của cán bộ quản lý HTX
Chỉ tiêu Sốlượng
Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn
Cấp I Cấp II Cấp III Sơ cấp
Trung
cấp
Đại
Học
CB HTX tỉnh 412 19 174 219 55 38 13
Tỷ lệ 100% 4,6% 42,2% 53,2% 13,4% 9,2% 3,2%
CB HTX Huyện 111 22 48 241 22 1
Tỷ lệ 100% 19,8% 43,3% 36,9% 19,8% 0,9%
(Nguồn: kết quả phỏng vấn 4/2006, Báo cáo kết quả thực hiện đề án phát triển HTX.NN
và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2006 – 2010 tỉnh An Giang)
 Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy
+ 5/12 chủ nhiệm cho rằng trình độ của cán bộ HTX hiện tại đủ đáp ứng quản lý
hoạt động của HTX (chiếm 41,6%)
+ Còn lại 7/12 chủ nhiệm HTX cho rằng chưa đủ (chiếm 58,4%)
+ 100% chủ nhiệm các HTX.NN đều cho rằng: trong thời gian tới để HTX phát triển
thì cần nâng cao trình độ và bổ sung thêm cán bộ quản lý cho HTX.
+ 80% người dân và các xã viên của HTX cho rằng chính trình độ quản lý và điều
hành hoạt động của HTX còn hạn chế, chưa đủ khả năng quản lý, điều hành cũng như có
những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả là những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến
kết quả động của các HTX.NN trong Huyện.
Chính trình độ còn hạn chế hiện nay là nguyên nhân làm cho một số HTX hoạt động
kém hiệu quả. Điều này thể hiện rõ nhất là kết quả hoạt động yếu, kém của HTX Tân Long,
HTX Phước Thạnh.
Để góp phần nâng cao nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng quản lý kinh tế, quản trị
kinh doanh, và nghiệp vụ kế toán cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ HTX. Trong những
năm qua, ngoài tự lực của chính các HTX thì chính quyền địa phương, Liên minh HTX, Chi
cục HTX tỉnh, Sở NN & PTKD, trường Đại học An Giang và Trường chính trị Tôn Đức
Thắng mở các lớp đào tạo ngắn hạn: chính sách đối với HTX, khởi sự doanh nghiệp, nghiệp
vụ kế toán tài chính, tin học - internet, quản trị kinh doanh, kỹ thuật,cho cán bộ. Từ đó, phát
huy năng lực, đảm đương được công việc của HTX, điều hành đúng luật, một số HTX thực
hiện hạch toán kế toán kép và sử dụng được máy vi tính như HTX Phú Quới, HTX Trung
Phú, HTX Hoà Thuận,..trong công tác chuyên môn (chèn hình: HTX Trung Phú), kinh doanh
ngày càng có hiệu quả hơn. Trong năm 2005, có 68 lượt người trong Ban quản lý HTX được
tập huấn ngắn ngày ở tỉnh với gồm 17 chủ nhiệm, 02 phó chủ nhiệm, 16 kiểm soát và nhiều
nhất là kế toán: 33 lượt người. Qua khảo sát hiện nay, 80% cán bộ HTX hưởng tiền lương
theo lương tháng cố định, số còn lại hưởng lương theo mùa vụ. Lao động thường xuyên (đội
chuyên, tổ trưởng đường nước) thì 45.6% hưởng lương theo mùa vụ còn lại được trả lương
theo tháng. Lao động làm việc không thường xuyên được mướn và trả lương theo ngày hay
công việc. Để động viên, phát huy tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thì ngoài
tiền lương cơ bản các bộ phận kế toán, kiểm soát, thủ quỹ được hưởng thêm từ 0,5 –
SVTH: Võ Thanh Phú Trang 27
Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX.NN GVHD: Vũ Quang Cảnh
Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đến năm 2010
2%/doanh thu thu được chiếm 70% các HTX. Tuy nhiên, nhìn chung thì lương vẫn còn thấp.
Theo kết quả điều tra bình quân thu nhập của cán bộ HTX hiện nay là 450.000 đồng/tháng.
Điều này đã làm cho một bộ phận cán bộ HTX có năng lực muốn chuyển sang hoạt động ở
chính quyền hay đơn vị khác để có thu nhập cao hơn, một số cán bộ làm không hết mình vì
lợi ích chung và từ thực tế như vậy thì để thu thêm nguồn nhân lực có trình độ về làm ở HTX
là một khó khăn lớn hiện nay.
Ngoài việc tổ chức đào tạo, tập huấn ngắn ngày cho cán bộ đương nhiệm, để khuyến
khích sinh viên trường Đại Học An Giang ra trường về công tác ở các HTX và trang trại,
UBND tỉnh An Giang ra công văn số 400/CV-CV/UB ngày 26/2/2003 về “Miễn học phí cho
sinh viên đăng ký làm việc cho HTX, trang trại trong tỉnh”. Ở Chợ Mới, năm 2004 có 06 sinh
viên ra trường, nhưng chỉ có 02 sinh viên đến làm việc HTX Định Thuận và Long Bình. Do
môi trường HTX không đủ điều kiện cho các sinh viên phát huy tài năng, không có việc để
phân công, đồng thời trả lương quá thấp nên các sinh viên làm một thời gian rồi bỏ việc. Năm
2005, có 08 sinh viên ra trường về làm cho HTX, nhưng chỉ có HTX Long Bình, HTX Trung
Thành và HTX Hiệp Hoà bố trí công việc, số còn lại không đến HTX. Có thể thấy, các sinh
viên mới ra trường này là nguồn tài sản quý để giúp HTX đứng vững, phát triển và cạnh tranh
được trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Tuy nhiên, tính đến thời điểm
này thì chỉ có 2/14 sinh viên làm ở các HTX, một con số quá ít so với nhu cầu. Qua trao đổi
với 3 sinh viên hiện đang công tác tại 3 HTX: Trung Thành, Hiệp Hoà, Long Bình thì hầu như
các sinh viên này chỉ làm công việc đi thăm đồng, thu tiền nước.
Nhìn chung, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý HTX trong thời gian qua có nhiều
tiến bộ, khả năng quản lý, kinh doanh , nhạy bén với thị trường ngày càng được nâng lên. Tuy
nhiên, bên cạnh những HTX mạnh dạn mở rộng các dịch vụ, lĩnh vực hoạt động đem lại nhiều
lợi ích cho xã viên, thì vẫn còn những HTX còn rụt rè, ngại khó, ngại va chạm trong kinh
doanh trong khi “ thương trường là chiến trường”. Một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến hạn chế này là trình độ cán bộ còn chưa xứng tầm.
3.2.1.3 Nguồn vốn hoạt động của HTX
Trong quá trình hoạt động, có rất nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả
hoạt động của HTX. Trong đó, nguồn vốn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu
Theo báo cáo của phòng nông nghiệp huyện, thì tổng số vốn điều lệ khi thành lập của
các HTX là 2.234,6 triệu đồng, vốn thực tế huy động được là 1.752,93 triệu đồng, đạt 78,45%
so với vốn điều lệ. Trong khi tỷ lệ huy động chung cả tỉnh là 89,67%. Như v...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top