rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
3.3. THI CÔNG CẦU CHÍNH
3.3.1. THI CÔNG TRỤ THÁP

Do đặc điểm mặt cắt ngang trụ tháp cầu Mỹ Thuận có một kích thước
không thay đổi, nên có thể loại ván khuôn trượt thông thường để thi công
tháp. Công tác đổ bê tông trụ tháp được chia làm 31 đoạn (mỗi đoạn được gọi
là một đốt) và thi công theo 6 giai đoạn. Hình 25 trình bày công tác thi công
thân trụ tháp.

Hình 25: Thi công thân trụ tháp
Khung cốt thép của mỗi đốt được gia công thành 2 phần để dễ dàng
tiến hành cẩu lắp vào bên trong khuôn trượt và có thể buộc với các thanh thép
chờ của đốt trước đó. Các thanh thép liên kết hai phần khung cốt thép chế tạo
sẵn được buộc tại chỗ. Công tác đổ bê tông trụ tháp được thực hiện bằng cần
cấu tháp.
Dầm ngang của tháp cầu được đúc sẵn trên bệ cọc. Trước khi thi công
đốt thứ 14 của trụ tháp, sử dụng kích thuỷ lực nâng dầm ngang đã được đúc
sẵn (intermediate tie) đặt vào đúng vi trí thiết kế rồi tiến hành đổ bê tông để
liên kết nó với với thân trụ tháp.
Để đổ bê tông đốt liên kết với dầm ngang, sử dụng thiết bị coupler để
không phải điều chỉnh thay đổi ván khuôn trượt. Hình 26 trình bày thi công

lắp đặt dầm ngang của trụ tháp.
Việc căng cáp dự ứng lực dầm ngang thân tháp được thực hiện sau khi
bê tông mối nối đạt cường độ 35MPa.
Dầm giằng trên (ipper tie) được thi công đổ bê tông tại chỗ trước khi
thi công đốt thứ 26 của trụ tháp. Dầm này cũng được căng cáp DƯL khi bê
tông đạt cường độ 35MPa.

Hình 26: Cẩu lắp đặt dầm ngang của trụ tháp
48


Sau khi thi công xong tháp cầu triển khai công tác thi công mặt cầu
đồng thời tiến hành căng kéo dây văng.
3.3.2. THI CÔNG HỆ DẦM CẦU CHÍNH

a) Đặc điểm cơ bản của dầm cầu chính: Nhịp chính cầu Mỹ Thuận có
cấu tạo dạng dầm bản bê tông cốt thép chiều dày 0.2m, chiều rộng tồng thể là
23.66m. Bản mặt cầu tựa trên hai dầm dọc, mỗi dầm nằm cách mép ngoài
bản mặt cầu 2m và trên các dầm ngang cách nhau 5.2m. Dầm cầu chính
được thi công theo phương pháp đúc hẫng kết hợp với căng kéo cáp dây
văng.
Mỗi phân đoạn dầm cầu có chiều dài l0.4m, có các dầm ngang DƯL và
được đổ bê tông liền khối một lần. Các dầm dọc được căng cáp DƯL tại đoạn
giữa của nhịp.
Dầm cầu được đổ bê tông liền khối với các trụ neo và được đỡ trên các
gối tại trụ tháp. Hình 27 trình bày ván khuôn đúc khối dầm đầu tiên trên dầm
ngang của trụ tháp.

Hình 27: Ván khuôn đúc khối dầm đầu tiên trên trụ tháp
Công tác thi công khối neo dây văng tương đối phức tạp, như công tác
cốt thép (do mật độ cốt thép dày đặc tại các khối neo), đặc biệt là việc định vị
ống dẫn hướng của cáp dây văng. Để giảm bớt thời gian và mức độ phức tạp
trong thi công đúc hẫng, nhà thầu đã chọn phương án đúc sẵn khối neo dây
văng và các đốt dầm ngang.
Cốt thép các dùng cho khối neo ở dầm và ở đỉnh tháp được gia công
trước trên bờ. Hình 29 và Hình 30 cho thấy công tác gia công cốt thép, lắp
đặt các ống đỡ neo để đúc khối neo và các đốt tại đỉnh trụ tháp.

49



Hình 29: Lắp đặt cốt thép đúc khối neo đầu dầm ngang
Hình 30: Lắp đặt cốt thép đúc khối neo đỉnh tháp
Các cấu kiện đúc sẵn được cẩu lắp vào vị trí trước khi đúc dầm dọc.
Ống dẫn hướng dây văng được định vị bằng máy trắc đạc chuyên dụng trước
khi đổ bê tông khối neo.
Thi công dầm cầu tại trụ tháp bờ Nam trước, sau khi hoàn thành phần
nhịp chính trụ tháp phía Nam tháo ván khuôn dầm chuyển sang thi công tiếp
dầm cầu trụ phía Bắc.

b) Trình tư thi công dầm cầu chính: Đoạn đầu tiên của sàn mặt cầu
chính (NC) cùng với hai phân đoạn tiếp theo (NAL&NCL) được đổ bê tông
trên hệ ván khuôn gắn vào dầm ngang dưới. Tại giai đoạn này, các gối tạm
được đặt trước để neo các khối sàn cầu đầu tiên theo hai phương ngang và
dọc. Sau khi thi công xong các đốt đầu tiên này, ván khuôn dầm được tháo ra
và tịnh tiến lên phía trước bắt đầu cho quá trình thi công đúc hẫng cân bằng
cho đến phân đoạn thứ 4.
Khi thi công xong phân đoạn thứ 4 dầm mặt cầu (NA4 & NC4) sử
dụng một cặp cáp giằng trụ tháp với các trụ neo để đảm bảo cho trụ tháp ổn
định, không biến dạng trong quá trình thi công dầm cầu.
Bắt đầu từ phân đoạn thứ 5 nhịp cầu chính (NC5) dầm mặt cầu được
thi công không cân bằng. Sau khi hoàn tất phân đoạn thứ 10 (NC10) của nhịp
chính, dầm mặt cầu của nhịp bên được giằng tạm thời với trụ neo bằng các
dây cáp.
Quá trình thi công một phân đoạn dầm chính cầu Mỹ Thuận có thể tóm
tắt như sau:
1. Tiến xe đúc tới vị trí sẵn sàng đúc đốt tiếp theo, lắp khối neo dây
văng đúc sẵn vào vị trí sẽ liên kết với đốt dầm dọc sắp thi công. Liên kết khối
neo với xe đúc điều chỉnh ván khuôn đúc đất dầm mới theo độ vồng tính
toán.
2. Liên kết các dầm chống tạm bằng thép giữa các khối neo cũ và mới.
3. Lắp đặt và kéo cáp dây văng lần một tới một ứng suất tính toán
trước.
50


4. Lắp đặt đà giáo ván khuôn, đặt hai đất dầm ngang đúc sẵn và hai
khung thép gia công trước của hai dầm dọc vào vị trí. Hoàn thiện công tác
làm cốt thép thường và dự ứng lực .
5. Đổ bê tông hai dầm chủ và bản mặt cầu bao gồm cả mối nối hai đốt
dầm ngang, mối nối dầm ngang với dầm dọc.
6. Khi bê tông đạt cường độ, hạ toàn bộ hệ thống ván khuôn.
7. Tháo bỏ thanh chống tạm giữa các khối neo dây văng.
8. Căng cáp dự ứng lực của dầm ngang.
9. Tháo bỏ liên kết giữa khối neo với xe đúc.
10. Căng cáp dây văng lần hai.
Lặp lại các bước thi công từ 1 đến 10.
c) Hợp long dầm cầu chính: Trước khi thi công đoạn hợp long, các gối
tạm tại trụ tháp được tháo ra, hai phần hẫng dầm cầu được kích để đẩy cho
trụ neo biến dạng khoảng 67% tổng chuyển vị gây ra theo tính toán do
từ.biến và co ngót. Hình 31 trình bày công tác lắp đặt ván khuôn cốt thép
khối hợp long.

Hình 31: Lắp đặt ván khuôn cốt thép khối hợp long
Sau khi hoàn tất thi công mặt cầu đoạn hợp long, các dầm dọc được
căng cáp DƯL, dầm cầu chính được hạ xuống các gối cầu tại trụ tháp. Tiếp
theo đó,tiến hành điều chỉnh cáp của các dây văng để tạo trắc dọc cuối cùng
của cầu. Các gối cầu giới hạn chuyển vị theo phương dọc và phương ngang
cầu được lấp đặt đồng thời với việc lấp đặt khe co giãn.
3.3.3. CÁP DÙNG CHO CẦU MỸ THUẬN

a) Đặc điểm kỹ thuật của cáp dây văng:
Cáp sử dụng cho cầu Mỹ Thuận là loại cáp tao đơn, mỗi tao có 7 sợi
với đường kính 15.7mm, làm bằng thép có cường độ chịu kéo tương ứng với
loại HD hay HDE, được mạ kẽm nhúng nóng do hãng Fryessinet sản xuất.
Đặc điểm kỹ thuật của các sợi cáp như sau:
+ Đặc trưng hình học:
51


- Đường kính tiêu chuẩn

15,7mm

- Diện tích mặt cắt ngang

150mm2

- Sai sề cho phép trên mặt cắt ngang (kể cả lớp mạ +/-2%
kẽm)
- Khối lượng 1m dài

1172kg/m

- Sai số cho phép về khối lượng 1m dài

+/-24g/m

+ Đặc trưng cơ học:
- Lực kháng

1770N/mm2

- Tải trọng phá hoại nhỏ nhất

265,0 KN

- Đặc trưng riêng tải trọng kiển chứng 0,1%

237,0 KN

- Độ giãn dài tối thiểu

3,5%

- Độ trùng tối đa sau 1000h

2,5%

- Hệ số giá tri cuốn tròn khi phá hoại

25%

- Module đàn hồi

185 tới200 Gpa

+ Các đặc tính khác:
- Phá hoại do mỏi

2 triệu chu kỳ

- Ứng xuất mỏi

300 MPa

- Ứng xuất tối đa

796,5 MPa
(0,45 x 1720)

+ Đặc điểm của kẽm mạ:
- Kẽm sử dụng để mạ cáp là loại Z2 - 99,5% nguyên chất, theo tiêu
chuẩn EN - 1179.
- Chiều dày lớp mạ kẽm của tao cáp đơn tuân theo tiêu chuẩn NF A 35
- 035.
- Khối lượng kẽm trên mỗi đơn bề mặt sợi cáp từ 220-350g/m2, trung
bình là 280 g/m2.
b) Các đặc điểm cơ bản của lớp vỏ bọc tao cáp HDPE:
Các tao cáp đơn được bọc trong lớp vỏ Polyethylene tỷ trọng cao tên
gọi bằng tiếng Anh là High density Polyethylene sheath (HDPE) của hãng
Fryessinet. Các tao cáp được bọc lớp mỡ chuyên dụng bảo vệ ở bên ngoài, có
khả năng chống gỉ, chống sét tốt.
+ Yêu cầu kỹ thuật đối với lớp vỏ HDPE:
- Vật liệu HDPE là loại PE 80 hay PE 100 nhóm 4.
52


- Ống HPPE bao bọc xung quanh các tao và lớp mỡ bảo vệ. Chiều
dày tối thiểu 1,5mm (-0/+0, 25mm).
- Thành phần của vỏ HDPE còn chứa các thành phần như: 2,3 %
(+/-0,3 % ) Cacbon đen và 1000 pPhần mềm Antioxidant (chống oxi hoá).
- Đường kính ngoài cùng của tao khi có lớp vỏ không vượt
19,5mm, vỏ sẽ có màu đen, mịn.
+ Cường độ chiu kéo:
- ứng suất oằn > 19 Mpa
- Độ giãn dài khi phá hoại > 350%
+ Khả năng chống va đập:
- Được kiểm tra theo quy trình PR 2015 của Freyssine.
- Thử nghiệm kiểm tra khả năng chống thấm nước của ống với áp
suất của nước là 1 bar.
d) Lớp mỡ bảo vệ:
+ Vật liệu bảo vệ này là loại sáp có nguồn gấc dầu mỏ là loại Injectelf
CP-HPE hay CP-THPE. Lớp mỡ này có tác dụng ngăn nước không cho
thẩm vào các sợi cáp.
+ Mỡ bảo vệ được lèn vào chỗ trống giữa các sợi cáp và phần lỗ rỗng
giữa các sợi cáp phía ngoài với vỏ bọc.
+ Việc thử nghiệm chống nước của các tao cáp được tiến hành theo qui
định của hãng sản xuất cáp Freyssinet.
đ) Quy đinh cho việc lấy mẫu thử:
+ Tất cả các tao cáp được gia công từ 7 sợi thép cùng loại. Khi xuất
xưởng các tao được đóng gói thành cuộn để chuyển tới công trường. Chiều
dài mỗi cuộn tao cáp không vượt quá 2200m.
+ Tất cả các tao cáp được tiến hành thử nghiệm theo quy trình PREN l0138. Cụ thể như sau:
- Thử nghiệm kiểm tra đặc trưng hình học và cơ học của tao cáp:
kiểm tra từng cuộn theo tất cả các đặc tính.
- Các đặc tính phụ: quan hệ đẳng nhiệt và hình thái mỏi thực hiện
kiểm tra một thử nghiệm /mẻ.
- Cường độ chiu kéo: Mooix mẻ lấy một mẫu để thử nghiệm.
Trong trường hợp có mẻ (hay cuộn) được kiểm tra không đạt yêu cầu,
thì phải tiến kiểm tra (thử nghiệm) thêm 3 mẫu của mẻ (hay cuộn) cáp
không đạt yêu cầu đó, nếu có mwt mẫu kiểm tra (hay thử nghiệm) có kết
quả không đạt yêu cầu thì mẻ (hay cuộn) cáp đó phải loại bỏ.

53


+ Đối với lớp mạ kẽm: Việc thử nghiệm lớp mạ kẽm được tiến hành
theo tiêu chuẩn NF A 35-035. Lấy một mẫu thử của mỗi mẻ để kiểm tra. Mỗi
một mẫu của tao cáp kiểm tra cả 7 sợi các đặc tính sau:
- Khối lượng kẽm trên đơn vị bề mặt
- Độ bám
- Độ liên tục
- Độ nhẵn bề mặt
+ Đối với vỏ HDPE: Kiểm tra chiều dày của ống được 2 mẫu/mỗi mẻ.
Đường kính của ống 19,5mm, sai số cho phép (-/+0,l). Tính liên tục của của
ồng sẽ được kiểm tra bằng thiết bi chuyên dụng, thiết bi nay tự động kiểm tra
trong chuyền sản xuất.
- Các đặc tính cơ học: Kiểm tra 2 mẫu/mỗi mẻ về cường độ chịu
kéo và khả năng chống va đập.
- Độ liên kết: Kiểm tra 2 mẫu/mỗi mẻ về độ liên kết
+ Đối với lớp mỡ bảo vệ: Kiểm tra 2 mẫu/mỗi mẻ về trọng lượng mỡ
trên đơn vi chiều dài và độ thấm nước.
3.2.4. LẮP ĐẶT NEO

a) Chuẩn bị và công trình phụ trợ thi công căng kéo: Để phục vụ
cho công tác lắp đặt neo, cáp và căng kéo dây văng cần bố trí các đường công
vụ như sau:
1. Lối đi bê trong ván khuôn dầm: Bên trong ván khuôn có bố trí lối đi
chiều dài 2.5m, chiều rộng 2.0m, cao l.6m. Treo trên dây cáp.
2. Lối đi lại trên sàn công tác khoả 0.8m2. Thang lên sàn công tác.
3. Lối đi trên đỉnh ván khuôn dầm
4. Sàn công tác bên ngoài tháp thiết kế với hoạt tải 150kgs/m2
5. Lối đi bên trong tháp thiết kế với hoạt tải 150kgs/m2
b) Lắp đặt neo ở tháp:
+ Các neo ở tháp trước khi được lắp đặt cần thực hiện các ông việc
sau:
- Tháo mũ bơm vữa đầu neo.
- Tháo thanh ren M16 của mũ.
- Luồn 2 bulông M16 (loại có mắt) vào 2 lỗ xa nhất của neo để
tạo sự cân bằng về trọng lượng neo khi nâng cao lên.
+ Sử dụng cần cẩu tháp để đưa neo vào vị trí lắp đặt. Dùng thiết bị kẹp
đợ tạm thời neo trước khi lắp đặt.
+ Sau khi lắp đặt neo vào vị trí xiết các bulong các núm bơm vữa.
54


+ Dùng nylon bọc kín toàn bộ neo để chống nước và bụi bẩn trong quá
trình thi công.
c) Lắp đặt neo tại dầm cầu: Ống đỡ neo được đúc sẵn cùng với khối
bê tông của dầm ngang. Trước khi đổ bê tông dầm, khối bê tông này được lắp
đặt vào vi trí neo dây văng trong ván khuôn. Ống đỡ neo được điều chỉnh sao
cho trong quá trình thi công lắp đặt và căng kéo cáp, tim của ống luôn đồng
trục dây văng với sai số cho phép trong hình nón là 0,30.
+ Lắp đặt neo:
- Đưa neo vào bên trong ống đỡ neo.
- Kẹp tạm neo vào ống đỡ bằng cách gắn tạm một tao cáp vào neo và
căng đến 30KN.
- Sau khi lắp đặt neo, xiết bu long núm bơm .
+ Dùng nylon bọc kín toàn bộ neo để chống nước và bụi bẩn trong quá
trình thi công.
Lưu ý: Trong trường hợp khoảng thời gian từ khi lắp đặt neo đến khi
căng kéo cáp dài hơn 1 tháng, cần phun một lớp dầu vào đế neo và đóng các
mũ bơm vữa lại.
d) Công tác chuẩn bị neo trước khi luồn cáp: Theo qui định, các neo
đặt tại tháp gọi là loại âm, các neo đặt ở dầm gọi là loại dương.
Công tác chẩn bị neo trước khi luồn cáp được tiến hành 2 ngày trước
khi căng cáp. Quá trình chỉnh sửa, vệ sinh neo được thực hiện như sau:
+ Neo được đặt và điều chỉnh chính xác trùng với trung tâm của ống
đỡ bằng một thiết bi đặc biệt. Sai số cho phép về đồng tâm là +/- 2mm.
+ Kiểm tra vị trí của các đai ốc trong thanh ren của neo và điều chỉnh
nếu cần thiết.
+ Kiểm tra mức độ ô xy của đế đỡ neo. Nếu có mặt đế đỡ bị ô xy hoá
phải dùng giấy ráp trà sạch.
+ Đế neo phải được làm vệ sinh sạch bằng khí ép, dùng vải sạch để lau
các lỗ neo. Dùng loại dầu đặc biệt (đa chức năng) bôi lên các lỗ neo. Mũ bơm
vữa và lớp nylon bảo vệ được bịt lại cho đến khi tiến hành căng cáp.
+ Trước khi lắp đặt nút neo, tiến hành vệ sinh lỗ neo lần thứ hai bằng
vải sạch tẩm dầu đa chức năng.
3.2.5. GIA CÔNG, LẮP ĐẶT VỎ BỌC DÂY VĂNG (HDPE)

Vỏ ống bao bọc ngoài của bó cáp gọi là ống chính (ống HDPE), có
chiều dài tính toán LH1. Bên ngoài ống này được bọc một ống có đường kính
lớn hơn gọi là ống ngoài (ống co giãn), chiều dài tính toán LH2. Ống ngoài
được nối với đầu ống đỡ neo ở tháp và ở dầm cầu, có thể “trượt” trên ống
55


chính khi tháp và dần cầu giãn nở, biến dạng do nhiệt độ hay các tác nhân
khác.
a) Ống chính (HDPE): Đầu ống chính tại vị trí tiếp xúc với ống đỡ
neo phía dầm cầu có ren để liên kết cố định với ống đỡ neo. Ống chính được
hàn ghép nối đối đầu từ các đợn ống HDPE, mỗi đoạn có chiều dài 11,8m.
Ren xoắn đầu đoạn nối không được vượt quá 100 mm.
Đầu ống chính HDPE phía tháp cầu không có ren xoắn, nên ống ngoài
có thể trượt tự do trên ống chính trong quá trình làm việc.
b) Ống ngoài (ống co giãn):
Ống ngoài có khả năng đàn hồi để bảo đảm sự chuyển tiếp giữa ống
chính và ống dần hướng phía trên. Ống ngoài có khả năng trượt trên ống
chính. Mối nối ống ngoài phải bảo đảm kín nước.
Đường kính bên trong của ống ngoài không được lớn hơn đường kính
ngoài ống chính 15mm.
c) Hàn các đốt ống: ống bọc dây văng được gia công bằng cách hàn
đối đầu các đốt ống có chiều dài 11.8m bằng máy hàn nhỏ. Quá trình hàn ống
được điều chỉnh theo hệ số điều kiện làm việc như áp suất, nhiệt độ và thời
gian v.v...
Tiến hành đo chiều dài ống lắp đặt tại công trường. Sau đó tính toán số
lượng đốt ống cần gia công cho mỗi day (tính toán cả đoạn nối hàn, giãn nở
do nhiệt độ của ống).
Việc hàn ống được thực hiện trong lán có mái che tại tại công trường.
Các ống trước và sau khi hàn cần được bảo quản cẩn thận (bọc trong túi
nylon trước khi đem ra hàn và được dán bằng keo khi lưu trữ), tránh để dính
bẩn. Quy trình hàn đối đầu 2 ồng được thực hiện như sau:
+ Kẹp hai đoạn ống vào trong máy hàn.
+ Tạo phẳng đầu hàn của hai ống
+ Nung nhiệt với kiễng điện
3.2.6. LẮP ĐẶT DÂY VĂNG

Tổng số dây văng sử dụng cho cầu Mỹ Thuận là 128 dây, mỗi dây
văng có khoảng từ 22 đến 67 tao cáp, phụ thuộc vào vị trí của dây (phụ thuộc
vào nội lực tính toán của các dây tại mỗi vị trí). Quá trình lắp đặt cáp gồm
các công đoạn chính sau:
a) Lắp đặt ống bọc cáp và tao cáp đầu tiên (tao cáp chuẩn):
+ Ống chính HDPE và tao cáp chuẩn (Reference strand) được lắp dựng
cùng một lúc. Đầu dưới (phía dầm cầu) của tao cáp chuẩn được bắt vào neo,
sau đó dùng cẩu tháp lắp dựng ống HDPE và bắt tao cáp này vào neo ở tháp.
Kích để căng tao cáp chuẩn tại neo đầu tháp để định vị giữ ống HDPE.

56


+ Chiều dài tao cáp chuẩn được tính toán trước khi lắp đặt với độ chính
xác (+/-) 1/10000.
b) Hệ thống luồn cáp gồm có:
Thiết bị cơ bản sử dụng cho công tác luồn cáp như sau:
+ Hai tời thuỷ lực. Tời thứ nhất (WP1) dùng để kéo các tao cáp lên neo
tại đỉnh tháp. Tời thứ.hai (WP2) được đặt tại mặt cầu, để điều chỉnh thiết bị
luồn cáp quay trở để tiến hành luông tao cáp tiếp theo.
+ Bánh xe chuyển hướng, được đặt cố định trên mặt cầu.
+ Máy cắt cáp và bóc ống bọc cáp.
+ Thiết bị quay tời cáp.
c) Trình tự luồn cáp:
Các tao cáp sẽ được luồn tuần tự từng tao qua ống HDPE, sau đó được
cắt và căng kéo theo thiết kế. Trình tự luồn cáp được thực hiện như sau:
+ Luồn đầu sợi cáp vào trong máy cắt.
+ Chuẩn bị đầu tao cáp phía trên (bóc ống ống bọc cáp để tách rời 6 sợi
cáp xung quanh tao cáp ra, để lại sợi cáp ở giữa).
+ Nối tao cáp với thiết bị luồn cáp.
+ Thả cáp đều đặn từ cuộn theo sự di chuyển của thiết bị luồn cáp
trong ống HDPE.
+ Luồn và chốt đầu trên của cáp vào neo ở tháp.
+ Khi đầu tao cáp ở tháp được neo, tiến hành đo đạc để cắt cáp ở đầu
còn lại bằng máy cắt.
+ Chuẩn bị đầu tao cáp phía dưới (bóc ống ống bọc cáp để tách rời 6
sợi cáp xung quanh tao cáp ra, để lại sợi cáp ở giữa).
+ Luồn đầu tao cáp vào neo đã lắp đặt ở phía dầm.
Các tao được luồn đồng thời ở cả hai mặt phẳng dây văng. Sự chênh
lệch về số lượng các tao cáp lắp đặt ở hai ống HDPE của hai mặt phẳng dây
văng không được vượt quá 10%.
3.3.7. CĂNG KÉO DÂY VĂNG

a) Ký hiệu để xác định các dây văng: Việc đánh số và ký hiệu dây
văng được qui định như sau:
+ Ký hiệu: 01 NE , 17 NW
Trong đó:
01: số thứ tự dây văng (thay đổi từ 1 đến 32)
N: tháp bờ Bắc, S: tháp bờ Nam
E: thuộc mặt phẳng dây phía Đông (hạ lưu)
57


W: thuộc mặt phẳng dây phía Tây (thượng lưu)
b) Trình tự căng kéo dây văng: Quy trình căng kéo dây văng cầu Mỹ
Thuận được thực hiện theo các công đoạn sau:
- Thực hiện theo phương pháp căng riêng rẽ từng tao (isitension
methođ), trong đó mỗi dây văng căng kéo một tao cáp chuẩn tới lực tính toán
trước. Sai số cho phép trong quá trình căng so với thiết kế là +/- 10%.
- Căng lần lượt các tao tiếp theo bằng kích và các thiết bị chuyên dụng
của hãng Freyssinet cho đến khi lực căng của các tao tiếp theo đạt được giá
trị ứng suất như tao cáp chuẩn. Trong kích này có thiết bị đo lực căng của tao
cáp đang kéo và được điều khiển bằng máy tính điện tử. Mỗi tao cáp được
kéo hai lần.
3.2.8. ĐIỀU CHỈNH NỘI LỰC DÂY VĂNG

Sau khi hợp long cầu, người ta tiến hành vi chỉnh lực căng của một số
dây văng bằng kích “vòng”. Trình tự điều chỉnh nội lực của dây văng được
tóm tắt như sau:
1. Trước khi điều chỉnh nội lực của dây văng, tiến hành công tác trắc
đạc tổng thể cầu (trắc đạc dầm và tháp cầu) vào buổi sáng sớm, lúc mặt trời
mọc.
2. Trên cơ sở số liệu trắc đạc tổng thể này, tính toán để xác định nội
lực cần điều chỉnh cho từng dây văng.
3. Dùng kích vòng kéo đồng thời tất cả các tao cáp trong một dây văng
đến nội lực tính toán trước.
4. Quan trắc để theo dõi độ vồng của dầm, chuyển vị của tháp trong
quá trình điều chỉnh nội lực.
5. Trắc đạc tổng thể cầu sau khi điều chỉnh nội lực.
Sau khi hoàn thành công tác lắp đặt, căng kéo điều chỉnh dây văng cầu
tiến hành lắp đặt thiết bị chống rung cho dây văng và bơm xáp bảo vệ dây
văng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top