daigai

Well-Known Member
Download miễn phí bài giảng cho anh em
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VẬT LIỆU NỘI THẤT
Interior Material
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU NỘI THẤT
1.1. Vai trò của vật liệu dùng trong nội thất
Vật liệu trang trí nội ngoại thất có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả mỹ quan và công năng của vật liệu kiến trúc. Hiệu quả thiết kế của một vật kiến trúc không chỉ có quan hệ với thủ pháp thiết kết kiến trúc tạo hình mặt đứng, tỷ lệ kích thước và công năng của từng khối mà còn có quan hệ mật thiết với việc lựa chọn vật liệu trang sức. Hiệu quả trang sức lớp bề mặt của vật kiến trúc thông thường thể hiện trên ba khía cạnh: màu sắc, cảm giác và đường nét. Vai trò của vật liệu trang sức chính là làm đẹp cho vật kiến trúc, làm đẹp cho môi trường xung quanh. Ngoài ra, do các vật liệu trang sức hầu như là vật liệu trang sức bề mặt của vật kiến trúc nên cần có tính chất bảo vệ vật kiến trúc, kéo dài tuổi thọ của vật kiến trúc. Các vật liệu trang sức hiện đại còn có những chức năng khác nữa như: chống cháy, chống mốc, giữ nhiệt, cách nhiệt và cách âm... Tóm lại, vật liệu trang sức nội ngoại thất có vai trò làm đẹp, bảo vệ và những chức năng khác cho vật kiến trúc.
1.2. Phân loại vật liệu nội thất
Vật liệu trang sức nội ngoại thất hiện có hàng trăm, thậm chí hàng vạn loại, hơn nữa tốc độ đổi mới của dạng vật liệu này cũng vô cùng nhanh chóng. Có rất nhiều cách phân loại vật liệu trang sức nội ngoại thất, thông thường có các loại sau:
1.2.1. Phân loại theo chất liệu của vật liệu
a. Vật liệu vô cơ: Đá, sành sứ, kính, thép không rỉ, hợp kim, nhôm...
- Vật liệu nội thất từ đá: Là những loại vật liệu nội thất được tạo thành chủ yếu từ các loại đá như đá tự nhiên, đá nhân tạo.
+ Đá tự nhiên: Bao gồm đá trầm tích, nham thạch, đá phong hoá. Là loại vật liệu có khả năng chịu nén cao, bền lâu, tính trang sức tốt, thường dùng trong trang sức công trình.
+ Đá nhân tạo: Hiện nay người ta thường sử dụng các loại đá nhân tạo nhựa tổng hợp như đá nhựa tổng hợp, đá phức hợp, đá xi măng, đá nung. Chúng có đặc điểm là nhẹ, cường độ cao, chống axit, kiềm cao và dễ gia công, giá thành hạ.
- Vật liệu nội thất thuỷ tinh: Là những loại vật liệu nội thất được làm chủ yếu bằng thuỷ tinh bao gồm thuỷ tinh cứng, thuỷ tinh chịu nhiệt, thuỷ tinh thạch anh…Được dùng làm kính, cửa sổ…trong các công trình kiến trúc.
- Vật liệu nội thất gốm sứ: Là những loại vật liệu nội thất được làm chủ yếu bằng gốm sứ, được dùng làm đồ mỹ thuật trang sức, trưng bày, hay các loại gạch men tường nội thất…
- Vật liệu nội thất kim loại: Vật liệu chủ yếu là kim loại dạng ống tròn (như các loại ống sắt, hợp kim nhôm, gang thép không gỉ hay cũng có thể là những loại ống dạng vuông), vật liệu dạng sợi, dạng tấm, dạng định hình….được làm thành các đồ gia dụng….
b. Vật liệu hữu cơ: Gỗ và vật liệu từ gỗ; nhựa...
- Vật liệu nội thất từ gỗ: Chủ yếu là chỉ những loại vật liệu nội thất được làm từ gỗ tự nhiên hay ván nhân tạo.
+ Vật liệu nội thất từ gỗ tự nhiên: Vật liệu nội thất làm từ gỗ tự nhiên, chủ yếu sử dụng các loại gỗ từ nhóm I đến nhóm IV. Là các loại gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, quí hiếm và có độ bền cơ học cao một số loại nổi bật như: Cẩm Lai, Giáng Hương, PơMu, Gõ Đỏ, Hoàng Đàn….
+ Vật liệu nội thất từ ván nhân tạo: Vật liệu nội thất làm từ ván dăm, ván ghép thanh, ván sợi…được sản xuất từ loại gỗ rừng trồng và được sử dụng làm đồ mộc, trang trí nội thất, làm ván sàn…
- Vật liệu nội thất phi lâm sản: Là những loại vật liệu nội thất được làm chủ yếu từ nguyên liệu song mây hay tre nứa...là loài sinh trưởng nhanh, dễ gia công, dễ sử dụng, dễ đánh bóng và khả năng chịu kéo dọc thơ, xoắn rất lớn. Được dùng làm hàng mộc, đồ mỹ nghệ, nhà cửa…có giá trị
- Vật liệu nội thất dạng lỏng: Vật liệu chủ yếu là các loại sơn nội thất như sơn quét tường, sơn quét nền, các loại chất phủ dùng để trang trí nội thất…
Vật liệu nội thất từ một số chất liệu khác
Vật liệu nội thất được làm từ nhựa, thảm, thạch cao, giấy dán tường, ...v.v.
Vật liệu phức hợp vô - hữu cơ: Đá hoa cương nhân tạo, tấm kim loại, sơn...
1.2.2. Phân loại sự theo bố trí trong công trình kiến trúc của vật liệu trang sức
Vật liệu trang sức tường bên ngoài: Đá tự nhiên, đá nhân tạo, đồ sành sứ, kính xây dựng, xi măng, vữa bê tông trang sức, sơn quét tường ngoài trời, hợp kim nhôm
Vật liệu trang sức bên trong: Đá, sơn quét tường trong nhà, giấy dán tường, vải dán tường, kính và gỗ...
Vật liệu trang sức nền: Thảm, ván sàn nhựa, gạch men, đá, ván sàn gỗ, sơn quét nền, ván chống tĩnh điện...
Vật liệu trang sức trần: Thạch cao, tấm lợp trần hợp kim, kính hữu cơ và các loại vật liệu khung giá đỡ khác.
1.2.3. Phân loại theo mức độ bắt cháy của vật liệu trang sức
Cấp độ A: Là những vật liệu không mang tính bắt cháy như thạch cao, đá hoa cương...
Cấp độ B1: Là những vật liệu khó cháy như ván trang sức chống cháy, giấy dán tường chống cháy...
Cấp độ B2: Là những vật liệu có thể cháy như ván dán, vải dán tường...
Cấp độ B3: Là những vật liệu dễ cháy như sơn dầu, cồn...
1.3. Nguyên tắc sử dụng vật liệu nội thất
Đủ: Ngôi nhà không phải là nơi tập hợp, phô trương các chủng loại vật liệu, nhất là vật liệu hoàn thiện, ví dụ như quá nhiều mẫu gạch ốp lát, nhiều loại gỗ khác nhau... Chọn vật liệu vừa đủ, khai thác hết khả năng của vật liệu sẽ giúp nội khí toàn nhà luôn quân bình hơn là vật liệu chắp vá, thiếu đồng bộ hay quá dư thừa. Vật liệu phải dùng đúng chỗ đúng nơi, thuận tiện cho bảo dưỡng, sửa sang
Đúng: Vật liệu phải dùng đúng nơi đúng chỗ, trong - ngoài rạch ròi, tránh lẫn lộn hay dùng các vật liệu thiếu bền vững mà lại để tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, vật liệu phải tương thích với không gian, ví dụ như phòng karaoke nên dùng vật liệu hút âm tốt như gỗ, tấm xốp, vải... hơn là dùng đá hay kính.
Đáng: Dùng vật liệu phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế, nếu không đáng phải sử dụng vật liệu đắt tiền thì nên cân nhắc. Đây cũng là yếu tố ngũ hư trong phong thủy truyền thống. Cha ông ta ngày xưa chọn vật liệu rất thích đáng, bền chắc mà vẫn rất giản dị theo quan điểm "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Cần giảm thiểu các tác động che phủ, ví dụ như lợp mái ngói, nếu không cần thiết mà lại đóng thêm trần thì vật liệu ngói chỉ còn tác dụng về mặt che chắn bên ngoài.
Đẹp: Vẻ đẹp vật liệu làm nên vẻ đẹp ngôi nhà. Vật liệu đẹp trước tiên là vật liệu chân thực, được xử lý và tạo ra được các tố chất cơ bản của loại vật liệu đó, ví dụ như gỗ có vân hay vải có sớ. Mặt khác, vẻ đẹp vật liệu phải có một giá trị lưu giữ nhất định qua thời gian, đồng thời phải thuận tiện cho việc sử dụng và bảo trì sửa chữa. Và cũng không lẫn lộn vật liệu xây dựng với vật liệu làm đồ mỹ nghệ.
Độc: Nếu ngôi nhà khi xây dựng đã đạt được tất cả những tiêu chí trên, hãy chọn lựa thêm một chút vật liệu lạ, độc đáo để làm duyên mà vẫn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như phong cách chung. Vật liệu độc đáo sẽ làm nên phong cách riêng của không gian và giúp nổi bật khí, tạo những điểm nhấn bên trong cũng như ngoài nhà.
Tóm lại, sinh khí của ngôi nhà thông qua cách sử dụng vật liệu luôn có sự thay đổi và chuyển biến đáng kể, bắt đầu là sự bình ổn (nhờ dùng đủ và đúng), sau đó là sự hài hòa (nhờ đẹp và xác đáng) và cuối cùng là sự gia tăng khí (nhờ sự độc đáo).

CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU TỪ GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ
2.1. Gỗ dùng trong nội thất
2.1.1. Yêu cầu của gỗ dùng trong các hình thức nội thất
a. Các đặc trưng của tính chất vật lý
+ Độ ẩm của gỗ: Là đại lượng đặc trưng nói lên mức độ nước có trong gỗ, là tỷ lệ phần trăm lượng nước có trong gỗ so với khối lượng của gỗ. Liên quan đến độ ẩm của gỗ. Bao gồm độ ẩm tương đối, độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm bão hoà và độ ẩm thăng bằng.
Độ ẩm của gỗ là đại lượng rất quan trọng, nó có liên quan đến các tính chất khác của gỗ như co rút, giãn nở của gỗ hay cường độ gỗ. Đối với gỗ dùng để sản xuất ván sàn thường có độ ẩm < 14%.
+ Tính truyền nhiệt của gỗ: Sàn ghép bằng ván gỗ tự nhiên cho chúng ta cảm giác mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông là do các nguyên nhân sau:
- Do cấu tạo bên trong của gỗ là rỗng nên sức truyền nhiệt của gỗ là kém, gỗ có khối lượng thể tích nhẹ khả năng dẫn nhiệt kém, đặc điểm này của gỗ được lợi dụng rất nhiều, nhất là trong xây dựng.
- Hệ số truyền nhiệt là nhiệt lượng cần thiết để thông qua một đơn vị diện tích (1 cm2), một đơn vị dài 1cm, một đơn vị thời gian (1 giây) nên ở hai mặt gỗ có nhiệt độ chênh lệch là 10C.
- Gỗ là một vật thể hữu cơ, ngoài vách tế bào còn có nước, không khí và các chất khác vì vậy khả năng dẫn nhiệt của nó biến đổi rất nhiều, nhân tố này ảnh hưởng khá phức tạp, trong đó khối lượng thể tích là quan trọng nhất.
- Sức truyền nhiệt của gỗ còn khác nhau do chiều thớ gỗ, chiều dọc thớ gấp hai lần chiều ngang thớ rất nhiều. Truyền lực theo chiều ngang thớ còn vấp phải sức cản của khe hở chứa đầy vật chất khác, chiều xuyên tâm truyền nhiệt lớn hơn chiều tiếp tuyến vì có sự tồn tại của tia gỗ.
+ Sự co, giãn của gỗ: Điểm bão hoà thớ gỗ là ranh giới của gỗ phát sinh giãn nở do ẩm và do khô. Gỗ là vật liệu không đồng tính, các phương chiều khác nhau, co rút khác nhau. Sự co giãn ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất, trong thực tế sản xuất người ta dùng phương pháp sấy, làm cho gỗ có độ ẩm thăng bằng tương ứng với độ ẩm môi trường.
Hiện tượng co giãn không đều theo ba chiều thớ gỗ. Sức co giãn theo
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top