daigia

Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Mục lục
Trang
mở đầu
Phần I - Tổng quan
Chương I: Giới thiệu chung về Xi măng
I. Tóm tắt lịch sử phát triển của nghành công nghiệp sản xuất xi măng
II. các loại xi măng
II.1. Xi măng poóc lăng thường
II.2. Xi măng poóc lăng hỗn hợp
III. Nguyên liệu phụ gia và nhiên liệu để sản xuất xi
măng poóc lăng.
III.1. Nguyên liệu dùng để sản xuất xi măng
III.1.1. Các loại đá chứa cacbonnat
III.1.2. Đất sét
III.1.3. Các loại phụ gia điều chỉnh trong sản xuất xi măng
III.2. Các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng phối liệu để sản xuất xi măng
III.3. Nhiên liệu dùng trong công nghiệp sản xuất xi măng.
IV. Clinker
IV.1. Thành phần hoá học của clinker.
IV.1.1. Oxyt canxi (CaO).
IV.1.2. Oxyt nhôm (Al2O3).
IV.1.3. Oxyt silíc (SiO2).
IV.1.4. Oxyt sắt (Fe2O3).
IV.1.5. Oxyt magiê (MgO).
IV.1.6. Oxyt kiềm (K2O và Na2O).
IV.2. Thành phần khoáng của cliker xi măng.
IV.3. các hệ số đặc trưng cho thành phần clinker
V. Quy trình công nghệ sản xuất xi măng trong công nghiệp
V.2. Quá trình nung, ủ Clinker
V.3. Quá trình nghiền và đóng bao xi măng
VI. Qúa trình đóng rắn của xi măng.
VII. Một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của xi măng
Chương II: những đặc trưng cơ bản của quá trình nghiền xi măng
I. Nghiền xi măng
I.1. Máy nghiền xi măng
I.2. Bi đạn trong máy nghiền
I.3. Tấm lót
II. Công suất tiêu thụ của máy nghiền
III. Đối tượng nghiền
III.1. Clinker
III.2. Thạch cao
III.3. Các phụ gia khác
IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền
Chương III: vấn đề bảo quản xi măng
I. Độ kết khối của vật liệu
II. Độ hút ẩm của vật liệu
III. Biến tính bề mặt cho hệ đa phân tán
Chương IV: Phụ gia trợ nghiền trongsản xuất xi măng
I. Chất trợ nghiền
II. Một số phụ gia trợ nghiền trong sản xuất xi măng
Phần II cơ sở khoa học của nghiên cứu
I. Cơ chế trợ nghiền của phụ gia trợ nghiền bảo quản.
II. Cơ chế bảo quản của phụ gia trợ nghền bảo quản
III. Chất hoạt động bề mặt
III.1 Chất hoạt động bề mặt anion
III.2 Chất hoạt động bề mặt cation
III.3 Các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính
III.4 Các chất hoạt động bề mặt không ion
IV. Nguyên liệu thử nghiệm và điều kiện nghiên cứu
IV.1. Nguyên liệu thử nghiệm
IV.1. Phối liệu
IV.1.2. Phụ gia thí nghiệm chức năng trợ nghiền
IV.2. Điều kiện nghiên cứu
Phần III
Phương pháp nghiên cứu
I.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả trợ nghiền
I.1.1 Đánh giá dựa trên kích thước hạt
I.1.2 Đánh giá dựa trên thời gian nghiền
I.1.3 Đánh giá dựa trên độ mịn của xi măng.
II. Phương pháp đánh giá tính bảo quản
II.1. Đánh giá độ kỵ nước của xi măng khi dùng chất trợ nghiền bảo quản
II.2. Đánh giá mức độ hút ẩm của xi măng dùng trợ nghiền bảo quản.
III. Đánh giá độ linh động của xi măng có chất trợ nghiền bảo quản.
IV. Đánh giá tốc độ suy giảm chất lượng của xi măng
V. Đánh giá độ ổn định của xi măng
VI. Xác định cường độ chịu nén ( mác xi măng) của xi măng
VII. Xác địn thời gian đông kết
phần IV
kết quả thực nghiệm và nhận xét
I. Thực nghiệm.
II. Kết quả
II.1. Hiệu quả trợ nghiền
II.2. Hiệu quả bảo quản
II.2.1 Độ hút hơi ẩm
II.2.2. Độ kỵ nước

mở đầu

Để đáp ứng được nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng, con người luôn mong muốn phát triển nền kinh tế của mình. Trong đó ngành công nghiệp đóng vai trò đầu tàu trong nhiệm vụ phát triển nền kinh tế đó. Trong các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp sản xuất xi măng đối với nhiều nước là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, đặc biệt là đối với nước ta là một nước đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu về xây dựng cơ bản là rất lớn do đó nhu cầu về sử dụng xi măng cũng tăng theo.
Tổng sản lượng xi măng ở nước ta hàng năm sản xuất đạt khoảng 20 triệu tấn/năm, trong khi đó nhu cầu của thị trường khoảng 25 – 30 triệu tấn. Chính vì thế hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu thêm clinker và xi măng để đáp ứng được nhu cầu đó. Nước ta có một trữ lượng đá vôi rất lớn trải dài từ bắc vào nam đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng, vì vậy việc phải nhập clinker và xi măng là khó có thể chấp nhận được trong những năm tới. Để làm được điều này thì bên cạnh việc chúng ta đầu tư sửa chữa, nâng cấp các nhà máy cũ, xây dựng thêm các nhà máy mới thì cũng cần chủ động nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao năng suất hiện có của thiết bị.
Trong công nghiệp sản xuất xi măng ở nước ta, từ phương pháp ướt, phương pháp bán khô, phương pháp khô, đại đa số các nhà máy sử dụng máy nghiền bi trong quá trình gia công và nghiền xi măng. Công đoạn này là công đoạn tiêu tốn nhiều năng lượng điện, vật tư, thiết bị và nhân công. Việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất quá trình nghiền, giảm bớt các tiêu hao năng lượng, vật tư và phụ tùng…luôn luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu từ nhiều năm nay.
Quá trình nghiền xi măng là quá trình làm cho vật liệu nghiền trở thành cỡ hạt mịn (<0,1mm) dưới tác động của các lực va đập cơ học. Hiệu quả của quá trình này phụ thuộc vào bản chất, tính chất liên kết hoá lý của vật liệu, tính chất của công nghệ, khả năng làm việc của thiết bị.
Sử dụng phụ gia trợ nghiền làm tăng năng suất máy nghiền là một trong các giải pháp hữu hiệu, đem lại hiệu quả kinh tế, nó được ứng dụng rất nhiều trong các máy nghiền bi. Chỉ với một lượng rất nhỏ phụ gia khoảng 0,006- 0,08% so với khối lượng clinker có thể làm tăng năng suất máy nghiền lên 10 – 20% hay có thể cao hơn nữa. Vấn đề là làm thế nào để tìm ra và nghiên cứu chế tạo được loại phụ gia có hiệu quả nhất.
Trên thế giới từ những năm 50 của thế kỷ trước việc nghiên cứu và sử dụng chất trợ nghiền đã được ứng dụng rộng rãi và cho hiệu quả cao.
ở nước ta, từ trước tới nay đã có một số trung tâm nghiên cứu chất trợ nghiền cho quá trình nghiền xi măng đã đem lại hiệu quả rõ rệt như: Công ty Bách khoa, Viện khoa học công nghệ vật liệu xây dựng – Bộ xây dựng…
Trong phạm vi đề tài này em: Nghiên cứu, khảo sát, ứng dụng thử một số chất trợ nghiền có nguồn gốc hữu cơ đối với quá trình nghiền xi măng, ảnh hưởng của chúng đến năng suất máy nghiền, đến một số tính chất cơ, lý, hoá của xi măng từ đó đánh giá và so sánh để tìm ra được chất trợ nghiền có hiệu quả nhất.










Phần I
Tổng quan
Chương I: Giới thiệu chung về Xi măng

I. Tóm tắt lịch sử phát triển của nghành công nghiệp sản xuất xi măng
Ngành công nghiệp xi măng ở Việt đã ra đời cách đây hơn 100 năm, dấu mốc đầu tiên là nhà máy xi măng Hải phòng do thực dân Pháp xây dựng. Các năm tiếp theo chúng ta liên tục xây dựng các nhà máy xi măng khác như: Xi măng Sài sơn của tổng cục hậu cần, xi măng Cầu đước – Nghệ an, xi măng 3/2 Thanh hoá, Hà tiên I...Tuy nhiên chúng được xây dựng trong thời kỳ đất nước ta còn chiến tranh nên ngay từ đầu đã mang tính chắp vá, không đồng bộ về thiết bị do đó không những chất lượng xi măng không được đảm bảo mà còn không đáp ứng được nhu cầu cuả xã hội. Đầu thập kỷ 80 ngành công nghiệp xi măng nước ta đã có bước tiến mạnh mẽ với sự ra đời của các nhà máy xi măng lò quay như xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hoàng Thạch với công suất mỗi nhà máy là 1.000.000tấn/năm và nhiều nhà máy xi măng lò đứng khác. Các năm trở lại đây sản lượng xi măng liên tục tăng, năm 1990 sản xuất được 2.608.127 tấn, năm 1995 sản xuất được 6.000.000, năm 2000 sản lượng xi măng đạt khoảng 20.000.000 tấn. Dự kiến tăng trưởng tiêu thụ xi măng từ 2000 - 2005 sẽ tăng 9 – 11%, từ 2005 – 2010 tăng trưởng bình quân sẽ là 5 – 7% và dự kiến đến năm 2010 sẽ sản xuất được khoảng 44.000.000 tấn.
II. các loại xi măng
Xi măng là chất kết dính thuỷ lực được sản xuất từ hai nguyên liệu chủ yếu là đá vôi và đất sét nung đến nhiệt độ 14500C sau đó được làm lạnh và nghiền mịn. Có nhiều loại xi măng khác nhau tuy nhiên phổ biến hiện nay là hai loại: Xi măng poóc lăng thường và xi măng poóc lăng hỗn hợp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top