p3kut3_jub0ypr0

New Member
Chú tớ rất hay bị run tay, không thể cầm bút viết được.Vậy đây là biểu hiện của bệnh gì và nên có phương pháp điều trị như thế nào?
 

Caddell

New Member
Run là động tác bất thường không cố ý, là sự không nhịp nhàng và luân chuyển ở một nhóm cơ nhất định và cơ đối trọng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gặp trong các bệnh:





- Xơ cứng tủy: với biểu hiện run khi làm động tác, kèm theo rung giật nhãn cầu và hội chứng bó tháp.





- Run ở người già: với đặc điểm không có co cứng cơ, tăng các hoạt động tự chủ.





- Run tiểu não: run khi làm việc, kèm theo loạng choạng khi vận động.





- Run gia đình: thường ở độ tuổi 20-30 tuổi, không tiến triển theo thời gian, trong gia đình có nhiều người bị.





- Một trong những bệnh run tay phổ biến hay gặp là bệnh Parkinson với các đặc trưng của run như sau:





+ Hay gặp ở người lớn tuổi, run thường thấy ở đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân, có thể ở mặt, môi dưới, lưỡi, hàm dưới, cằm.





+ Run đầu chi xuất hiện sớm rồi dần dần lan đến gốc chi và khu trú ở một bên của cơ thể trong nhiều năm đầu.





+ Run thường khởi phát lặng lẽ âm thầm, có thể chỉ ở ngón chân ngón tay, thậm chí chỉ ở ngón tay cái.





+ Run nhỏ với tần số 4-8 lần/s, cũng có khi nhanh hơn. Khi nghỉ ngôi không bị run. Run tay thường kèm theo phối hợp động tác thiếu chính xác và cứng nhắc. Đồng thời đi kèm với run tay trong bệnh Parkinson là các hội chứng tăng trương lực cơ, giảm phối hợp động tác và để chẩn đoán bệnh này thường kèm theo làm test với L- dopa và XN định lượng Dopamin trong máu và dịch não tủy.





Trường hợp của cậu bạn nên đưa đi khám chuyên khoa thần kinh để xác định thêm các triệu chứng phối hợp cũng như các XN để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, chứ chỉ có một triệu chứng run theo mô tả khó xác định là bệnh gì.
 

first_love_0210

New Member
Đây có thể là biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật.



Đáp:Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau nhưng đôi khi có tác dụng hiệp đồng ở phạm vi hẹp.



Tác động của hệ thần kinh giao cảm rất đa dạng trên hệ tim mạch (làm co mạch, tăng huyết áp mạch nhanh kích thích tiết mồ hôi); trên hệ hô hấp (làm nhịp thở nhanh, nông). Vì vậy khi cường chức năng giao cảm sẽ gây hồi hộp, trống ngực mạnh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, giảm co bóp và tiết dịch đối với một số cơ quan tiêu hóa như dạ dày, túi mật, ruột, dịch vị dạ dày...; co thắt cơ trơn phế quản...



Tác dụng của hệ phó giao cảm thì ngược lại, khi cường chức năng phó giao cảm sẽ làm chậm nhịp tim, tăng co thắt và tăng tiết dịch vị...



Bình thường có sự cân bằng giữa hai hệ thống giao cảm hay phó giao cảm duy trì các chức năng bình thường của cơ thể. Khi có rối loạn, việc điều trị chủ yếu để tạo sự cân bằng trở lại giữa hai hệ thống này. Ở mức độ nhẹ đôi khi chỉ dùng an thần, vitamin C, sinh tố, tâm lý liệu pháp, chế độ sinh hoạt điều độ sẽ cân bằng trở lại. Song đôi khi việc điều chỉnh triệu chứng do rối loạn thần kinh thực vật gây nên mang tính cục bộ như bệnh mồ hôi tay chân, loét dạ dày tá tràng... khá phức tạp, có khi phải phẫu thuật. Vì vậy người có các triệu chứng trên nên đi khám chuyên khoa thần kinh để xác định mức độ rôi loạn thần kinh thực vật và điều trị hợp lý.



BS Bạch Long



Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)





tui được biét rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật và đã khỏi. Bạn cần thì tui sẽ giúp. Đt của tui 0983. 156. 566
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top