muathuvang.love

New Member
HA tụt thường gặp ở những đối tượng nào?

Một người được xem là có HA bị tụt khi HA tâm thu dưới mức 90mmHg và HA tâm trương dưới 60mmHg. Tụt HA có thể gặp ở những người tăng HA đang được điều trị bằng thuốc, đặc biệt là người cao tuổi khi thay đổi tư thế từ nằm hay ngồi chuyển sang đứng (gọi là tụt HA tư thế). Tụt HA có thể gây nhiều triệu chứng như: xỉu, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mất ý thức một cách tạm thời...

Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như suy tim độ 3, 4 cũng thường có HA thấp do giảm cung lượng tim. Chảy máu gây thiếu máu cấp hay mạn cũng thường gây ra tụt HA. Giãn tĩnh mạch chi dưới có thể gây tụt HA do máu bị dồn ứ lại ở tĩnh mạch và trở về tim không đầy đủ.

Tụt HA còn gặp trong những trường hợp bệnh lý cấp tính khác như: nhiễm khuẩn nặng (sốc nhiễm khuẩn), sốc do sốt xuất huyết hay tiêu chảy mất nước. Vì vậy, trong mùa hè, nếu nhiệt độ cơ thể cao kèm theo HA tụt thì phải thận trọng xem bệnh nhân đó có bị sốt xuất huyết hay không? Nhất là khi bệnh sốt xuất huyết đang xảy ra thành dịch ở nhiều địa phương trong cả nước.

Cũng có một số người HA của họ luôn thấp hơn người bình thường, khi hoạt động thể lực mạnh hay thời tiết thay đổi đột ngột làm cho HA không thích ứng kịp, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, khả năng lao động giảm sút.

cần kịp thời xử trí tụt HA

Tụt HA tư thế có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như nhũn não, suy tim cấp. Người bệnh tăng HA đang điều trị bằng thuốc cần lưu ý có thể xảy ra biến chứng này nên rất cần đo HA ở tư thế đứng. Nếu HA tâm thu khi đứng thấp hơn khi ngồi từ 30 mmHg trở lên thì có nghĩa là bệnh nhân bị tụt HA khi đứng. Điều này đặc biệt lưu ý đối với những người có tuổi đang được điều trị bằng thuốc chống tăng HA nhưng hay than phiền rằng có cảm giác hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống.

Với những bệnh nhân bị sốt hay tiêu chảy, khi HA tụt xuống một cách đột ngột thì cần bù dịch theo đường tĩnh mạch với một lượng dịch tương đối nhanh và nhiều, sau đó người bệnh nên được vận chuyển ngay đến khoa cấp cứu của cơ sở y tế gần nhất để điều trị và chăm sóc tích cực hơn, đề phòng những biến chứng nặng có thể xảy ra. Với những bệnh nhân bị tụt HA tư thế thì cần đặt bệnh nhân nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao 2 chân và truyền dịch nếu cần thiết.

Các trường hợp bệnh mạn tính dẫn đến tụt HA thì phải điều trị theo những bệnh mạn tính là nguyên nhân gây tụt. Bệnh nhân suy tim có HA thấp cần được điều trị bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu và ức chế men chuyển liều thấp nhằm tăng khả năng co bóp của cơ tim, tăng cung lượng tim, giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên để HA có thể tăng lên. Một số trường hợp phải sử dụng các thuốc vận mạch bằng đường tĩnh mạch nhằm duy trì cung lượng tuần hoàn trong cơ thể, nhằm nâng HA, bảo đảm đủ điều kiện cho thận hoạt động, tránh suy thận kéo dài.

Giãn tĩnh mạch chi dưới, một nguyên nhân dẫn đến tụt HA cũng cần điều trị triệt để.

Phòng ngừa tụt HA

Phòng bệnh mùa hè dễ mắc như tiêu chảy, sốt xuất huyết. Khi mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị để tránh những biến chứng có thể xảy ra, trong đó tụt HA luôn luôn đồng nghĩa với tiên lượng nặng của bệnh.

Người bệnh sốt kéo dài từ 10 ngày trở lên, nhất thiết phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh bỏ sót những bệnh nhiễm khuẩn nặng như: nhiễm khuẩn đường mật, áp - xe phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà khi tụt HA có nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng (sốc nhiễm khuẩn). Ở giai đoạn này, mặc dù điều trị rất vất vả và tốn kém nhưng nguy cơ tử vong lại rất cao.

Người bệnh tăng HA đang được điều trị bằng thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị những dấu hiệu bất thường của mình khi thay đổi tư thế, để được phát hiện kịp thời triệu chứng tụt HA tư thế. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại thuốc cũng như liều lượng thuốc đang dùng, đồng thời sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp cho bệnh nhân.

Một số người HA trong giới hạn thấp của bình thường (HA 90/60 mmHg) hay than phiền rằng họ làm việc nhanh mệt mỏi, hay buồn ngủ. Những người này có thể uống một số loại trà sâm hàng ngày vào buổi sáng sẽ giúp HA ổn định hơn trong ngày. Tuy nhiên, nên đo lại HA sau 2 - 3 tuần vì HA có thể tăng sau một thời gian dài dùng sâm.
 

nhoc_ngoc1909

New Member
hãy thường xuyêndùng máy cân bằng ion của công ty mình.máy sẽ giúp bạn điều chỉnh huyết áp một cách ổn định nhất.gọi ngay cho mình nhé.

nguyễn hoàng hải; 0936362172
 

onijuka_love

New Member
khi bị tụt huyết áp cách tốt nhất à uống trà gừng,thời gian còn lại nên dùng máy cân bằng dòng ion của công ty mình.bạncos thể tham khảo tại trang web: tiénvietnam.net.

và sau đó gọi cho mình bạn sẽ dược giao hàng tận nơi.mình tên hải

di động; 0936362172
 

Placido

New Member
Làm gì khi bị tụt huyết áp?

Tụt huyết áp thường gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tham khảo những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có cách xử lý nhanh khi bản thân hay người thân bị tụt huyết áp:



1. Về tư thế



Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hay đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. (Nếu có công cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp)



2. Thực hiện sơ cứu




Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. hay có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, bột tam thất, rau cần tây, nước nho...



3. Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp


Khi bị bệnh huyết áp, bệnh phải lưu ý luôn mang theo hay dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp như: heptamyl, coramin,… để sử dụng khi cần thiết. Theo khải sát gần đây của Đại học Havard, sôcôla chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu vì vậy sôcôla được mệnh danh là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho những người bị tụt huyết áp.





4. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt




- Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20 – 50 lần.



- Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần.



- Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.



5. Căn cứ vào nguyên nhân tụt huyết áp




- Nếu nguyên nhân khiến tụt huyết áp là do bệnh nhân bị sốt hay tiêu chảy thì cần nhanh chóng truyền dịch theo đường tĩnh mạch.

- Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mãn tính mà tụt huyết áp phải uống thuốc theo bệnh mãn tính. Ví dụ: bệnh nhân bị suy tim dẫn đến tụt huyết áp cần uống thuốc trợ tim,…



6. Thói quen ăn uống điều độ



Đói bụng dẫn đến giảm hàm lượng đường máu, giảm sự đàn hồi, dẻo dai của mạch máu dẫn đến tụt huyết áp. Bởi vậy, người bị bệnh huyết áp thấp, nên lưu ý có chế độ ăn hợp lý, chia nhỏ khẩu phần ăn trong một ngày. Nên để các loại ngũ cốc, bánh quy, sữa thường trực trong túi để ăn bất cứ lúc nào cảm giác đói để tránh bị hạ đường huyết đột ngột.
 
Top