luctrntncung

New Member
Anh chị có thể cho em biết thông tin về bệnh tiểu đường được không? Thank anh chị rất nhiều ?
 

marc_clara

New Member
-Tiểu đường hiện là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người.Mỗi năm, trên thế giới có 3,2 triệu người tử vong vì các bệnh liên quan đến đái tháo đường, bằng với số ca tử vong vì HIV/AIDS, và cứ 30 giây, lại có một người bị mất chân vì căn bệnh này(theo VNE )

Mỗi năm, trên thế giới có 3,2 triệu người tử vong vì các bệnh liên quan đến đái tháo đường, bằng với số ca tử vong vì HIV/AIDS, và cứ 30 giây, lại có một người bị mất chân vì căn bệnh này.

Thông tin trên được tiến sĩ Tạ Văn Bình, Trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Phòng chống Đái tháo đường và Rối loạn Chuyển hóa Quốc gia, đưa ra sáng 25/6 tại TP HCM, trong buổi khởi động "Chiến lược xã hội hóa phòng chống bệnh tiểu đường".

Riêng Việt Nam, thống kê năm 2008 cho thấy, có khoảng 4,5 triệu người mắc bệnh, chiếm 5% dân số. Trong đó những thành phố lớn, số người mắc bệnh có thể lên đến 8%. Điển hình là TP HCM có hơn 800.000 người mắc bệnh.



Tiến sĩ Bình cho biết, đái tháo đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa với nhiều nguyên nhân. Bệnh có đặc điểm là tăng đường máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hóa chất đường, chất béo, chất đạm, gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, như hỏng chân.



Ngoài việc gây hỏng chân, ngay khi vừa phát bệnh, đái tháo đường đã là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây mù lòa ở người trưởng thành và có nguy cơ về tim mạch cao gấp 4 đến 10 lần người bình thường.



Do tiểu đường là căn bệnh chưa thể điều trị tiệt căn, nên việc phát hiện sớm và theo dõi đúng để ngăn biến chứng là cực kỳ quan trọng.



"Tại VN, do chưa có hệ thống thông báo sớm và người dân còn chủ quan trong việc tầm soát bệnh, nên tỷ lệ người mắc đái tháo đường không được chẩn đoán sớm lên đến 64%", ông Bình nói.



Theo các bạn sĩ chuyên khoa nội tiết tại TP HCM, bệnh đái tháo đường có 3 type. Type 1 chiếm 10% bệnh nhân, thường xuất hiện ở người trẻ tuổi. Type 2 chiếm 90% và thường gặp ở người trên 40 tuổi. Type 3 là dạng tiểu đường thai kỳ, tức khởi phát trong thai kỳ. Ngày nay, bệnh càng có xu hướng trẻ hóa.



Để ngừa bệnh, các bạn sĩ khuyên, khi thấy các biểu hiện tiểu nhiều, thường xuyên khát, mau đói thèm ăn, sụt cân, mệt mỏi toàn thân, hoa mắt choáng váng, thì nên đi khám và miêu tả ngay với bác sĩ để được chẩn đoán. Phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng gặp biến chứng càng thấp.

Vì sức khỏe của bạn và gia đình hãy sự dụng GTF thường xuyên để phòng bệnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bạn cần tham khảo ý kiến của các bạn sĩ và nhà tư vấn để có được những lời khuyên bổ ích nhất, bạn có thể liên hệ với chúng tui để được tư vấn nhé :

Liên hệ :

31 Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội

Điện thoại: 04 35642223 Hotline: 0976081111

hay trình dược viên nguyễn thuận : 0913041111

Email: [email protected] http://gtfvietnam.com.vn Mời bạn ghé thăm: Công Ty CP Toàn Cầu GTF Việt Nam
 
Tiểu đường tuýp 1 thì cần bổ xung thêm đường, người trẻ hay mắc phải còn tuýp 2 đa phần người lớn tuổi. nếu cần tư vấn và cách hướng dẫn để dùng thì hãy gọi lại cho tui 0934690009
 

aloha88323

New Member
Em tham khảo ở trang wed này nhé:

http://www.suckhoe360.com/benh-thuong-gap/Benh-thuong-gap/Tieu-duong.php
 

jinjaujan

New Member
chào ban.

Bệnh tiểu đường nếu để kéo dài thì rất nguy hiểm,nó có thể gây ra rất nhiều bệnh tật như là:mù mắt,các ngón chân rồi sau đó cả cẳng chân sẽ bị hoaih thư và có thể cần cắt cụt...Bác mình ngày trước cũng bị tiểu đường trong một thời gian khá dài và rất khổ sở,đi bệnh viên rất nhiều lần và uống thuốc tây rất nhiều nhưng không khá hơn được,sức khỏe càng ngày càng yếu.Nhưng từ khi bác mình sử dụng 1 số sản phẩm của mỹ được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên thì bệnh của bác mình đã thuyên giảm một cách rõ rệt,không còn các hiện tượng như ngày xưa nữa và sức khỏe giờ rất tốt.Nếu bạn quan tâm thì liên lạc với mình rồi mình chỉ cho nhé:01693803412.
 

chjpnho_0nline

New Member
Tiểu đường là một bệnh mạn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin (một loại hóc môn do tụy hay còn gọi là lá mía của người tiết ra). Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác.







Từ xa xưa, các thầy thuốc đã ghi nhận sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trong vài thập niên gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, do vậy hiện nay tiểu đường được xem như là một đại dịch của toàn cầu.







Tại Mỹ, năm 1993 có khoảng 7,8 triệu người được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, chiếm tỷ lệ 3,1% tăng gấp 5 lần so với năm 1958; trong đó có đến 90-95% người thuộc tiểu đường típ 2 (là loại tiểu đường xuất hiện ở tuổi trung niên hay lớn hơn). Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) năm 2000 số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới là 177 triệu, dự tính đến năm 2025 con số này sẽ là 300 triệu.







Riêng tại Việt Nam, năm 1991 tỉ lệ người mắc bệnh ở Hà Nội là 1,1%; ở Huế 0,96%; ở TP. HCM 2,3%. Năm 2002, tỉ lệ bệnh tiểu đường trên toàn quốc là 2,7%; riêng tại các thành phố tỉ lệ mắc là 4,4% trong khi ở các khu vực khác dao động từ 2,1 - 2,7%.







1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?



Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người ta ghi nhận có yếu tố di truyền hay gia đình (tức là khi gia đình có người bị tiểu đường thì những người còn lại có nguy cơ dễ bị bệnh tiểu đường hơn). Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như mập phì, cách ăn uống, lối sống ít hoạt động thể lực… đây là yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được.







2. Ai dễ mắc bệnh tiểu đường?



- Người mập phì



- Có cha, mẹ, anh chị em trong nhà bị tiểu đường



- Thuộc dân tộc có nguy cơ: da đen, da đỏ, châu Á



- Nữ sinh con nặng hơn 4kg hay đã được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ



- Cao huyết áp



- Rối loạn mỡ trong máu (HDL ≤ 35mg/dl và hay Triglyceride ≥ 250mg/dl)



- Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao so với người bình thường).





3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?



- Tiểu đường típ 1: thường gặp ở người gầy, trẻ tuổi, có các biểu hiện tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy nhiều.







- Tiểu đường típ 2: thường gặp ở người mập, cũng có các triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, mờ mắt, cảm giác kiến bò ở đầu ngón tay và chân…Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp triệu chứng bệnh thường âm ỉ nên bệnh thường phát hiện muộn, tình cờ.







4. Biến chứng của tiểu đường là gì?



- Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim



- Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận



- Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt



- Thần kinh: dị cảm, tê tay chân



- Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…



- Tử vong.





5. Làm sao để phát hiện sớm bệnh tiểu đường?



· Cần có hiểu biết về bệnh tiểu đường. Nên đi khám và làm xét nghiệm đường huyết đối với những người trên 45 tuổi. Nếu kết quả bình thường thì nên kiểm tra mỗi 3 năm.







· Các đối tượng sau nên xét nghiệm đường huyết ở tuổi trên 30 và mỗi năm 1 lần:



- Trong gia đình có người thân bị tiểu đường (cha, mẹ, anh chị em ruột)



- Mập phì



- Ít hoạt động thể lực



- Đã được chẩn đoán là rối loạn đường huyết lúc đói hay rối loạn dung nạp đường



- Cao huyết áp



- Rối loạn mỡ trong máu.







· Trẻ béo phì từ 10 tuổi trở lên hay lúc bắt đầu dậy thì cần kiểm tra đường máu mỗi 2 năm 1 lần nếu có kèm theo một trong các yếu tố sau:



- Trong gia đình có người thân bị tiểu đường (cha, mẹ, anh chị em ruột)



- Sạm da vùng cổ, vùng nếp gấp da



- Tăng huyếp áp



- Rối loạn mỡ trong máu.







6. Điều trị tiểu đường như thế nào?



· Để điều trị tiểu đường hiệu quả cần có sự đóng góp của nhiều chuyên khoa:



- Bác sĩ nội khoa, nội tiết



- Chuyên gia về dinh dưỡng



- Điều dưỡng: chăm sóc trong bệnh viện và hướng dẫn việc chăm sóc tại nhà



- Nhân viên y tế khác: bác sĩ vật lý trị liệu, chuyên khoa bàn chân, dược sĩ, bảo hiểm xã hội…



- Sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân và sự ủng hộ của người thân, gia đình, bạn bè.







· Điều trị tiểu đường cần có:



- Chế độ dinh dưỡng hợp lý



- Rèn luyện cơ thể



- Chương trình huấn luyện bệnh nhân



- Thuốc giảm đường huyết khi cần thiết (thuốc uống, insulin).







7. Vai trò của chế độ ăn trong bệnh tiểu đường như thế nào?



Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hay làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm giác thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.







Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:



1) Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)



2) Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)



3) Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%



4) Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).
 
Bạn hỏi thật khó trả lời, vì người ta viết cả cuốn sách dày về nó mà còn chưa hết thông tin huống gì vài câu, vài từ trả lời. Hiện tại tui có nghiên cứu về bệnh và biên tập thành cuốn "Cẩm nang cho bệnh nhân tiểu đường" bên cạnh đó có cả các bài thuốc Nam hiệu quả nhất. Nếu quan tâm liên hệ 01227145889.

Mời bạn ghé thăm:
 

q_thangdhkt

New Member
Nguyên nhân mắc bệnh đái tháo đường là do gen di truyền và môi trường sống (hoạt động thể lực, chế độ dinh dưỡng và stress). Bệnh đái tháo đường dẫn tới những biến chứng về tim mạch, thể chất. "Không thể phân theo giai đoạn bệnh lý, nhưng bệnh đái tháo đường có biến chứng cấp tính, nhiều bệnh nhân bị loét do biến chứng bệnh mạch vành, mạch máu ngoại vi nên phải cắt bỏ chân tay…"

Đối tượng mắc bệnh đái tháo đường thường ở độ tuổi từ 30-65, tuy nhiên hiện nay có những bệnh nhân đái tháo đường mới chỉ 9-10 tuổi, điều này phản ánh sự trẻ hóa về bệnh này ở nước ta.

Tính toán của Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam cho thấy: Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường năm 2002 chiếm 2,7%, đến 2008 đã tăng lên 5,7% dân số. Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở các thành phố lớn chiếm tỷ lệ 7,2% dân số.



Bệnh đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường, là một bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.

Loại 1 (Typ 1)

Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<30T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.

Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.

Loại 2 (Typ 2)

Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hay chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hay khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.

Xét nghiệm

Chẩn đoán ĐTĐ bằng định lượng đường máu huyết tương:

ĐTĐ: đường máu lúc đói ≥126mg/dl (≥7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.

Đường máu sau ăn hay bất kỳ ≥200mg/dl (≥11,1mmo;/l).

Người có mức đường máu lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/l được gọi là những người có ‘rối loạn dung nạp đường khi đói’. Những người này tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân ĐTĐ, nhưng cũng không được coi là ‘bình thường’ vì theo thời gian, rất nhiều người người ‘rối loạn dung nạp đường khi đói’ sẽ tiến triển thành ĐTĐ thực sự nếu không có lối sống tốt. Mặt khác, người ta cũng ghi nhận rằng những người có ‘rối loạn dung nạp đường khi đói’ bị gia tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, đột quị hơn những người có mức đường máu <5,5mmol/l.

Đôi khi các bạn sỹ muốn chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ hơn nữa bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp ĐTĐ nhẹ mà thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán. Cách đó gọi là ‘test dung nạp glucose bằng đường uống’.

Test này được thực hiện như sau:

Điều kiện: ăn 3 ngày liền đủ lượng carbonhydrat (>200g/ngày), không dùng thuốc làm tăng đường máu, đường máu lúc đói bình thường, không bị stress.

Thực hiện: nhịn đói 12 giờ, uống 75 gam đường glucose trong 250ml nước (không nóng - không lạnh). Định lượng đường máu sau 2 giờ.

Đọc kết quả: ‘Test dung nạp glucose đường uống’:

Nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥11,1mmol/l: chẩn đoán ĐTĐ; nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥7,8 mmol/l nhưng < 11,1 mmol/l: những người này được xếp loại giảm dung nạp đường glucose. Người mắc giảm dung nạp đường glucose không những có nguy cơ cao tiến triển thành ĐTĐ sau này, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim-mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Định lượng đường niệu: chỉ có giá trị rất hãn hữu trong việc theo dõi đối với bản thân bệnh nhân ngoại trú. Không dùng để chẩn đoán bệnh.

Các xét nghiệm bổ sung: sau khi được chẩn đoán xác định và làm những xét nghiệm theo dõi thường kỳ (1-2lần/năm) để thăm dò các biến chứng mạn tính và để theo dõi điều trị:

Khám lâm sàng: lưu ý kiểm tra cân nặng, huyết áp, bắt mạch ngoại biên và so sánh nhiệt độ da, khám bàn chân, khám thần kinh bao gồm thăm dò cảm giác sâu bằng âm thoa. Khám mắt: phát hiện và đánh giá tiến triển bệnh lý võng mạc.

Xét nghiệm: đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu (bình thường < 30 mg/ngày) hay định lượng protein niệu. Đo điện tim nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Soi đáy mắt..

Định lượng HbA1 hay HbA1c: đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1c < 6,5%.

Trong một số tình huống (không phải là xét nghiệm thường qui):

Fructosamin: cho biết đường máu trung bình 2 tuần gần đây, có nhiều lợi ích trong trường hợp người mắc ĐTĐ đang mang thai. Nếu đường máu cân bằng tốt, kết quả < 285 mmol/l.

Peptid C (một phần của pro-insulin): cho phép đánh giá chức năng tế bào bêta tụy.



Các sản phẩm hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường:

http://www.vatgia.com/thucphamchotuonglai&module=product&view=detail&record_id=497939



http://www.vatgia.com/thucphamchotuonglai&module=product&view=detail&record_id=498714

http://www.vatgia.com/thucphamchotuonglai&module=product&view=detail&record_id=514598



http://www.vatgia.com/thucphamchotuonglai&module=product&view=detail&record_id=509949Mời bạn ghé thăm: Công Ty CP Đa Phong Cách
 

Ingram

New Member
Vấn đề bạn đặt ra là vấn đề mà xã hội đang quan tâm, vì đái tháo đường (tiểu đường) có xu hướng tăng nhưng mà vì ít thông tin hay ít có biểu hiện các triệu chứng nên khi phát hiện thì bệnh đã nặng và bệnh này nguy hiểm ở chỗ có nhiều biến chứng, vì thế thông tin liên quan đến bệnh này rất nhiều và bạn nên ghé sang website chuyên về đái tháo đường : http://daithaoduong.net.vn

Em cố gắng dùng các liệu pháp điều trị, kết hợp chế độ ăn, dùng thuốc và luyện tập
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Anh/chị nhận được kế hoạch xuất khẩu 4000 tấn cà phê sang thị trường Mỹ. Cà phê đã có sẵn kế hoạch c Luận văn Kinh tế 0
H Nhờ mấy anh chị có chuyên môn Kinh tế quốc tế chỉ giáo. Kinh tế quốc tế 1
H Chào các anh, chị bộ phận đăng ký hành nghề của Kế toán Hà Nội. Em có một câu hỏi như sau: Hiện tại Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
K “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương. Anh (chị) hãy bàn luận ý ki Văn học 0
F Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói: “Việc làm xua đuổi xa ta ba mối hoạ lớn: buồn nản, thói hư và c Văn học 0
H Những người là bố, mẹ , vợ, chồng, anh, chị, em , con của người lãnh đạo đơn vị có được cùng làm k Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
C Anh (Chị) hãy kể lại câu chuyện về con vật nuôi có nghĩa, có tình Văn học thiếu nhi 1
K Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Democrite: “Ai không có một người bạn chân ch Văn học 0
V Anh chị em có serial của Auto Capture PC xin chia sẻ ! An toàn - Tối ưu hệ thống 0
K Các anh ( chị ) có thể giải giúp em 2 bài tập kinh tế lượng này không ạ !!! Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top