Berke

New Member
Chữa bệnh bằng dứa (trái thơm)



Chào bạn Thanh Hưng, bạn có thể dùng phương pháp sau đây: ở VN ta có rất nhiều trái dứa (thơm) bạn mua về xay nước cho bác uống thử, một tuần uống khoảng 3 lần, nếu có kết quả thì email cho khoa biết và có thể chỉ cho mọi người. chúc bạn thành công.
 

magnate_virus

New Member
Giải pháp cho bệnh



Theo tui biết thì Hội chứng ruột kích thích có tên tiếng Anh là "Irritable Bowel Syndrome" hay viết tắt là IBS. Những người bị bệnh này thường bị đi ngoài liên tục do ruột dễ bị kích thích, không giữ lại thức ăn để tiêu hoá, co bóp mạnh, liên tục đẩy thức ăn vào đại tràng gây hiện tượng tiêu chảy. Cách duy nhất là tìm uống những loại thuốc làm giảm co bóp ruột như Digestive Advantage Irritable Bowel Syndrome (Ganeden Biotech, Inc.) hay Loperamide. Theo kinh nghiệm của tôi, uống nước cây mật gấu cũng rất hiệu quả.



( Nam )
 
Chào bạn



Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng đường tiêu hoá, không kèm theo rối loạn về cấu trúc và sinh hóa. Hội chứng này được gọi dưới nhiều tên khác nhau: hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt, HCRKT… Đây là một rối loạn thường xuyên tái phát, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, thường làm nản lòng cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc.



Tần suất của HCRKT thay đổi tùy theo từng quốc gia, trung bình là 15-20% dân số. Tuy nhiên, số bệnh nhân thật sự còn lớn hơn nhiều vì chỉ có khoảng 30% trường hợp bệnh nhân đi khám bệnh. Tỷ lệ nam/ nữ là 1/ 2-4. Tuổi thường gặp là 40-60 tuổi.



Hiện tại Hội Chứng ruột kích thích thường bị chẩn đoán lầm hay bị bỏ sót vì triệu chứng không rõ ràng. Và đặc biệt cần có thời gian để theo dõi tiến triển các triệu chứng, thậm chí là phải làm các xét nghiệm cận lâm sàng.



Về vấn đề điều trị:

Do bệnh này mang tính chất rối loạn cơ năng nhiều hơn là thực thể nên bệnh nhân cần được chăm sóc về tinh thần & theo dõi chặt chẽ chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi. Cụ thể như sau:



1. Chế độ ăn uống sinh hoạt:




Bệnh nhân có thể nhận biết các loại thức ăn nào thường “không dung nạp”, hay gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, sữa tươi…) và tự họ đã hạn chế bớt các loại thức ăn đó. Tuy nhiên, cần hướng dẫn bệnh nhân không nên kiêng cữ quá mức vì có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng.



Đối với trường hợp táo bón thường xuyên, cần khuyên bệnh nhân uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi hay dùng thêm chất cám (15-20g/ngày). Tránh các thức ăn khô, mắm, nhiều gia vị. Nên hoạt động thể lực, hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh bớt các căng thẳng về thần kinh…



2. Điều trị triệu chứng đau bụng và trướng bụng:



* Thuốc chống co thắt: thuốc kháng cholinergic (hyoscine, dicyclomine, atropin, scopolamine), thuốc chống co thắt hướng cơ trơn (phloroglucinol, alverine, mebeverine, trimebutine, pinaverine bromide, fenoverine), thuốc ức chế kênh canxi (pinaverium, nifedipine), thuốc chống trầm cảm (amitriptyline). Các thuốc này điều trị trướng bụng và giảm đau nhưng có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón.



3. Điều trị triệu chứng tiêu chảy: Chúng ta có thể sử dụng các nhóm thuốc sau đây, khi cần có thể phối hợp để tăng hiệu quả điều trị:




* Thuốc chống tiêu chảy: loperamide, diphenoxylate, cholestyramine… các thuốc này làm giảm chuyển vận của ruột nhưng không làm giảm đau bụng, có khi lại gây táo bón, trướng bụng do phản hồi.

* Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: diosmectite, attapulgite mormoiron, bismuth … có hiệu quả che chở niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố nhưng cũng không làm giảm đau bụng khi dùng đơn độc.

* Các vi khuẩn thay thế : Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii… có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn chí đường ruột.



Hiện tại trên thị trường có hoạt chất Trimebutin được bác sĩ chỉ định nhiều (các thuốc thường thấy như: Debridat, Mabin,…) với liều lượng dùng hằng ngày 2 viên/lần x 3 lần/ngày, dùng liên tục trong 2 tuần sẽ làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên đây là thuốc kê toa, bạn nên đến thăm khám tại bác sĩ & tuân theo chế độ điều trị chỉ định, hạn chế tối đa việc tự mua thuốc chữa bệnh.



Mong rằng những lời khuyên này sẽ giúp ích được bạn.



BS Dương Minh Hùng
 

ngavec

New Member
Giải pháp nhỏ cho điều trị hội chứng kích thích đường ruột



Chào bạn,

Vấn đề tâm lý đối với người bị hội chứng ruột (tên gọi khác là viêm cơ năng đại tràng) là rất quan trọng, hơn thế nữa sự thay đổi thời tiết, thói quen sống cũng là những yếu tố làm gia tăng hội chứng này.

Bạn hay cố gắng ổn định tâm lý và giữ nếp sống sinh hoạt điều độ một thời gian sẽ thấy kết quả khả quan hơn rất nhiều.



( Mến Nguyễn )
 

thucan20

New Member
Thuốc trị hội chứng ruột kích thích



Xin hãy thử uống PANCRICON mỗi khi ăn, không được uống khi bụng đói. Thuốc này cũng rẻ thôi, khoảng 400 đồng một viên. Thuốc này uống lâu cũng không hại gì. Ngoài ra hàng ngày nên tập một cách của Dịch Cân Kinh như sau: Đứng bình thường hai tay đong đưa từ trước ra sau như đồng hồ quả lắc, hít thở mỗi nhịp đong đưa. Điều quan trọng nhất trong cách này là mỗi lần đong đưa hãy nhíu hậu môn một cái.



Chúc may mắn



Tuấn
 

Ghost_luv

New Member
Trị ruột kích thích bằng đậu đen xanh lòng



Trước đây mình từng bị hội chứng ruột kích thích. Uống thuốc đông, tây, nam, bắc gi cũng không khỏi. Chỉ uống đậu đen xanh lòng đến nay mình đã khỏi hoàn toàn. Mỗi sáng uống 49 hạt trước khi ăn 15 phút, ngâm rửa đậu với nước sôi khoảng 3 phút cho sạch đậu rồi mới uống. Chúc bạn thành công.



( quang minh )
 

pig_lovely

New Member
Uống lô hội



Bạn hãy uống nước cốt Lô Hội hay viên Lô Hội trong một thời gian (1 hay 2 năm và theo đúng hướng dẫn của hãng dược phẩm), bạn sẽ thấy bệnh bớt 90%. Đây là kinh nghiệm của riêng tui đó. Chúc bạn thành công.
 

chuonggio24

New Member
Bạn nên đến khám bác sĩ để có lời khuyên hợp lý



Trong thư bạn không kể rõ triệu chứng của bạn như thế nào? Nếu đúng bạn bị HCRKT thì cũng có rất nhiều thể, với mỗi thể thì việc dùng thuốc sẽ khác nhau đối với cả đông và tây y. Bạn cũng không nên sử dụng thuốc tùy tiện theo lời khuyên của mọi người. Ví dụ như Lô hội, đây là một vị thuốc đông y, có tính kháng sinh, có khả năng nhuận tràng tốt nên có thể sử dụng cho bệnh nhân đi ngoài phân táo bón, tuy nhiên nó có độc,.... do đó dù bạn dùng thuôc gì cũng nên cần có sự tư vấn của thầy thuốc. Hiện nay trên thị trường có một số chế phẩm thuốc đông y có tác dụng khá tốt đối với HCRKT như: Tràng vị khang, Bình vị tán (viện YHCT TW), cao cảng kham, hế mọ của đồng bào dân tộc Thái... đã được các nghiên cứu chứng minh có hiệu quả trong việc điều trị HCRKT. Bạn có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc để sử dụng, vì mỗi loại thuốc có hiệu quả tốt nhất với một số thể nhất định. Việc điều trị HCRKT đòi hỏi rất nhiều phương pháp phối hơp, từ chế độ ăn, tập luyện, liệu pháp tâm lý, cho đến việc dùng thuốc.... Chúc bạn may mắn!



( Dr. Minh Châu )
 
Bạn hãy tìm hiểu dòng sản phẩm này nhé, có điều kiện hãy đến tân nơi mà tìm hiểu, nó rất tốt cho sức khoẻ đó. Mình nghĩ nếu bạn thực sự nghĩ cho sức khoẻ của mẹ bạn thì bạn không nên bỏ qua thông tin này. Hãy cứ tìm hiểu đã, còn dùng hay không là việc của bạn mà

http://my.opera.com/vuotlensophan/blog/show.dml/3101742
 

2403_1994

New Member
Bạn có biết về thực phẩm chức năng không? bạn có biết tính hiệu quả của loài cây Lô Hội chứ? nếu bạn đã biết và hiểu về nó thì sẽ giúp cho mẹ bạn cải thiện rất nhanh, Hiện chúng tui đang phân phối các sản phẩm đó nhập khẩu từ Mỹ về và vấn đề sức khỏe của mẹ bạn sẽ tốt khi dùng các sản phẩm này. Nếu bạn muốn mẹ bạn hết đâu và có thể dứt điểm ổn định được thì hãy điện cho tui 0934690009
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top