lk_nlw

New Member
Bệnh thường xuất hiện sau viêm nhiễm đường hô hấp trên, hay bị bỏ qua vì không có biểu hiện rõ, nhất là ở trẻ chưa biết nói. Viêm tai giữa tiết dịch nếu kéo dài sẽ gây giảm thính lực, giảm khả năng hình thành ngôn ngữ, giao tiếp và học tập.



Về mặt thời gian, có thể xếp thành 3 thể: thể cấp tính xảy ra trong thời gian 3 tuần trở lại; thể mạn tính khi bệnh kéo dài trên 3 tháng. Bệnh kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 tuần đến 3 tháng được xếp vào thể bán cấp.



Cuộc khảo sát trên 3.300 trẻ từ 6 tháng đến 15 tuổi ở hai quận nội và ngoại thành TP HCM cho thấy tần suất viêm tai giữa tiết dịch là 7%, trong đó đỉnh cao nhất là 2 tuổi, chiếm 22%. Bệnh thường xảy ra trong những tháng mùa đông và liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên. Một số tác giả cho rằng bệnh thường xảy ra sau một đợt viêm tai giữa cấp.



Một nghiên cứu khác ở trẻ em 2-5 tuổi cho thấy, 53% trẻ trong năm đầu tiên và 61% trẻ trong năm thứ hai bị viêm tai giữa tiết dịch ở ít nhất một tai. Trong hai năm đầu tiên, bệnh thường xảy ra ở cả hai tai, có khuynh hướng xảy ra ở một tai ở trẻ lớn. Đa số các trường hợp tự khỏi trong vòng vài tháng không cần điều trị.



Nhiều bệnh nhi không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Cha mẹ hay thầy cô giáo có thể nghi ngờ trẻ bị giảm thính lực khi thấy trẻ mất tập trung hay chậm nói. Có thể phát hiện nghe kém bằng khám sàng lọc định kỳ cho trẻ tại trường học, nhưng cũng có trường hợp không phát hiện ra, nhất là khi trẻ chỉ nghe kém một tai. Một số trẻ có những đợt đau tai thường vào ban đêm, loạng choạng, ù tai, sốt và bứt rứt.



Ngoài việc giảm thính lực và khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, viêm tai giữa tiết dịch không điều trị còn gây một số di chứng như: để lại một lỗ thủng vĩnh viễn trên màng nhĩ, viêm tai giữa nung mủ mãn, xơ nhĩ, viêm tai giữa dính, hoại tử chuỗi xương con, các túi lõm trên màng nhĩ... Vì vậy, cha mẹ cần sớm phát hiện những bất thường ở tai trẻ để điều trị sớm.



(Theo VnExpress)
 

Berwyn

New Member
Viêm tai giữa thường là nguyên nhân thứ phát sau viêm nhiễm ở đường mũi họng gây nên, nguyên nhân thường do vi khuẩn, virut gây viêm họng, viêm VA qua vòi nhĩ vào hòm tai là chủ yếu.



Viêm vòi nhĩ, làm ứ tắc đọng dịch trong hòm nhĩ bị bội nhiễm gây mủ trong tai giữa. Ðối với trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ bị sởi, cúm, viêm VA thường dễ bị mắc. Và còn một nguyên nhân thường gặp trong mùa hè, đối với những người đi bơi ở hồ, ao, bể bơi có nguồn nước bẩn, sau khi đi bơi không vệ sinh sạch ống tai, để nước bẩn lưu giữ tại ống tai, tạp khuẩn gây viêm nhiễm tại ống tai và lan vào tai giữa. Bệnh thường diễn biến qua các giai đoạn: viêm cấp tính, viêm mạn tính dịch nhầy, viêm mạn tính mủ, viêm mạn tính mủ thối có cholesteatoma, viêm tai giữa xơ dính, viêm xương chũm,...

Giai đoạn viêm sung huyết và tiết dịch thường gặp ở người đang bị viêm mũi họng hay ở trẻ em bị sởi, kèm theo sốt cao, trẻ em thường quấy khóc hay đưa tay lên tai hay lắc đầu kèm theo kêu đau tai. Cần đưa trẻ khám chuyên khoa tai - mũi - họng soi tai thấy màng tai phồng sung huyết hay dày đục, có ngấn nước hay dịch, nếu giai đoạn muộn thường xuất hiện lỗ thủng ở màng nhĩ gây chảy mủ. Việc điều trị cần làm thuốc tai hàng ngày kèm theo điều trị mũi họng, nếu lỗ thủng màng nhĩ ở cao cần trích mở rộng màng nhĩ và nạo VA ở trẻ em nếu có viêm VA kết hợp.

Viêm tai giữa mạn tính: Là quá trình viêm tai giữa thời gian kéo dài nhiều tuần đã được điều trị nhiều lần nhưng tiến triển chậm. Thường chia làm 2 loại viêm tai giữa mạn tính dịch nhầy và viêm tai giữa chảy mủ mạn tính.

- Viêm tai giữa mạn tính dịch nhầy thường gặp ở trẻ em 3-8 tuổi, lâm sàng cho thấy tai chảy dịch nhầy như dịch mũi, nếu lâu ngày không lau tai sạch và làm thuốc tai có thể thành dịch mủ. Những trường hợp này phải tiến hành điều trị sát khuẩn tại chỗ hàng ngày kết hợp điều trị mũi xoang, hay nạo VA.

- Viêm tai giữa chảy mủ mạn tính có cholesteatoma là loại viêm tai giữa nhiễm khuẩn thường gây tổn thương hệ thống xương con trong hòm nhĩ, phá hủy mê nhĩ và có thể gây ra các biến chứng sọ não rất nặng như: viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, áp xe tiểu não, v.v...

Về biểu hiện lâm sàng của viêm tai giữa: đầu tiên người bệnh nghe kém, chảy mủ tai thường xuyên, nhưng rất thối. Khám tai thường thấy lỗ thủng ở màng chùng phía sau trên hay lỗ thủng rộng sát thành ống tai, X quang trên phim tư thế Schuller thấy hình ảnh viền xương như hốc rỗng do phản ứng xương đặc ngà tạo nên.

- Viêm tai xương chũm cấp tính: Thường xảy ra sau viêm tai giữa cấp tính không được điều trị dứt điểm, dùng kháng sinh không đúng liều lượng, không phù hợp, nên gây ra biến chứng viêm tai xương chũm. Biểu hiện lâm sàng thường đau tai tăng lên kèm theo sốt, đau nửa đầu dữ dội. Soi tai thấy mủ đặc tai giữa, ấn vùng xương chũm đau. Chụp X quang tư thế Schuller tế bào xương chũm mờ, vách tế bào bị phá hủy.

- Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là đợt cấp của viêm tai xương chũm mạn tính, bệnh nhân có tiền sử viêm tai xương chũm đã được điều trị nhiều lần, lâm sàng tương đối ổn định, tai khô, đỡ ù tai, đột ngột xuất hiện đau tai, ù tai tăng lên, nghe kém, có thể kèm theo chóng mặt, mủ tai chảy nhiều hơn kèm theo sốt cao, ấn vùng xương chũm rất đau. Trong đợt hồi viêm rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: liệt mặt, viêm mê nhĩ, biến chứng sọ não - áp xe ngoài màng cứng, viêm màng não, áp xe tiểu não, áp xe đại não, viêm tĩnh mạch bên và nhiễm khuẩn huyết.

Ðiều trị viêm tai xương chũm mạn tính, việc điều trị nội khoa cần được cân nhắc với mức độ tổn thương các tế bào xoang chũm và lâm sàng tại chỗ tai người bệnh để chỉ định phù hợp. Ðầu tiên là phải thường xuyên làm thuốc tai tại chỗ do các thầy thuốc tai - mũi - họng tiến hành kết hợp với kháng sinh chống nhiễm khuẩn là quan trọng, cần lựa chọn kháng sinh thích hợp và đủ liều. Ðối với viêm mạn tính, yếu tố viêm kéo dài đã gây ra sự biến đổi niêm mạc ở vùng hang chũm và hòm tai, nên việc điều trị cần tái lập điều kiện sinh lý bình thường của tai giữa và các tổ chức phụ thuộc. Vì vậy quá trình điều trị bảo tồn phải kiên trì, việc lựa chọn sử dụng kháng sinh điều trị viêm tai xương chũm hiện nay thường được dùng các nhóm penicilline - cephalosporine có phổ rộng cephalotine, cefuroxime, cefotaxime, đối với nhóm quinolone không nên dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi.

Vấn đề điều trị ngoại khoa thường được chỉ định rộng rãi và đạt hiệu quả tốt, nếu kết hợp phẫu thuật chống viêm và tạo hình màng tai phục hồi chức năng cho người bệnh là kết quả lý tưởng nhất. Những kỹ thuật này thường được tiến hành ở các cơ sở y tế chuyên khoa.

Tóm lại, việc điều trị viêm tai giữa mạn tính có đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc chủ yếu ở người bệnh. Trong quá trình điều trị thường kết hợp các loại kháng sinh toàn thân, chống phù nề và việc thường xuyên làm thuốc tai hàng ngày. Lưu ý: trước khi nhỏ thuốc tai phải lau sạch mủ ở tai giữa bằng dung dịch oxy già, sau đó bơm vào tai các dung dịch thuốc nhỏ tai như: effexin, oflocet auriculare, polydexa,... nên đặt meche (gạc dẫn lưu) ống tai để lưu giữ thuốc tại chỗ. Sau khi tai khô hết chảy mủ và đỡ ù, việc giữ vệ sinh tai là điều cần thiết, nên tránh bụi, nước bẩn vào tai và vệ sinh mũi họng cần được chú ý thường xuyên, để tránh tái phát viêm tai giữa.
 

thocon_dethuong

New Member
Tai các bé nếu không làm vệ sinh đúng cách thì hay có mùi hôi nhẹ nếu là dạng ráy tai ướt do vi khuẩn và nấm lên men, thông thường chỉ cần nhỏ thuốc tai 1 khoảng 07 ngày là hết, nhưng sau đó phải vệ sinh tai bé thường xuyên mỗi ngày sau khi tắm xong, chỉ cần dùng tăm bông ngoái sạch là đủ.Bạn phải đưa đầu tăm bông vừa đủ sâu để làm sạch ống tai, đủ sâu có nghĩa là bạn không còn thấy phần bông khi đưa ta7m bông vào ống tai bé. Nếu con bạn không bị chảy mũi kéo dài trên 1 tuần thì hiếm có khả năng Viêm tai giữa lắm.

Nếu đã dùng kháng sinh thì tối thiểu khoảng 5 ngày để không bị kháng thuốc sau này.

Nếu 1 BS bảo con bạn bị VTG thì đầu tiên phải là BS TMH, và trước đó con bạn phải được khám bằng đèn chuyên dùng soi tai hay qua nội soi (cái này chỉ để bạn thấy thôi chứ BS đã thấy rồi!!! sau đợt điều trị VTG các bé phải được đo nhĩ lượng đồ là thiết bị đánh giá hoạt động của tai giữa vì lúc đó về hình dạng (nhìn bằng mắt) màng nhĩ có thể trở về bình thường nhưng tình trạng hoạt động của tai giữa ra sao thì không thể đánh giá bằng mắt được mà trong điều kiện tốt nhất phải được đo bằng máy.

Một chút kinh nghiệm uống thuốc tui thường khuyên bệnh nhi là pha mật ong hay các loại si-rô mùi dâu, nho... các bé sẽ dễ uống hơn. Thực sự những thuốc cho trẻ em đều có dạng si-rô hay huyền dịch nhưng các BS thường chọn thuốc viên vì lí do đầu tiên là.. .kinh tế. Thông thường 1 liều thuốc viên thường rẻ hơn thuốc gói từ 3-4 lần! Lý do thứ 2 mà các bạn hay làm là... dấu toa!!! thuốc viên bấm vỉ hay lấy từ lọ ra thì đố biết là thuốc gì, còn thuốc bột dạng gói hay chai thì chắc chắn bạn biết thuốc gì rồi phải không!!!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B 12 tính năng cực hay bạn có thể chưa biết về Gmail InterNet 0
M Tôi muốn bác sĩ cho biết rõ hơn về phóng tinh sớm Tại sao có khi thì kìm giữ được, có khi không? Sức khỏe sinh sản 0
S Mới đây, tôi có đọc một bài báo viết về một phụ nữ đẻ non mà không biết mình có thai Điều đó có thể Sức khỏe sinh sản 0
S Em có người anh hoặc người quen biết cùng xóm (hay cùng khu phố) đi bộ đội mới về thãm nhà. Em hãy t Văn học thiếu nhi 0
D Có bác nào biết gì về cấu trúc đề thi tiếng anh công chức tổng cục thuế đọt này không mách em với ,e Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
N Có ai biết về công ty TNHH LÔ HỘI không? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 11
C Bạn nào có thể cho mình biết về world-nets và chương trình follow me được không ? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
N Có ai biết gì về môn thanh toán tin dụng quốc tế không vào giúp tớ với t7 ? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 1
T Có ai biết nhượng quyền thương hiệu về giáo dục ở Việt Nam không? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
P Có ai biết gì về kem EMOON không,cho mình thông tin với!?? Sức khỏe 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top