Rosselyn

New Member
Khi một vùng nào đó của cơ thể chịu đựng một áp lực lâu ngày hay thường xuyên bị cọ xát thì vùng da chỗ đó dày lên tạo thành vết chai. Bản thân vết chai không nguy hiểm, chỉ khi nào vết chai quá dày, cứng như ở ngón chân, ở lòng bàn chân… và khi đi lại, trọng lượng cơ thể khiến vết chai cấn vào da thịt gây đau.



Khi vết chai gây đau hay gây mất thẩm mỹ, bác sĩ có thể phẫu thuật gọt bớt chỗ chai bằng dao mổ hay khoét chỗ chai bằng dao điện.



Nếu chai ít có thể dùng thuốc bôi làm mềm vết chai như pommade Salicylée 5% ngày 2 lần sau khi rửa sạch da.



Để phòng ngừa bị chai da chân, bạn nên đi giày cho vừa chân, dùng giầy bằng loại da mềm, nên mang vớ và dùng một miếng đệm trong giày.



Khi không cần thiết thì nên cởi giày ra cho chân được thoải mái và thoáng, xoa bóp bàn chân cho máu huyết lưu thông để nuôi dưỡng da được tốt hơn. Tối trước khi ngủ nên ngâm chân vào nước ấm khoảng 15 – 20 phút, xoa bóp nhẹ và lau khô.



Bạn nên đến phòng khám đa khoa để các bạn sĩ khám tổng quát cho thử đường máu, khám da liễu… và điều trị thích hợp.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top