rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
I. GIỚI THIỆU. 4
1. Nguồn gốc hình thành và phát triển. 4
2. Mục tiêu thực hiện 5
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 5
II. NỘI DUNG. 5
1. Tổng quan về xyanua. 5
1.1. Xyanua. 5
1.2. Cấu tạo và chức năng. 9
1.3. Tính chất vật lý và hóa học của xyanua. 11
2. Các phản ứng của xyanua. 14
3. Các xyanua đơn giản. 15
4. Các muối của xyanua. 17
4.1. Kali Xyanua(KCN). 17
4.2. Natri xyanua(NaCN). 19
4.3. Canxi Cyanua Ca(CN)2. 19
4.4. Niken Cyanua Ni(CN)2. 20
4.5. Đồng Cyanua. 20
4.6. Kẽm Cyanua Zn(CN)2. 20
4.7. Thủy ngân Cyanua. 20
4.8. Xyanogen 21
5. Các phức chất xyanua. 22
6. Một số phức xyanua khác. 23
6.1. Xyanogen clorua 24
6.2. Xyanat. 25
6.3. Thioxyanat 25
7. Phương pháp định lượng xyanuavà phương pháp quản lí. 26
7.1. Phương pháp thể tích. 26
7.2. Phương pháp so màu. 28
7.3. Phương pháp phân tích chuẩn độ. 28
7.4. Phương pháp xác định vết màu (nhỏ giọt). 28
8. Xác định hàm lượng xyanua bằng chuẩn độ tạo phức. 28
8.1. Phương pháp định tính. 29
8.2. Phương pháp định lượng. 30
8.3. Định lượng một số dẫn xuất của xyanua. 31
III. SỰ CHUYỂN HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA XYANUA. 32
1. Sự tồn tại và chuyển hóa của các hợp chất cyanide trong môi trường. 33
2. Hình thức chuyển hoá, tồn lưu và tác động của xyanua trong cơ thể sinh vật và con người. 34
2.1. Sự chuyển hóa trong cơ thể con người 34
2.2. Sự chuyển hóa của xyanua trong hệ sinh thái. 39
3. Ảnh hưởng của xyanua. 40
3.1 Ảnh hưởng của Xyanua trên con người. 41
3.2. Ảnh hưởng của cyanide đến sức khoẻ 42
3.3. Ảnh hưởng của Xyanua trong môi trường. 44
4. Cơ chế gây độc và giải độc của xyanua. 46
4.1. Cơ chế gây độc. 46
4.2. Cơ chế giải độc. 49
5. Phương pháp xử lí xyanua. 50
6. Sản xuất, vận chuyển và lưu trữ của Cyanide. 50
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 51
1. Kết luận. 51
2. Kiến nghị. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

MỞ ĐẦU
Hiện nay vấn đề nhiễm độc xyanua đang được xã hội rất quan tâm. Với một hàm lượng xyanua nhất định sẽ gây nhiễm độc cho con người và để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Xyanua ngăn chặn tế bào tiêu thụ oxi vì thế nó được xem là tác nhân làm ngạt. Biểu hiện điển hình của ngộ độc cấp tính là sốc và nghiễm toan. Người bị ngộ độc xyanua thường bị chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, co giật và bất tỉnh có thể dẫn tới tử vong khi nồng độ xyanua trong máu lớn hơn 1mg/l. Hàng năm trên thế giới có hàng nghìn người bị chết do nhiễm độc xyanua. Trên thế giới có rất nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng xyanua lớn. Vì vậy việc nghiên cứu xác định và kiểm soát hàm lượng xyanua trong thực phẩm là rất cần thiết. Hiện nay, có nhiều phương pháp xác định hàm lượng xyanua trong đó phương pháp cực phổ xung vi phân trên điện cực giọt thủy ngân rơi là phương pháp có độ chính xác, độ chọn lọc, độ nhạy và độ tin cậy cao có thể xác định hàm lượng xyanua có nồng độ thấp. Do vậy chúng em đã chọn đề tài “XYANUA – MỘT CÕI ĐI VỀ”.

I. GIỚI THIỆU.
Cyanua là loại chất cực độc, chỉ cần 0,15- 0,2 gram có thể giết chết một người khỏe mạnh. Sau khi ăn hay uống phải chất độc này, nạn nhân thường có các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, nôn ói, cảm giác lo lắng, sợ hãi, tay chân lạnh, co giật, hôn mê... dẫn đến tử vong.
Tiếp xúc với một lượng lớn cyanide có thể gây tổn thương cho não và tim mạch, nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những hậu quả như khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp. Cyanide được tìm thấy ở ít nhất là 415 trong số 1430 danh sách những quốc gia được ưu tiên được xác định thông qua Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA).
Thường xuyên bị nhiễm một lượng nhỏ cyanide có thể gây nên chứng viêm da, các
Bệnh về tuyến giáp, mất sự phối hợp giữa các cơ bắp.
1. Nguồn gốc hình thành và phát triển.
Xyanua là một cái tên kinh hoàng được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nó được Đức quốc xã sử dụng làm vũ khí chiến tranh và đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp châu Âu.
Lịch sử của xyanua bắt đầu vào năm 1704 tại Béc-lin với thí nghiệm của JC Dippel and H. Diesbach.Một thí nghiệm đơn giản đã được thực hiện bằng cách trộn hỗn hợp máu khô với Kali ( Potassium Carbonat ) với Ion Sulfat màu xanh lá cây.Hỗn hợp là một chất màu xanh lá cây đậm. Chúng được gọi là “màu xanh Bec-lin” ở Đức hay “xanh Phổ” ở Anh.
Năm 1782 một nhà khoa học Thụy Điển Scheele đã đun nóng hợp chất trên với axit Sulfuric loãng. Ông nhận thấy có một axit mới được hình thành và axit này tan trong nước- Axit Hydro xyanua ( một dạng hợp chất của xyanua).
Tên xyanua được gọi trong tiếng Hy lạp là “ Kyanos” có nghĩa là màu xanh.
Sau đó vào năm 1811 nhà khoa học người Pháp Gay Lussac đã thí nghiệm thành công và tìm ra thành phần cấu tạo của Hydro xyanua bao gồm Hydro, Cacbon, Nitơ.
Đến ngày nay, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu rõ ràng hơn về đặc điểm cấu tạo thành phần cũng như tính chất của xyanua và hợp chất của chúng.
Xyanua là một chất độc nhưng đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như chiến tranh,công nghiệp đặc biệt là ngành khai thác vàng,ứng dụng y học, thuốc trừ sâu…
2. Mục tiêu thực hiện
Trong giới hạn của đề tài, bài chuyên đề xin làm rõ,cung cấp các kiến thức tổng quan, cơ bản về xyanua và hợp chất của chúng. Nêu ra được nguồn gốc, đặc điểm thành phần cấu tạo, đặc tính lí hóa,độc tính cũng như cách nhận biết, phòng ngừa nguy cơ phơi nhiễm xyanua.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Cung cấp các kiến thức khoa học về xyanua tới các bạn sinh viên.Góp phần tìm hiểu thêm về một độc chất tới người đọc ( người nghe).Giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,sử dụng hợp lí các loại sản phẩm thành phần có chứa xyanua.
II. NỘI DUNG.
1. Tổng quan về xyanua.
1.1. Xyanua.
1.1.1. Định nghĩa.
Xyanua (cyanide) là anion của axit xyanhidric, có công thức cấu tạo:

Ion không màu nên các muối của xyanua nói chung không màu. Muối xyanua tan cũng như HCN đều rất độc. Tuy nhiên các muối kim loại của HCN lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp như:
- Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hay kim loại khác.
- Công nghiệp khai thác vàng, lấy vàng bằng phương pháp xyanua hóa.
- Công nghiệp sản xuất các pigmen màu cho ngành công nghiệp sơn, vẽ, công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu…
Để phát hiện ion người ta dùng phương pháp phân tích định tính. Xyanua bị thủy phân mạnh trong dung dịch theo phản ứng:

Vì vậy dung dịch có tính bazơ và có mùi của hidroxyanua. Những phức chất của xyanua thường bền hơn phức chất của halogenua. Muối của xyanua cũng như HCN đều có tính khử. Khi đun nóng dung dịch muối xyanua bị oxi không khí oxi hóa thành xyanat nhưng phản ứng này xảy ra chậm
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh.
a. Nguồn gôc tự nhiên.
Xyanua ít được tìm thấy ở dạng đơn chất mà chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất. Xyanua có thể phản ứng với kim loại hay các hợp chất hữu cơ khác. Sodium cyanide ( Natri Xyanua ), Potassium cyanide ( Kali Xyanua ) là những hợp chất xyanua đơn giản.
Xyanua có thể được sản sinh ra bởi vi khuẩn, nấm và được tìm thấy ở trong một số loại thức ăn hay trong thực vật.
Xyanua có trong thức ăn chế biến từ các loại thực vật như : quả hạnh nhân, hạt chồi của cây kê, cây đậu, đậu tương, đậu nành, rau bina, măng tre,cây sắn…


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top