tctuvan

New Member
Chào các anh em.
MQ xin được chia sẻ chút kinh nghiệm về việc chữa bệnh La Hán của mình:
Cá La Hán với vẻ đẹp thiên bẩm sự thông minh hiếm có và điều làm hầu hết các anh em ngày càng đam mê đó là tâm trạng THẤP THỎM, HY VỌNG và VUI MỪNG khi thấy chú La Hán của mình bung đầu, đẹp hơn trong sự chăm sóc của mình.
Bên cạnh đó các chú cá ốm, bệnh lại mang đến sự LO LẮNG, MỆT MỎI và NẢN CHÍ cho người nuôi.
Khi mình bén duyên với cá La Hán cũng đã từng rơi vào tâm trạng này, cầu cứu khắp diễn đàn.
Xuất phát từ niềm đam mê và tâm trạng mình đã trải qua nên đã tự tìm tòi, nghiên cứu các cách chữa bệnh cho cá La Hán, mình thử nghiệm ngay trên nhưng chú cá của mình bằng THUỐC CỦA NGƯỜI vì như vậy sẽ đơn giản cho người nuôi hơn vì THUỐC CỦA NGƯỜI dễ tìm, dễ mua, dễ sử dụng, giá thành thấp.
Trên diễn đàn cũng có rất nhiều cao thủ về cá La Hán và mỗi người có 1 cách nuôi, cách chăm sóc và chữa bệnh cho riêng mình.
Mình hy vọng bài viết của mình ít nhiều mang lại chút hữu ích đối với các anh em mới chơi
Các bài viết dưới đây đều được trải nghiệm bằng chính cá của mình và đạt kết quả tốt. Trước đây mình nuôi nhiều nên có cơ hội để thực nghiệm.
Mình cũng chỉ dám chia sẻ những kinh nghiệm mà mình đã từng thử nghiệm trong thực tế.

I. MỞ ĐẦU:
Để việc chữa bệnh thực sự có hiệu quả thì phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Phát hiện sớm các biểu hiện bất thường.
- Xác định bệnh chính xác.
- Chữa đúng thuốc, đúng bệnh.
- Kiên trì, không đổi thuốc liên tục.
- Chữa bệnh phải nhờ vào sức đề kháng của cá để đẩy lui bệnh tật chứ không nên lạm dụng thuốc.
- Tùy từng THỂ TRẠNG cá (yếu/khỏe) mà có liệu pháp chữa bệnh thích hợp.
- Tìm hiểu nguyên nhân để phòng tránh về sau.
- Phòng bệnh tránh tái nhiễm.

II. PHÒNG BỆNH:

1. MÔI TRƯỜNG SỐNG:
Một chú cá La Hán khỏe là chú cá ít bị ốm, sung mãn phát triển hết tiềm năng về màu sắc và cái gù.
Như vậy người nuôi cần tạo cho chú cá của mình một môi trường nước ỔN ĐỊNH và CHẤT LƯỢNG THẬT TỐT.
Ở đây mình sẽ lấy chú La Hán Kim Cương làm tiêu chí bình luận vì dòng này thông dụng cho anh em mới chơi.
- ỔN ĐỊNH: nước ổn định là không bị chênh lệch về nhiệt độ, PH, Clo khi thay nước. Nếu có điều kiện thì bạn nên chia nhỏ số lần thay nước: mỗi ngày 10% thay vì 3 ngày thay 1 lần 30%. Như vậy chắc chắn cá sẽ thấy dễ chịu hơn nhưng lại đòi hỏi người nuôi có thực hiện được hay không.
- CHẤT LƯỢNG NƯỚC:
Nên thay 3 ngày 1 lần, mỗi lần không quá 30%.
Bông lọc nên giặt thường xuyên để thức ăn thừa trên bông lọc không có cơ hội phát tán vi khuẩn.
Muối: khi cá đang khỏe chỉ cần cho 20->30g/100 lít nước hay không cho cũng được. Việc này sẽ hiệu quả khi cá chớm bệnh chỉ cần tăng lượng muối là sẽ có hiệu quả ngay:
Phòng bệnh: 100g/100 lít.
Nấm: 150->300g/100 lít tùy từng trường hợp cụ thể.
Khi tăng lượng muối cũng nên lưu ý tăng từ từ nếu không sẽ làm cá sốc tuột nhớt mà die luôn.
Sưởi: miền Bắc nên duy trì 28 độ vào mùa lạnh.

2. LỌC TRÀN:

Để giúp chất lượng nước trong bể luôn sạch và không bị vi khuẩn xâm hại, các bạn nên làm lọc tràn kính.
Link tham khảo dưới đây:


Từ việc nghiên cứu bộ lọc bể cá Rồng kết hợp với kinh nghiệm thực tế mình thấy rằng 1 bộ lọc hữu hiệu bao giờ cũng phải có 2 phần:
1. Lọc thô: còn gọi là lọc CƠ HỌC, là phần lọc những chất thải cá, thức ăn thừa những chất bẩn NHÌN THẤY ĐƯỢC.
2. Lọc tinh: còn gọi là lọc SINH HỌC, vật liệu thường có kết cấu rỗng giúp vi sinh có chỗ cư trú và phát huy tác dụng.
Phần lọc tinh này chủ yếu dựa vào VI SINH HỮU ÍCH, VI SINH có khả năng diệt khuẩn, khử mùi hôi tanh và làm nước rất trong.
Chỉ cần bỏ Men Vi Sinh cho lần đầu sau 4->6 tuần VI SINH phát triển ở mức tốt nhất và thực hiện nhiệm vụ của mình. Sau này có thể bổ xung nhưng về cơ bản VI SINH luôn sinh sôi nảy nở phát triển mạnh trong MÔI TRƯỜNG TỐT.
MÔI TRƯỜNG TỐT cho VI SINH chính là nước ổn định, không có kháng sinh, nồng độ clo không quá cao, có oxy và THỨC ĂN. (thức ăn chính là thức ăn thừa và chất thải cá)
Phần lọc tinh nhiệm vụ chính là CHU TRÌNH CHUYỂN HÓA NITROGEN, nói 1 cách đơn giản là KHỬ độc tố AMMONIA - NH3 - NH4(độc tố này phát tán ra từ sự phóng tiết chất thải của cá).
Khi sắp xếp vật liệu cũng nên sắp xếp những vật liệu To Rỗng trước rồi đến vật liệu MỊN.
Vệ sinh bộ lọc tràn: chỉ cần giặt bông lọc thường xuyên, không để thức ăn thừa tích tụ dễ phát tán vi khuẩn có hại. Đối với các vật liệu xốp (nham thạch, sứ bio, san hô........) nơi ở của VI SINH thì lưu ý 6->8 tháng vệ sinh 1 lần:
- Khi rửa nên xả bằng nước trong bể.
- Không rửa bằng nước từ vòi trực tiếp nồng độ clo cao => chết vi sinh.
- Không phơi nắng => chết vi sinh.
- Không nên để hệ thống lọc ngừng hoạt động trên 5 tiếng.

III. CHỮA BỆNH:

Hầu hết các bệnh của La hán đều xuất phát từ nguồn nước trong bể bị nhiễm khuẩn, trong vài trường hợp cụ thể sẽ phải TIỆT TRÙNG BỂ để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn CỨNG ĐẦU trong bể, đề phòng vi khuẩn phát tán trở lại do ẩn nấp trong khu vực náo đó trong bể mà khi ngâm thuốc chưa tiêu diệt được.

1. Cách tiệt trùng bể:

1. Sau khi vớt cá ra ngoài.
2. Thay 100% nước. Cọ sạch bể, đặc biệt là các khe có silicon.
3. Cho thuốc tím + muối đậm đặc (1->2kg muối/100 lít nước)
4. Thay bông + vật liệu lọc thay được càng tốt.
5. Chạy máy lọc khoảng 3->6h.
6. Tiếp theo thay 100% nước, bỏ muối theo liều lượng 100->200g/100 lít nước.
7. Cho VITAMIN C (10 viên/100 lít) dạng viên nén trong vỉ hay hộp nhựa, sủi khí mạnh, sủi khí, bật lọc cho đến khi cho cá vào. Mục đích là để khử nước mới cho cá đỡ sốc. Nếu không bật lọc nước để tĩnh cũng tự phát tán khuẩn .

2. Bệnh đường ruột (đi ngoài, sình bụng):
Biểu hiện: phân trắng sơị kéo dài, thường thì cá lờ đờ, bỏ ăn, có chú vẫn sung ăn bình thường. Chú nào bụng to không xẹp sau 4,5 tiếng kể từ khi phát hiện thì là SÌNH BỤNG (TRƯỚNG BỤNG)
Nguyên nhân: ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn lạnh, sốc nước do thay nước ngay sau khi ăn, cá mới về, thay đổi môi trường, stress, ăn quá no không tiêu hóa hết……
Cách chữa:
• Việc chữa đi ngoài phải rất kiên trì không hấp tấp nóng ruột mà làm hỏng cả 1 quá trình chữa bệnh. Nếu thương cá mà cho ăn trong lúc điều trị chính là giết nó đấy.
• Nếu cá chớm đi ngoài thì CHO NHỊN ngay, bơm men Tiêu Hóa vào miệng ngày 2 lần. Đôi khi cá chớm bị dùng biện pháp này cũng hiệu quả chứ dùng thuốc ngay cũng không phải biện pháp hay. Sau 2 ngày mà không đỡ thì thực hiện như dưới đây:
1. Sủi, sưởi 30 -> 32 độ 24/24, tắt máy lọc., hạ thấp mực nước.
2. Cá LH có thể nhịn cả tháng. KHÔNG CHO CÁ ĂN trong thời gian chữa trị, nếu cho ăn sẽ bị trướng bụng(SGN gọi là sình bụng) và ....die
3. 100->150 gam muối/100 lít nước.
4. Thuốc 1 trong 3 loại sau: Metrodiazon, Flagyl, Tinidiazol => 500mlg/50 lít nước. (nên ưu tiên dùng Metrodiazol trước)
5. Sau 48 giờ, thuốc hết tác dụng, thay 30% nước bổ xung muối và thuốc cho cả bể theo liều như trên.
6. Luôn theo dõi phân cá, bụng cá để có hướng điều trị thích hợp.
7. Khi cá phân đen trở lại cho ăn thật ít và đúng cách vì bộ tiêu hóa hoạt động kém, thời điểm này rất quan trọng vì nếu để cá tái nhiễm sẽ rất khó chữa, đặc biệt là trướng bụng.
8. Không cho ăn tôm (dễ tái phát bệnh) hạn chế đồ khô (khó tiêu gây trướng bụng).

Khi cá đi phân đen lại rồi nên cho ăn cá Trâm và lăng quăng thôi.
Cho ăn thật ít, bộ tiêu hóa chưa hồi phục đâu.
Nếu cẩn thận nữa thì mua MEN TIÊU HÓA MAI VIỆT bơm vào miệng cá ngày 2,3 lần, nhớ là không cần thả vào nước vì men gặp kháng sinh mất tác dụng.

CÁCH BƠM MEN/THUỐC KHÁNG SINH VÀO MIỆNG CÁ:
- Đổ 1 muỗng (sữa chua) men/thuốc kháng sinh ra cái chén con.
- Dùng xi lanh không có đầu kim hút khoảng 5cc nước trong bể hòa tan men.
- Sau khi hòa tan, hút toàn bộ nước hòa tan vào xi lanh.
- Dùng tay trái lùa cá và ép chặt vào thành hồ, lưu ý chỉ tỳ tay vào thành kính chứ không tỳ hay bóp vào người cá ễ làm cá hoảng, mục đích làm cá nằm gọn trong lòng bàn tay và thành hồ.
- Từ từ nâng đầu cá khỏi mặt nước chếch 45 độ, vẫn ngâm mang cá trong nước.
- Tay phải cầm xi lanh bơm thật mạnh vào miệng cá rồi bỏ cá ra.
Các thao tác phải nhanh, gọn không làm cá hoảng. Phần lớn men sẽ phun ra mang nhưng sẽ có 1 lượng men chui vào ruột cá.


Thông tin thuốc: Metrodiazon (thuốc Nội ít kinh phí), Flagyl (cũng như Metrodiazol nhưng hàng Liên Doanh, đắt hơn chút) Tinidiazol (mạnh hơn 2 loại trên và cũng đắt hơn).
Việc bơm trực tiếp KHÁNG SINH vào miệng cũng hết sức thận trọng vì nêu cá đang yếu thì SỐC THUỐC và ra đi luôn.





[YOUTUBE]bZUjOxyGajk[/YOUTUBE]
[YOUTUBE]wb8aSGWxqf4[/YOUTUBE]

3. Nấm đốm trắng (còn gọi là Nấm Bông).
Biểu hiện: các hạt nhỏ li ti màu trắngnhư đầu tăm bám trên vây, đuôi, thân, mặt mũi .. cá lờ đờ kém sung.
Nguyên nhân: do thay đổi môi trường, vận chuyển thay đổi cá chưa quen môi trường mới, nhiệt độ trong bể thấp cá bị lạnh, thời tiết bên ngoài thay đổi mạnh, lây nhiễm từ cá thể khác ….
Cách chữa:
- Tăng muối với liều lượng 200->300g/100 lít nước. (cho muối từ từ trong vòng 4->6 tiếng), sưởi 32->34 độ. Vài ngày sẽ tự khỏi.
- Khi cá sắp khỏi các hạt này sẽ phủ kín người, mặt mũi cá nổi lên rồi rụng dần.
- hay có thể vớt cá ra lau với muối đậm đặc rồi thả lại bể.(tắm cá)
- Còn 1 phương pháp tắm cá với nước muối đặc 1% trong vòng vài phút nhưng có người không làm đúng cách sẽ gây tuột nhớt mà die luôn => không dám chỉ
- Thay nước hàng ngày 10->15%, khi thay nhớ hút đáy để hút các hạt rụng xuống đáy, các hạt này vẫn có thể bám vào các cá thể khác và phát triển tiếp.
- Cho cá ăn ít lại, tránh bẩn nước.
- Sau khoảng 3->4 ngày sẽ hết hoàn toàn.
- Còn nếu muốn dùng thuốc cho nhanh thì có rất nhiều loại có thể trị được nấm đốm trắng: Fungus Cure, Relive, Metrodiazol, Flagyl, Cloraphenicol, MEGYNA
Nhưng tốt nhất là không nên dùng thuốc gây mệt cá, cá sẽ mất phong độ cái đầu lại tụt xuống, vì nấm này chỉ là phản ứng với môi trường và thời tiết.



4. Sưng, lở miệng, miệng có mụn:
Biểu hiện: mồm cá sưng vều hay có nốt bằng đầu que diêm ngay môi dưới tấy đỏ, nặng hơn thì lở loét có mủ. Cá lờ đờ bỏ ăn lười bơi.
Nguyên nhân: do cá sung tự bụp vào kính gây sưng mồm, do vi khuẩn trong nước làm lở mồm.
Bệnh này chữa không kịp thời cá sẽ bị nhiễm trùng mưng mủ và die.
Cách chữa:
1. Sủi, sưởi 32 độ (nếu thời tiết lạnh)
2. Muối 200 gam/100 lít nước.
3. Thuốc Megyna hay Mycogynax (thuốc đặt âm đạo của chị em) , đi mua hơi ngại nhưng điều trị hiệu quả: 1 viên 25 lít nước.
Có thể kết hợp GENTAMICIN 1 ống cho 25 lít nước.
4. Sau 24h thuốc hết tác dụng, thay 30% nước, bổ xung muối cho phần nước thay, bổ xung thuốc cho cả bể theo liều trên.
5. Cho cá ăn ít để giữ vệ sinh bể.








5. Bệnh mờ mắt, đục mắt:

Biểu hiện: mắt cá có màng trắng bao phủ có thể lồi to hơn bình thường, cá không chịu bơi, hay đớp trượt đồ ăn.
Nguyên nhân:
- Do chất lượng nước trong bể xuống cấp => nhiễm khuẩn.
- Lâu chưa thay nước.
- Nước nhiễm khuẩn do chất thải và thức ăn thừa.
- Kể cả thay nước định kỳ nhưng nếu thức ăn thừa nằm trên bông lọc cũng phát tán khuẩn.
Cách chữa:
- Giữ nước sạch trong thời điểm này, hút đáy nếu có thức ăn thừa.
- Thay nước 2 ngày 1 lần, mỗi lần 20%.
- Muối 200g/100 lít nước.
- Sủi , sưởi 30->32 độ.
- Thay bông lọc.
- Thuốc trị nấm FUNGUS CURE (liều lượng trên bao bì)
- Thuốc tra mắt của người, loại nào cũng được tra ngày 2,3 lần, chỉ cần nâng đầu cá lên khỏi mặt nước, cố gắng để mang cá ngập trong nước cho cá đỡ giẫy, nhỏ 2,3 giọt mỗi bên giữ đầu cá trên mặt nước càng lâu càng tốt cho thuốc ngấm, khi nào em nó giẫy thì bỏ ra.
Phòng bệnh:
- Thay nước định kỳ 3 ngày/lần. Mỗi lần 30%.
- Muối 100->150g/100lit (sau này giảm xuống theo liều bạn thường dùng)
- Bông lọc giặt thường xuyên.
- Hút đáy, giặt bông lọc nếu có thức ăn thừa.




6. Viêm da, lở loét toàn thân:
Biểu hiện: thân cá như có lớp màng trắng bao phủ, loang lổ, đuôi túm đen.
Nguyên nhân: nhiễm khuẩn từ nước.
Việc thay nước thường xuyên vẫn có thể bị nhiễm khuẩn vì khuẩn phát tán từ thức ăn thừa dưới đáy bể và trên bông lọc.
Cách chữa:
I. ỨC CHẾ KHUẨN NẤM:
1. Vớt cá ra xô để 2/3 xô nước. Đậy kỹ cho cá khỏi nhảy ra ngoài.
2. Cho 1,5 thìa canh muối.
3. Cho 1 viên Tetacylin vào, sủi khí mạnh, cắm sưởi 30 độ.
4. Sau 4 tiếng cho thêm 1 viên nữa.
5. Sau 24h thay 30% nước bổ xung 1 viên Tetacylin.
6. Ngâm tiếp 24h thì cho cá vào bể. Ngâm tối đa là 3 ngày.
7. Cho cá nhịn trong suốt thời gian nằm trong xô.
II. TIỆT TRÙNG BỂ:
Đã đề cập bên trên.
III. PHÒNG BỆNH:
1. Sau khi cho cá vào duy trì muối 200g/100lit
2. Sưởi thì càng tốt.
3. Thuốc FUNGUS CURE theo liều trên bao bì nhưng chỉ cần 1/3 -> 1/2 liều thôi vì mục đích là phòng bệnh và vi khuẩn phát tán trở lại.
4. Cho cá ăn vừa đủ, tránh bẩn nước, hút đáy nếu có thức ăn thừa.
5. Đều đặn 3 ngày thay nước 1 lần, 30%/lần. Duy trì muối và Fungus Cure trong vòng 1 tuần.




7. Nấm thối vây (nấm ăn vây):

Biểu hiện: Từ rìa vây, đuôi có hiện tượng mỏng tang, đổi màu trắng như sắp bị rữa ra, ăn mòn từ ngoài vào
Nguyên nhân: Nấm này cũng do từ nguồn nước nhiễm khuẩn.
Cách điều trị y hệt bệnh VIÊM DA, LỞ LOÉT TOÀN THÂN.
Nếu thật sự tự tin thì nên cắt phân vây thối đi, vây mọc lại sẽ đều và đẹp. Rửa tay và kéo bằng cồn hay xanh metylen trước khi phẫu thuật tránh nhiễm trùng vây.



[YOUTUBE]6tPeuaNyQMU&hl[/YOUTUBE]

8. Vi khuẩn ăn lủng mặt và bệnh lỗ đầu:

Có 2 cách điều trị:
Cách 1:
Y hệt cách chữa bệnh VIÊM DA, LỞ LOÉT TOÀN THÂN.
Cách 2:
1. Sủi, sưởi 32 độ (nếu thời tiết lạnh)
2. Muối 200 gam/100 lít nước.
3. Thuốc Megyna hay Mycogynax (thuốc đặt âm đạo của chị em) , đi mua hơi ngại nhưng điều trị hiệu quả: 1 viên 25 lít nước.
Kết hợp GENTAMICIN 1 ống cho 25 lít nước.
4. Thay nước hàng ngày. Sau 48h thuốc hết tác dụng bổ xung muối cho phần nước thay, bổ xung thuốc cho cả bể theo liều trên.
5. Cho cá ăn ít để giữ vệ sinh bể.





9. Biện pháp phòng tránh sau khi cá choảng nhau:

- Tăng gấp đôi lượng muối 200g/100 lít.
- Cắm sưởi nếu thời tiết không ổn định.
- Giữ nước sạch 2 ngày thay 20% nước.
- Bông lọc giặt hàng ngày.
- Hút đáy nếu thức ăn thừa rơi vãi.
- Nếu thấy hiện tượng nấm thì phải ngâm Tetacylin.
Chủ yếu là tránh cá nhiễm khuẩn các vết thương.

10. Nấm mụn vây:
Biểu hiện: trên vây, bơi chèo, đuôi có các hạt bằng đầu tăm lẩn dưới vây.
Về cơ bản không hại gì sức khỏe nhưng nhìn rất xấu.
Nguyên nhân: cũng nhiễm bệnh từ nguồn nước.

Cách chữa:
- Rửa tay sạch, bẻ đôi 1 viên con nhộng Tetacylin bỏ bột thuốc ra 1 tờ giấy, trải 1 tấm khăn ướt trên nền nhà (tuyệt đối không thao tác trên bàn, cá giẫy rơi xuống đấy thì tiêu luôn)
- Dùng kim khẽ khều các mụn đó ra.
- Bôi bột Tetacylin lên các mụn đã khều, dùng ngón tay di bột Teta vào mụn càng tốt.
- Không để thuốc dính vào mang và mắt.
- Thao tác thật nhanh, nếu che được mắt cá lại càng tốt cá sẽ đỡ hoảng hạn chế giẫy mạnh.
- Sau khi cho cá trở lại bể thì giữ vệ sinh nước trong thời gian này.

11. Cá lờ đờ, đứng một chỗ:(rất nhiều anh em chết cá do bệnh này)

Biểu hiện: cá không bơi, bỏ ăn đứng 1 góc bể đầu hướng lên trên mặt nước, đuôi túm đen không căng xòe như bình thường. Bị lâu có khi mắt còn mờ, nước có mùi tanh.
Nguyên nhân: nước nhiễm khuẩn nặng, nếu không rị kịp thời cá TUỘT NHỚT và die.

Cách chữa:
I. ỨC CHẾ KHUẨN NẤM:
1. Vớt cá ra xô để 2/3 xô nước. Đậy kỹ cho cá khỏi nhảy ra ngoài.
2. Cho 1,5 thìa canh muối.
3. Cho 1 viên Tetacylin vào, sủi khí mạnh, cắm sưởi 30 độ.
4. Sau 4 tiếng cho thêm 1 viên nữa.
5. Sau 24h thay 30% nước bổ xung 1 viên Tetacylin.
6. Ngâm tiếp 24h thì cho cá vào bể. Ngâm tối đa là 3 ngày.
7. Cho cá nhịn trong suốt thời gian nằm trong xô.
II. TIỆT TRÙNG BỂ:
Đã đề cập bên trên.
III. PHÒNG BỆNH:
1. Sau khi cho cá vào duy trì muối 200g/100lit
2. Sưởi thì càng tốt.
3. Thuốc FUNGUS CURE theo liều trên bao bì nhưng chỉ cần 1/3 -> 1/2 liều thôi vì mục đích là phòng bệnh và vi khuẩn phát tán trở lại.
4. Cho cá ăn vừa đủ, tránh bẩn nước, hút đáy nếu có thức ăn thừa.
5. Đều đặn 3 ngày thay nước 1 lần, 30%/lần. Duy trì muối và Fungus Cure trong vòng 1 tuần.

12. Bệnh tuột nhớt:
MQ xin nói 1 cách chính xác là không có BỆNH TUỘT NHỚT, nhiều người hỏi về việc cách và thuốc chữa bệnh tuột nhớt thì thật sự rất khó trả lời và giải thích.
Về cơ bản MQ được hiểu TUỘT NHỚT là giai đoạn cuối của 1 chú cá đã mất hoàn toàn khả năng ĐỀ KHÁNG.
Tuột nhớt được bắt nguồn từ rất nhiều NGUYÊN NHÂN và không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến việc cá mất sức đề kháng lớp nhớt bảo vệ trên cơ thể tự tuột ra và die.
Chính vì vậy khi chú cá chớm có biểu hiện thì mình phải XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN gây ra việc tuột nhớt để bám vào đó mà có hướng xử lý đúng chứ không phải là cứ TUỘT NHỚT là xử dụng CHUNG 1 CÁCH CHỮA.

Biểu hiện: cá lờ đờ, trên mình cá có bọt khí bám vào các sợi nhầy bám vào người cá, lơ lửng trong nước, bám trên mặt kính ..... khi thân cá khô ráp ửng đỏ mắt mờ nằm nghiêng thì Y HỌC BÓ TAY. Cá die thường thấy thân khô ráp, ửng đỏ, thân cứng đơ mắt bị mờ.

Nguyên nhân và cách xử lý:
- Do nấm lâu ngày: cá bị nấm lâu ngày do nhiễm khuẩn từ nước, chất lượng nước ngày càng xuống cấp, khuẩn phát tán mạnh., nước có mùi tanh. Đó chính là trường hợp BỆNH số 11 như đã đề cập bên trên, có rất nhiều anh em rơi vào trường hợp này.
- Do lượng muối quá cao: lượng muối trong nước quá cao, muối cho vào 1 lần cá không thích ứng kịp => thay 30% ngay lập tức, sau 4-5 tiếng thay tiếp 20%, sủi khí mạnh, sưởi 30 độ nếu cần.
- Sốc thuốc hay các loại hóa chất vô tình thả vào bể: cũng thực hiện như trên.
- ......

13. Bệnh mang cá:
Biểu hiện: mang cá đóng mở liên tục, cá như đang thở gấp có biểu hiện mệt mỏi.
Nguyên nhân: Thiếu oxy,
Trường hợp thiếu oxy là đơn giản nhất chỉ cần cho em nó 1 vòi sủi khí hay lâu chưa thay nước em nó bị ngộp do chất lượng nước kém hàm lượng Ammonia tăng cao khi này cần kết hợp thay luôn 30% nước. Nước mới sẽ chấm dứt hiện tượng này.
Nếu nặng hơn mang cá gần như không đóng kín hay bắt đầu quăn mang, cá thở gấp mệt mỏi, trường hợp này có thể mang cá có ký sinh trùng xâm hại. Khi này phải quan sát kỹ
xem mang cá có vấn đề gì khác thường không ? trùng mỏ neo hay ký sinh nào có thể nhìn thấy được.
Điều trị: vớt cá ra xô sủi khí, ngâm với Xanh metylen khoảng 1 ngày để tiêu diệt các ký sinh nếu có.
Còn cái bể thì TIỆT TRÙNG như đề cập ở phần 1.

14. Bể nhiễm giun:
Trong bể có giun trắng dài từ 2->8mm bơi loằng ngoằng trong bể (không phải loại bò, bám trên mặt kính).
Đặc biệt ai dùng lọc tràn kính hay gặp trường hợp này, nhất là khi tắt lọc khoảng 5->10 phút khi bật lại giun đầy bể.
Cách chữa:
- Thay luôn 30% nước.
- Thuốc giun của người 1 liều cho 100 lít nước.
- Bật lọc bình thường, sủi khí mạnh vì cá sẽ rất mệt.
- Cho cá nhịn ăn hay cho ăn thật ít.
- Sau 48h bắt đầu thay 20% nước mỗi ngày trong 3 -> 4 ngày liên tục để thuốc pha loãng hoàn toàn.
- Thay bông lọc, rửa sạch vật liệu và máng lọc.

15. Cá bị rách da, toạc đầu, bỏng sưởi.

- Cá nhảy lên húc vào thanh giằng, cá sung húc máy lọc, đổi con mồi lao vào các vật dụng trong bể, cọ mình vào miếng ngăn kính .... sẽ gây nên các vết thương cho cá như rách da đầu, toạc đầu, bong vẩy.....
- Cá ốm,mệt nhất là khi ngâm thuốc hay lờ đờ nằm sát cây sưởi gây bỏng trên mình.
Các trường hợp trên chỉ cần dùng Tetracylin viên con nhộng bóc ra lấy bột bôi thẳng vào vết thương, nếu thấy vết thương se lại thì không cần bôi thêm.
Giữ nước sạch trong khoảng thời gian này để phòng nhiễm khuẩn vết thương.
Muối tăng gấp đôi lượng đang dùng, nếu không dùng muối từ trước thì dùng liều lượng 100g/100lit nước.
Sưởi 30 độ nếu cần.

16. Cá mất thăng bằng.

Biểu hiện: cá không bơi bình thường mà lộn vòng vòng hay người uốn cong.
Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên:
- Cá sung quá: húc kính gây chấn thương cột sống.
- Cá bị sốc nước do PH, nhiệt độ làm cá mất thăng bằng do bong bóng cá gặp vấn đề.


Cách trị:
+ Nếu bị chấn thương cột sống thì vớt cá ra vuốt nhẹ dọc thân cho xương trở lại vị trí cũ.
+ Ép kính: biện pháp này chỉ là cơ học, để cá hồi phục dần dần, thời gian điều trị kéo dài mà tỉ lệ thành công rất thấp:
- Hạ thấp mực nước ngang vây lưng.
- Ép kính 2 bên sao cho cá ở trạng thái bình thường.
- Sủi khí để cung cấp oxi cho cá khỏi ngạt.
- Cá không vận động sẽ tiêu hóa kém, cho ăn bằng 10% bình thường.
- Chờ đợi điều kỳ diệu ....

17. Cá bị trĩ.

Biểu hiện: hậu môn cá lòi ra 1 cục màu hồng có thể tự thụt vào sau mỗi lần đi ị. Chú nào nặng thì lòi suốt luôn.
Nguyên nhân: cá thường bị sau khi chữa bệnh đường ruột. Cho ăn 1 loại thức ăn dài ngày, thường xuyên ăn đồ khó tiêu.
Cách chữa:
- Không cần dùng thuốc.
- Giữ vệ sinh nước, muối tỉ lệ 100g/100l, sưởi 30 độ nếu cần.
- Hạn chế các đồ ăn khó tiêu, nhiều vỏ, xương: nhái, sâu, cá mồi to ...
- Khuyến khích các đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa.
- Duy trì khoảng 1 tuần -> 10 ngày sẽ tự khỏi.




IV. CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI CÁ

Tiện đây mình cũng xin chia sẻ cách nuôi cá La Hán của mình, kinh nghiệm này được đúc kết học hỏi từ các tiền bối trên diễn đàn kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn.
Hy vọng giúp ích đối với các anh em mới chơi.
Cá La Hán muốn có cái đầu tốt phải có bản chất SUNG MÃN và phụ thuộc vào 4 yếu tố CHÍNH, được sắp xếp mức độ quan trọng theo trình tự:
1. GEN: phải có GEN đầu tốt.
2. Môi trường sống: phải tạo cho cá 1 môi trường nước sạch -> cá khỏe -> Sung -> lên đầu.
3. Dinh Dưỡng: người nuôi thường nghĩ cho ăn nhiều để cá lên đầu => KHÔNG PHẢI. Phải có chế độ dinh dưỡng HỢP LÝ, cá tiêu hóa hết thức ăn và thức ăn được chuyển hóa hiệu quả để giúp cá khỏe mạnh, bung đầu. Muốn làm được việc này không nên cho cá ăn quá nhiều, bộ tiêu hóa luôn mệt mỏi vì đồ ăn.
4. Tác động khách quan: cho kè cá, soi gương kích thích bản tính sung mãn.

MQ xin lấy dòng cá La Hán Kim Cương làm chủ đề:
1. Nước:
- Thay định kỳ 3 ngày 1 lần, mỗi lần thay không quá 30% , muối 30->100g/100lít. Bông lọc giặt thường xuyên.
2. Đèn:
- Mình dùng 2 bóng cho 1 bể: 1 tím hồng bật 12 tiếng/ ngày, 1 bóng thủy Sinh bật 4 tiếng/ngày bóng này bước sáng 10.000k dùng cho cây thủy sinh mô phỏng ánh sáng ban ngày nên dùng đèn này cá sẽ khỏe hơn, tốt cho việc lên màu của vẩy cá. Nhưng chỉ bật ít vì bể lên rêu rất nhanh.
3. Dinh dưỡng:
- Ngày 2 bữa. Sáng và chiều (không cho ăn sau 20h00) cứ 1 bữa khô 1 bữa tươi đúng giờ cố định.
- Bữa khô: JBL, XO, VIKING hay SUMO nói chung chất lượng như nhau tùy vào KINH TẾ và quan trọng phải là HÀNG THẬT.
- Bữa tươi: Tôm đồng (tép), thịt bò, tim bò, sâu quy, sâu Superworm,dế.... đồ đông lạnh nhớ làm tan đá trước khi cho ăn tránh sình bụng.
- Tôm là ưu tiên hàng đầu và nên cho ăn cả vỏ có nhiều canxi tốt cho dàn châu, nhưng không nên cho ăn nhiều trong 1 bữa vì làm cá nhanh béo.
- 1 tuần cho cá nhịn ăn 1 bữa, mục đích để cá ổn định lại bộ tiêu hóa, tiêu hóa hết thức ăn thừa sau 1 tuần làm việc vất vả, việc này cũng giống như a reset máy tính đó.
4. Kè cá: ngăn kính cho em nó kè với 1 em size nhỏ hơn hay cùng size thì sẽ kích thích em nó bung đầu mạnh hơn.
5. Huấn luyện cá ăn thức ăn khô:
Để luyện cá ăn viên phải rất kiên trì, nhưng cũng không nên cho cá nhịn dài ngày làm ảnh hưởng đến phong độ của nó.
Cứ cho ăn đều đặn ngày 2 bữa (mỗi bữa cách nhau 12 tiếng), đúng giờ. 1 khô 1 tươi, tùy chọn sáng hay chiều đều được, nên cho ăn tươi sáng.
Nhưng cách cho ăn như sau:
- Sáng ăn tươi: cho ăn thật là ít, để bộ tiêu hóa vẫn hoạt động chứ không phải nhịn đói, nhưng ít để cá đói có tác dụng cho bữa Khô.
- Chiều ăn khô: thả 1,2 hạt vào nếu ăn thì cho tiếp, nếu nhả thì kệ, rồi đói sẽ ăn, không ăn cũng kệ chứ không được thương nó mà lại cho ăn tươi thì kg bao giờ nó quen được.
Ngày hôm sau và các ngày kế tiếp cứ lặp lại trình tự như trên.
Khi bữa tươi ăn ít thì nó sẽ đói và dần sẽ quen với thức ăn khô, nhưng phải nhớ là thật ít, chỉ đủ để bộ tiêu hóa hoạt động bình thường không quên bữa thôi.



Bài viết tổng hợp của MInh Quang bên Arowana!
 

tctuvan

New Member
1. Bệnh mụn ở đầu
Do ký sinh trùng đơn bào Hexamita gây nên. Nguyên nhân bệnh là so chất lượng nước dơ và cách chăm sóc cá không đúng cách. Cũng có thể do sự thiếu hụt trong chế độ ăn hàng ngày. Triệu chứng thông thường của bệnh này là các mụn hay lỗ nhỏ xuất hiện trên đầu cá nên mới có tên như vậy. Các mụn này thường màu trắng và có dịch nhày xung quanh và nó từ từ lớn lên. Lúc này cá đi phân ra màu trắng dài từng sợi.
Cách điều trị :
Trước tiên cần cách ly cách bệnh ra một hồ riêng và chữa trị. Cho vào hồ thuốc Dimetridazole (5mg/ lít nuớc) hay Metronidazole (7mg/ lít nước). Sau 3 ngày tiếp tục cho thuốc vào hồ với liều lượng như trên. Trong thời gian này chỉ thay khoảng 20-30% nước giữa các lần điều trị. Có thể trong thời gian điều trị cá sẽ bỏ ăn. Bệnh này nếu phát hiện kịp thời thì tỉ lệ trị thành công rất cao.

2. Bệnh viêm da :
Do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas và Vbrio gây nên. Cũng có khi do một loài ký sinh trùng hay nấm. Quan sát bên ngoài thấy những vết loang sưng đỏ và càng ngày càng lớn lên nếu không được chữa trị. Nguyên nhân bệnh là do nước bị ô nhiễm nặng khiến các loại ký sinh trùng hay nấm sinh sôi và bám vào da cá gây ngứa toàn thân. Vì vậy cá thường cọ xát thân mình vào đáy hồ hay bất cứ vật nào trong hồ.
Cách chữa trị :
Trước hết phải thay nước thường xuyên. Không nên để trong hồ bất cứ vật nào có cạnh nhọn, sắc vì sẽ làm cho cá bị xước da nặng hơn khi cọ vào. Cho vào hồ các loại thuốc kháng khuẩn như Acriflavine (3mg/ lít nước), Methylene xanh ( 3mg/ lít nước). Cứ 3 ngày cho thuốc/ 1 lần và thay khoảng 50% nước trước khi bỏ thuốc vào.

3. Bệnh cá mất thăng bằng :
Theo các nghệ nhân nuôi cá thì không có biện pháp chữa trị nào hiệu quả cho bệnh này. Triệu chứng khi bệnh là cá bỗng mất thăng bằng và nằm nghiên qua một bên , thân mình cong lại chứng tỏ có sự tổn thương nơi xương sống. Bệnh viêm da lúc này cũng xuất hiện trên mình cá. Khi mổ cá thì bên trong không có dấu hiệu viêm nhiễm. vì vậy, nguyên nhân gây bệnh được đánh giá là tổn thương các cơ hay các vùng xung yếu của cơ thể, khuyết tật do di truyền hay suy dinh dưỡng.
Cách chữa trị :
Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả. Tuy nhiên cũng có nghệ nhân chữa bằng cách thay nước cá mỗi ngày, dùng tay đút thức ăn cho cá và đỡ cá về vị trí cân bằng khi cá nghiên người đi. Phương pháp này cũng cho kết quả nhưng mất rất nhiều thời gian.

4. Bệnh sưng bảo tử :
Nguyên nhân chính là do cá ăn quá nhiều hay bị viêm bong bóng cá. Bụng cá phình lên như có mang. Để chữa cho cá chỉ còn cách là dùng kháng sinh cho thức ăn cá hay chính thẳng vào bụng cá thì mới hy vọng cứu được vì bệnh này làm cá chết rất nhanh.

5. Bệnh của cá thường là do các vết thương ngoài da nhiểm khuẩn gây nên, những vết thương ngoài da có thể là do bơi lội, đánh nhau, hay va chạm gây nên, nếu sơ suất không chú ý thì sẽ dẫn đến các bệnh như loét da, mục vây, sưng miệng.
Cách chữa trị :
Nếu như khi phát hiện ra lớp biểu bì cá, vây cá bị thương tổn hay tróc vảy, thì có thể dùng thuốc kháng khuẩn nhúng vào muối, phòng ngừa sự lây nhiễm của ký sinh trùng, tế khuẩn và nấm. nếu như miệng vết thương quá lớn, thì có thể nhẹ nhàng bắt cá bỏ lên lòng bàn tay trực tiếp boi thuốc đỏ lên miệng vết thương, rồi nhúng vào trong bể thuốc, hữu hiệu rất nhanh. Những loại thuốc thường dùng như : Bị nhiễm nấm thì dùng thuốc Methylene xanh pha theo tỷ lệ 1-3 mg/lít, bệnh do nhiễm khuẩn thì có thể dùng thuốc Furaciline theo tỷ lệ 0.5–1 mg/lít hay thuốc kháng khuẩn Teracyline 10-20mg/lít , khi dùng thuốc phải chú ý quan sát phản ứng của cá, để điều chỉnh nồng độ thuốc và thay nước.


6. Bệnh lủng đầu :
Được phân thành hai loại là bệnh do dinh dưỡng và do ký sinh trùng, cá cichlids thường bị bệnh này. Khi cá bị mắc bệnh này thì trên thân thể của nó đặc biệt là phần đầu thường xuất hiện những lỗ nhỏ lõm vào, cá không có cảm giác thèm ăn, phần bụng hóp vào, bài tiết ra những vật có màu trắng bợt, nếu không điều trị kịp thời, thì những cái lỗ thủng này sẽ thấm qua lớp biểu bì hay bụng, phát sinh các chứng bệnh khác, dẫn đến tình trạng cá chết. Cá bị bệnh lủng đầu do dinh dưỡng thì thể sắc còn chuyển dần sang màu đen nhợt nhạt ảm đạm, lúc này có thể bổ sung Vitamin A, D3 và chất quặng vào trong thức ăn. Nếu như bị ký sinh trùng thì phải khử trùng. Nếu như cá bị bệnh do ký sinh trùng gây ra, thì ngoài triệu chứng bị lủng đầu thì cả đường ruột và ổ bụng của cá cũng bị lây nhiễm, kèm theo hiện tượng nổi các hạt màu trắng. Xảy ra hiện tượng này cũng có thể là do nguồn nước xấu đi, nhiệt độ nước thay đổi, mật độ nuôi và sinh sản quá dày, dinh dưỡng và hàm lượng Ò không đủ cung cấp cho cá gây nên. Lúc này phải dùng thuốc để điều trị cho cá.


7. Bệnh đốm trắng :
Triệu chứng của bệnh là bên ngoài cơ thể xuất hiện những đốm màu trắng hay một đám những nốt màu vàng nhỏ. Khi cá bị nhiễm bệnh đốm trắng chúng sẽ bị ngứa ngáy và không ngừng cọ mình vào xung quanh hồ, vì thế trên thân của chúng xuất hiện những u nang nhỏ màu trắng, bệnh này rất dễ phát sinh khi nhiệt độ và độ PH thay đổi đột ngột.
Phương pháp trị bệnh đốm trắng :
Pha muối vào nước khoảng 3-5g/lít , tăng nhiệt độ nước lên khoảng 30C trở lên, đến khi cá hết bệnh thì ngừng, hay sử dụng Methylene xanh 2mg/lít, Malachite green 0,1-0,2mg/lít tiến hành tắm cho cá trong vòng từ 3-5 ngày. Thuốc chữa bệnh đốm trắng rất nhiều như hiệu con rồng, tetra, Azoo đều hữu hiệu và sử dụng tương đối an toàn.

8. Bệnh về mang :
Khi cá bị mắc chứng bệnh này hô hấp dồn dập gấp gáp, nắp mang không đóng lại bình thường được, tơ mang bị sưng tấy, dịch nhầy tiết ra ngoài cơ thể nhiều hay thể sắc của cá u ám xám xịt. Bệnh về mang được chia thành 2 loại là loại do tế khuẩn và bệnh do ký sinh trùng, triệu chứng của bệnh không giống nhau, chính vì thế phương pháp trị bệnh cũng khác. Bệnh về mang phần nhiều là do chất nước không ổn định , thức ăn nhiễm khuẩn không sạch gây ra, đặc biệt là càng về sau thì càng dễ mắc bệnh. Bệnh mang do tế khuẩn thì dùng Furaciline và Teracyline 10-25mg/lít , sau khi chữa xong vẫn phải chú ý thay nước, vì thuốc sẽ công phá và làm tiêu hóa tế khuẩn, đồng thời cũng nên dùng than hoạt tính để lọc thuốc, và phải nhanh chóng tạo ra một hệ thống lọc sinh vật. Còn bệnh do ký sinh trùng thì dùng Pormalin 150-200mg/lít, sau 1 giờ phải thay nước.

9. Bệnh đường ruột trên cá la hán :
“Hầu hết các bệnh trên cá la hán đều có nguồn gốc từ đường ruột. Lý do lớp niêm mạc ruột của cá nhạy cảm một cách đặc biệt với các yếu tố stress. Sự tích tụ mầm bệnh quá nhiều trong đường ruột sẽ gây hại đến niêm mạc ruột của cá”
a. Nhiễm giun :
- Giun tóc : Giun tóc là một loài giun tròn xuất hiện trên tất cả các loại cá cảnh, thường ít gây hậu quả nghiêm trọng. Giun tóc rất dài (đôi lúc đến 3cm), nhưng bề ngang rất hẹp, tối đa chỉ khoảng 1mm. Cá la hán nhiễm bệnh trở nên sẫm màu và ít ăn. Giun không thể sinh nhiều trong cơ thể cá khỏe mạnh, do đó nếu tìm được nhiều giun có nghĩa là cơ thể cá đã bị suy yếu trầm trọng hay một số lượng lớn trứng giun đã xâm nhập vào hồ qua các loại thức ăn sống.
Cách chữa trị :
Một liều điều trị duy nhất với FLUBENDAZOL liều 10mg cho 100 lít nước, để tăng hiệu quả sử dụng FLUBENDAZOL có thể kết hợp với 10ml DMSO (dimethylsulfoxide) hay dùng aceton, nhưng cần sục khí mạnh. Để đề phòng bệnh này nên sử dụng thuốc phòng FLUBENDAZOL trước khi đưa cá mới vào chung hồ.
- Giun Camallanus :
Cá bị nhiễm giun Camallanus thường thấy giun ló ra một nữa chiều dài ở hậu môn mỗi khi cá đứng yên, không di chuyển nhiều. Loại giun này gây tổn hại đến cơn thể của cá do nơi hàm khỏe mạnh của chúng, thường cắn vào thành ruột. Các mô bị tổn thương thường bị chết, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh và các mầm bệnh khác tấn công. Nếu chổ tổn thương bị thủng thì các mầm bệnh sẽ có cơ hội xâm nhập vào bên trong xoang bụng, hậu quả là cá có dấu hiệu bị nhiễm độc.
Giun dài khoảng 2 cm và dày khoảng 1,5mm, màu đỏ sẫm đến nâu. Giun khi nhiễm nhiều sẽ thoát khỏi cơ thể cá và rơi xuống đáy hồ. Nếu cá ăn thì lại tiếp tục bị nhiễm vào.
Cách chữa trị :
Có thể dùng FLUBENDAZOL trộn vào thức ăn hay đánh vào nước, sau đó 2 tuần nên dùng thuốc lần nữa để tránh tình trạng tái nhiễm.
b. Nhiễm trùng roi :
Nhiễm trùng roi là loại bệnh rất thường bị trên các loài cá la hán. Trùng roi là 1 cơ thể đơn bào, có nhiều kích cỡ, hình dạng. Trùng mỏng như sợi chỉ, di chuyển rất nhanh. Trên cá la hán, trùng roi chỉ gây bệnh được khi hiện diện số lượng lớn. Những trường hợp nhiễm nhẹ rất nhiều và thường không gây nguy hiểm nhưng cũng làm cho cá ăn giảm. Trùng ký sinh không thể sinh sôi nảy nở nhanh trong một cơ thể cá khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu cá của bạn bị yếu đi do những bệnh khác hay do các yếu tố bên ngoài tác động như thức ăn không đủ chất xơ, chất lượng nước không tốt, trùng roi sẽ bùng nổ về số lượng. Trùng roi nằm trong đường ruột sẽ lấy đi nhiều chất dinh dưỡng trong thức ăn của cá và gây kích ứng niêm mạc ruột, do đó sẽ làm cho cá yếu đi nhanh chóng. Cá bị bệnh sẽ yếu đi, sẫm màu, chán ăn. Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng cá sẽ bị rách, thoái hóa phần rìa vây và vây bị lũng lỗ. Nhưng trước khi đến giai đoạn này cá sẽ bị đi phân trắng.
Trùng roi không lây qua không khí, không lây qua thức ăn đông lạnh mà đường lây nhiễm là từ nước hồ hay cá bị nhiễm bệnh, đặc biệt là từ cá bố mẹ lây sang cá con.
Cách chữa trị :
Có thể sử dụng Metronidazol 100mg cho 100 lít nước, ngâm liên tục trong 3 ngày, năm ngày sau lặp lại; hay sử dụng 250mg Metronidazol cho 100gr thức ăn, ăn hai lần mỗi ngày liên tục trong 6 ngày.
c. Bệnh vi khuẩn đường ruột :
Vi khuẩn cũng là một phần của hệ vi sinh vật đường ruột và đóng vai trò quan trọng trong việc hổ trợ điều trị tiêu hóa thức ăn. Một vài loại vi khuẩn có thể sanh sinh ra vitamin.
Giống như nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn đường ruột không biểu hiện triệu chứng ngay lập tức, chỉ khi nào số lượng tăng lên đến số lượng nhất định thì cá mới có những triệu chứng không tốt, từ từ chuyển sang màu sẫm và bỏ ăn. Phân trắng trong giai đoạn này có thể xuất hiện.
Cá nhiễm khuẩn đường ruột cần tăng cường nhiệt độ lên 3C, sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn như Chloramphenicol liều 500mg cho 100g thức ăn, thế nhưng không phải tất cả các ca bệnh đường chữa trị thành công, việc can thiệp sớm là rất cần thiết. Nếu cá không ăn thì phải dùng biện pháp ép ăn.
d. Kén trên thành ruột :
Trên các loài la hán cũng như nhiều loài cichlid có kích thước lớn khác, khi mổ tử, người ta thường phát hiện kén hình thành trên thành ruột. kén này có thể không gây độc nếu nó chỉ là thành phần thức ăn có nhiều góc cạnh đâm vào thành ruột và bị hệ thống miễn dịch của cá bao phủ. Kén thường thấy trên cá la hán khi cho ăn tép quá lớn, những cạnh sắc trên vỏ tép có thể đâm vào thành ruột, hệ thống miễn dịch sẽ phát triển các mô bao xung quanh vật lạ này và tạo thành kén. Sự nhiễm khuẩn cũng hình thành kén theo cơ chế tương tự.
e. Viêm ruột :
Hiện tượng viêm ruột có thể nhận thấy bằng hiện tượng xuất hiện khu vực có màu đỏ dọc theo thành ruột. Trong một số trường hợp nặng, có thể có hiện tượng chảy máu mô. Nguyên nhân của hiện tượng viêm có thể là do khẩu phần ăn không tốt hay cho ăn thức ăn đông lạnh nhưng khi cá nuốt vào thức ăn chưa tan hết. Thế nhưng nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng viêm trong đường tiêu hóa là do stress kết hợp với các hiện tượng viêm nhiễm bởi các mầm bệnh khác nhau. Một vài loại virus, vi khuẩn và trùng roi, nếu hiện diện với số lượng đủ lớn sẽ gây ra hiện tượng viêm, nhưng rất khó xác định nếu thiếu trang thiết bị và kiến thức vi sinh thích hợp. Nếu nguyên nhân không được loại trừ, hiện tượng viêm sẽ càng ngày càng nặng thêm cho đến khi đường ruột ngừng mọi chuyển động tại khu vực bị viêm và đường đi của thức ăn sẽ bị tắc nghẽn.
Nếu chúng ta nghi ngờ cá bị viêm ruột thì nên tăng nhiệt độ lên khoảng 3C, điều này sẽ đẩy mạnh hệ miễn dịch của cá. Vì khi nhiệt độ tăng sẽ kích thích sự sản xuất các tế bào miễn dịch và các kháng thể. Nếu tăng nhiệt độ không mang lại kết quả rỏ rệt, hãy cho cá ăn kháng sinh Chloramphenicol sẽ có kết quả tốt.
f. Tắt ruột :
Có rất nhiều lý do gây tắc ruột, có thể là do nhiễm số lượng lớn các loại giun hay là kết quả của hiện tượng viêm. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến là sử dụng khẩu phần ăn có quá ít chất xơ hay không có chất xơ. Nhìn bề ngoài, tắc ruột dễ bị nhầm lẫn với sình bụng, nhưng sình bụng trong giai đoạn đầu cá không hề ăn, trong khi tắc ruột cá vẫn ăn với số lượng ít. Cá tắc ruột chết rất nhanh, tểh hiện triệu chứng ngộ độc trầm trọng. Một khẩu phần thức ăn tốt, đa dạng sẽ là phương cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Điều trị không hề hiệu quả nếu tắc ruột quá lâu. Trong giai đoạn đầu có thể chữa trị hiệu quả bằng cách dùng thuốc nhuận tràng kết hợp với tăng nhiệt độ lên. Nếu thành công cần kết hợp với khẩu phần nhiều chất xơ ít nhất trong hai tuần.
g. Sình bụng :
Bệnh sình bụng hiếm khi bùng nổ thành dịch, nó chỉ ảnh hưởng trên từng cá thể. Bệnh rất dễ nhận ra với sự sưng phồng to ở vùng bụng. Cá bị sình bụng cần đưa ra hồ cách ly càng sớm càng tốt, vì nó cần được điều trị trong môi trường cách biệt với những con cá khác. Thông thường bệnh này thường kết hợp với triệu chứng hình thành phân trắng, nhầy và những chổ phồng nhỏ chạy dọc theo giữa thân cá. Nếu cá không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài triệu chứng phồng to bụng thì rất có khả năng cá bị tắc ruột hay bị bướu và thường xảy ra khi cá đang ăn bình thường. Tuy nhiên, chắc chắn hay không chỉ xác định khi mổ ra mà thôi.
Bệnh sình bụng cá cảnh thường có nguyên nhân bắt đầu do nhiễm virus, sau đó kết hợp với nhiểm khuẫn. do đó bệnh sình bụng phải được xem là một bệnh kết hợp. Ở giai đoạn đầu thuờng cá có gan màu vàng. Nếu mổ bụng cá bị sình bụng ra, chúng ta sẽ thấy xoang bụng chứa đầy chất lỏng; một số bộ phận trong xoang cơ thể bị teo lại. Đôi lúc các dịch tích nơi xoang bụng tạo áp lực trên bong bóng khí, do đó làm cho cá không thể nổi lên trên mặt nước được.
Cách chữa trị :
Dùng Chloramphenicol trong hồ cách ly, lưu ý những con cá còn lại trong cùng một hồ cũng phải phòng bệnh với Nifurpirinol (100mg cho 40 lít nước).
g. Bệnh nấm :
Cá La hán rất dễ bị nhiễm nấm, việc trị nấm cũng rất dễ. Ngay khi phát hiện nấm trên mình cá phải rút 1/2 nước trong hồ (để giảm áp lực nước đè lên cá), sau đó bỏ muối vào (200g muối hột/100lít nướ), tăng nhiệt độ lên 32 C. Sau 2 ngày, thay 1/2 nước và tiếp tục giữ nhiệt độ 32 C, lúc này không cho cá ăn. Cứ tiếp tục thay 1/2 nước mỗi ngày, thường chỉ sau 4-5 ngày sau cá sẽ bình phục hoàn toàn, lúc ấy mới cho cá ăn trở lại.
Nếu bạn phát hiện cá bị nhiễm nấm trễ, lúc này cá của bạn bị nấm nặng. Ngoài việc trị liệu bằng muối và nhiệt độ, các bạn ra tiệm cá mua thuốc trị nấm bỏ vào hồ ( liều lượng dùng xem trên bao bì thuốc).


Hình ảnh các loại thuốc hay dùng để chữa bệnh cá
Thuốc chữa cá
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ôn tập Dịch tễ học CTUMP (TỔNG hợp từ các đề THI) có đáp án Y dược 1
D Tìm hiểu về vai trò, quá trình tổng hợp và phân giải các Axitamin trong cơ thể người và nguyên liệu thực phẩm Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số hydroxide cấu trúc lớp kép ứng dụng trong xử lý môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Báo cáo tổng hợp về tình hình thực tế công tác kế toán, quy trình hạch toán các phần hành kế toán tại Công ty may 10 Luận văn Kinh tế 2
N Tổng hợp kiến thức về các kỳ thi tiếng anh có giá trị hiện nay Tài liệu Cơ bản 0
P Nghiên cứu tổng hợp các khoảng chịu lửa chứa Nhôm, Silic từ hóa chất tinh khiết và từ bã thải bùn đỏ Kiến trúc, xây dựng 0
B Giáo án tổng hợp các môn lớp 1 - Trường tiểu học Hoa Thủy - Năm 2016 - 2017 - Tuần 1 Luận văn Sư phạm 0
T Báo cáo tổng hợp Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty cổ phần lilama Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A Những kiến thức đã tìm hiểu được trong thời gian thực tập tổng hợp - Thực trạng các Website đã và đa Luận văn Kinh tế 0
W Nghiên cứu và hệ thống các kiến thức cơ bản về chương trình dự án quốc gia; tổng hợp kết quả, phân t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top