tctuvan

New Member
Thông thường Vitamins và khoáng chất không được chú trọng đúng tầm mức của chúng , nên thường đưa đến các tình trạng và trường hợp bệnh lý tưởng chừng như không có xuất sứ, nguồn gốc . Nhưng nếu xem xét, và phân tích kỷ lưởng, thì hầu hết các triệu chứng , mầm mống bệnh của cá , một phần lớn có nguôn gốc từ sự thiếu hụt của Vitamins và các khoáng chất . Vitamins nếu được pha trộn thẳng vào bể/hồ thường không có công hiêu cao, nhưng nếu thức ăn được ngâm trong dung dich Vitamins, rồi cho cá ăn, thì hiệu quả sẽ cao hơn . Có rất nhiêu cách để truyên đạt, chuyển vitamins qua thức ăn của cá rồng, và sau đó chuyển tiếp đến cá rồng khi chúng ăn những loại thức ăn này . Vitamin thường không có đặc tính bảo trì cao, vì chúng rất dể bị phân tán ở một môi trường có nhiệt độ cao, nhất là ở các vùng nhiệt đới . Vì thế các loại Vitamins nên được tồn trử, cất giữ trong tủ lạnh . Ngược lại các khoáng chất có thể cất giữ ơ nhiệt đồ phòng trong một thời gian khá lâu .

Hầu hết các loại Vitamin B-hổn hợp có chung một chức năng là đảm bảo sư phát triển bình thường của cá, duy trì các chức năng của hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, tiêu hóa các loại thức ăn chất đạm, và duy trì và bảo vệ lớp nuóc nhờn trên cơ thể cá . Phân loại riêng của từng Vitamin sẽ được liệt kê trong phần tiếp theo của bài viết . Thông thường nguồn thức ăn cung cấp đầy đủ các loại Vitamin B là từ nguồn tất cả các giống cá mà cá rồng có thể ăn được vào miệng chúng . Dế/gián/sâu là nguồn thức ăn cung cấp đầy đủ các chất Vitamin B tổng hợp, khoáng chất và chất đam (proteins) cho cá rồng . Dĩ nhiên các nguồn thức ăn cung cấp các loại Vitamins có thể tìm thấy trong nhiều các loại thức ăn khác, tuy nhiên vì chủ đề là cá rồng, nên các nhóm/nguồn thức ăn khác không được liệt kê ơ đây vì cá rồng chẳng ăn được chúng .

Vitamin B1 còn gọi la thiamine
Vitamin B1 cần thiết cho sự phát triển bình thường của cá, tiêu hóa thức ăn, giúp ích trong sinh sản, phát triển hệ thống thần kinh, ổn định/kích thích cá ăn , sư hô hấp của mang cá . Đồng thời giúp cơ thể cá sản xuất năng lượng hoạt động cho cơ thể .
Thiếu Vitamin B1 sẽ dẫn đến các trường hợp sau đây : cá sẽ biếng ăn, cơ thể không phát triển bình thường, và chậm .
Vitamin B1 có thể tìm thấy trong các loại nhóm thức ăn sau : tất cả các loại cá, dế/gián/sâu, trứng cá, gan bò, thịt gà (lý do tại sao gan bò/thit gà vẩn được dùng để cho cá rồng ăn ) .

Vitamin B2 còn gọi là Riboflavin
Vitamin B2 giúp ích cho sự phát triển của thị giác của cá, sự chuyển hóa của nhóm thức ăn đạm (proteins), duy trì chức năng của các chất xúc tác trong các phản ứng hóa học trong cơ thể cá , khả năng chống stress . Cần thiết cho sư phát triển bình thường của cá
Thiếu Vitamin B2 sẽ dẫn đến các trường hợp sau đây : cá sẽ sợ ánh sang’, mắt mờ, thị giác kém, lười ăn, màu sắc của cá sẽ tối hơn, cơ thể có thể có nhiều vết hằn đen .
Vitamin B2 có thể tìm thấy ở tất cả các loại cá , dế/gián/sâu, gan, trứng cá, men (đây là lý do tại sao men được pha trộn rất thường trong các thức ăn cá được bày bán trên thị trường).

Vitamin B3 còn gọi la` niacin/nicotinic acid
Vitamin B3 giúp cơ thể chuyển hóa các dạng nguồn thức ăn tinh bộ/chất béo, nhưng chủ yếu là chất đạm, ra thể dạng mà cơ thể cá có thể tiêu hóa và xử dụng . Vitamin B3 còn cần thiết cho sư tiêu hóa thức ăn và nhuận trường .
Thiếu Vitamin B3 sẽ dẫn đến các trường hợp sau : sình bụng trong bao tử và đường ruột, cá sẽ lười ăn, vị trí/tư thế bơi lội không được bình thường, cá sẽ yếu dần đi .
Vitamin B3 có thể tìm thấy trong các nguồn thức ăn : tất cả cá loại cá, dế/gián/sâu, tôm/tép, rong rêu, thực vật thủy sinh, men, gan, thit gà (lý do tại sao cá rồng thỉnh thoảng vẩn được cho ăn thit gà/gan thái mỏng ).

Vitamin B5 hay còn gọi là Pantothenic Acid
Vitamin B5 giúp cho cá có một thể chế cơ thể sinh hoạt binh thường và quân bình các chức năng của tuyến thượng thận trong việc điêu tiết các kích thích tố đường sinh dục . Ngoaì ra Vitamin B5 cần thiết cho sự chuyển hóa các phản ứng hóa học trong cơ thể như biến thể, điều chế các loại thức ăn .
Thiếu Vitamin B5 sẽ làm cho cá lười ăn, phát triển chậm, giảm khả năng đối phó với stress, cơ thể ngày càng lụn bại và suy yếu dần đi .Vitamin B5 có thể tìm thấy trong các nguồn thức ăn : tất cả các loại cá, dế/gián/sâu, gan, trứng cá , rong rêu, thực vật thủy sinh, và men .

Vitamin B6 hay còn gọi là Pyridoxine
Vitamin B6 có chức năng chuyển hóa các chất xúc tác cặp đôi với pyridoxal phosphate để biến hóa các chất đạm amin của amino acids trong nguồn thức ăn sang các dạng cơ thể cá có thể tiêu dùng . Vitamin B6 rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của cá .
Thiếu Vitamin B6 cá sẽ có triệu chứng hô hấp nhanh, mang đập liên tục như thiếu chất oxy ở mặt nước, lười ăn, phát triển chậm, các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên liên quan đến tính khí của cá như dể cáu kỉnh, và hung hản .Vitamin B6 thường có hầu hết trong các nguồn thức ăn, nên sư thiếu hụt hiếm khi xảy ra .

Vitamin B12 hay còn gọi la Cyanocobalamin
Vitamin B12 cần thiết cho sự chuyển hóa và sản xuất các chất nhân nguyên sinh cần thiết cho các chức năng bình thường của cơ thể cá . Đồng thời Vitamin B12 có chức năng chuyển hóa các chất béo sang dạng có thể xử dụng , và hổ trợ trong việc tái tạo nên hồng huyết cầu .
Thiếu Vitamin B12 sẽ dẫn đến tình trạng cá lười ăn, phát triển chậm, thiếu máu và màu sắc của cá ngày càng lu mờ và đen đậm hơn .Vitamin B12 có thể tìm thấy trong các nguồn thức ăn có gốc là động vật như : tất cả các loại cá, dế/gián/sâu, gan và trứng cá .

Vitamin H hay còn gọi là Biotin
Biotin cần thiết cho sự cấu tạo của các chất xúc tác, tạo nên chất nguyên sinh , chất béo và oxy hóa các chất béo . chuyển hóa và phân hủy các thành phần hửu cơ phức tạp cùng với việc phóng thích năng luọng trong cơ thể cá, đồng thời tạo lập nên các chất phức tạp làm vật liệu duy trì và tái tạo các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể .
Thiếu biotin sẽ đưa đến tình trạng giảm hồng huyết cầu dẫn đến thiếu máu, lười ăn, phát triển chậm, các bệnh lở loét ơ da, và các bệnh suy cơ bắp .

Vitamin M hay còn gọi là Folic Acid
Folic acid cân thiết cho sử sản xuất của hồng huyết cầu , chuyển hóa và phân hủy các thành phần hửu cơ phức tạp cùng với việc phóng thích năng luọng trong cơ thể cá, đồng thời tạo lập nên các chất phức tạp làm vật liệu duy trì và tái tạo các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể .
Thiếu chất folic acid sẽ đưa đến tình trạng cá phát triển chậm, còi, suy yếu, da chuyển màu đậm đen, phần vi đuôi dòn và dể gẩy, thiếu máu .


Choline
Choline giúp cho sự phát triển tốt của cơ thể và chuyển hóa các loại thức ăn , và tạo nên màng tế bào rất quan trọng cho sự hoạt động bình thường của các mô tê bào .
Thiếu Choline sẽ dẩn đến tình trạng phát triển chậm, suy dinh dưỡng, và xuất huyết trong thận và đường ruột .

Inositol
Inositol la một thành phần của màng tế bào cần thiết cho sự thẩm thấu của màng tế bào .
Thiếu inositol sẽ đưa đến tình trạng phát triển chậm, lở loét trên da, tăng thời gian thức ăn tồn động trong bao tử, và thành bao tử bị kéo dãn .

Vitamin A
Vitamin A rất cần thiết cho thị giác của cá, thiết yếu cho sư phát triển bình thường của xương và vẩy của cá, quan trọng trong việc duy trì các mô tế bào nhầy mê`m bên trong cơ thể cá . Vitamin A và Vitamin E rất cần thiết để kích dục và duy trì tiến trình sinh sản của cá . Khi cá bị stress, sự cần thiết của Vitamin A cần được bổ xung.
Thiếu Vitamin A sẽ dẫn đến trình trạng cong xương lưng, thị giác bị suy yếu, mắt mờ, chậm phát triển về kích thước, xương phát triển không bình thường, và máu thường tụ nơi vị trí giap’ ranh của vi và cơ thể .
Vitamin A có thể tìm thấy ở gan, tôm/tép, rong rêu, thực vật thủy sinh, cà rốt ( lý do nên cho dế/gián ăn cà rốt ).

Vitamin C hay còn gọi là Ascorbic acid
Vitamin C rất cần thiết cho việc làm lành các vết thương mau chóng, sự phát triển bình thường của xương, răng . Thiết yếu trong việc duy trì các mô tế bào liên kết và sự phát triển của collagen , cần thiết cho sư tiêu hóa thức ăn(nhuận trường), phòng bệnh
Thiếu Vitamin C sẽ làm cho các vết thương lâu lành, mắt dễ bị thương, xuất huyết trong các cơ quan nội tạng, cá bị cong lưng, táo bón .
Vitamin C có thể tìm thấy trong các nguồn thức ăn : các loai rong rêu, thưc vật thủy sinh, và trứng cá .

Vitamin D
Vitamin D có chức năng giúp cho cơ thể cá hấp thụ và giữ chất calcium và phosphorous từ ruột non và đẩy mạnh sư tích tụ của các khoáng chất này trong xương . Vitamin D giúp cho sự phát triển bình thường của xương và vẩy
Thiếu hut Vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng bì còi xương, và xốp xương .
Vitamin D có thể tìm thấy ở các nguồn thức ăn : gan và dầu cá, trùng quế, ốc, tôm/tép . Vitamin D trong dạng hửu ích cần có sự tác động của ánh sáng mặt trời .

Vitamin E
Vitamin E có chức năng chống lại quá trình oxy hóa, giúp làm ổn định các màng tế bào bằng cách ngăn chận tiến trình oxy hóa của các thành phần acid béo . Vitamin E và Vitamin A rất cần thiết trong sự kích dục , và duy trì tình trạng sinh sản của cá .Vitamin E có mặt hầu hết trong các nguồn thức ăn, nên sự thiếu hụt là điều hiếm khi xảy ra .

Vitamin K
Vitamin K có chức năng thiết yếu trong quá trình đông máu .
Sự thiếu hụt Vitamin K it khi xảy ra vì Vitamin K được tìm thấy trong hầu hết các loại rông rêu, thực vật thủy sinh và quan trọng hơn hết là một nhóm vi khuẩn trong ruột già của cá có thể tạo ra Vitamin K, nên sự thiếu hụt rất hiếm xảy ra .

Các khoáng chất cân thiết cho cá
Calcium và phosphorus la hai khoáng chất tối cần thiết cho sự phát triển của xương, răng và vẩy cá . Tùy theo thể chế nước được cung cấp tại đia phương/đô thị cư trú, hàm lượng của 2 loại khoáng chất này có thể tăng hay giảm . Nhất là các bể cá xử dụng hệ thống lọc nước từ vòi, hay các nguồn nước acid và mềm có rất ít 2 loai khoáng chất này, calcium và phosphorous cần được bổ xung trong thực đơn của cá .

Ngoài ra một số khoáng chất khác cũng cần thiết nhưng không cần hàm lượng cao như Sodium (Na), Potassium (K), Magnesium (Mg) , Manganese (Mn), Copper (Cu), Zinc (Zn), Chloride (Cl), Iodine (I),, Iron (Fe), Selenium (Se), Sulfur (S) cũng cần thiết trong các phản ứng hóa hoc để chuyển hóa /phân hủy các hợp chất hửu cơ phức tạp . Sự hiện diện đi cặp của các khoáng chất cùng với các hợp chất hửu cơ phức tạp, giúp các thành phần này có thể giao thông dể dàng qua các

Thành phần dinh dưỡng của giống sâu này như sau , để bạn có thể so sánh, tui post thêm thành phần dinh dưỡng của Superworm/mealworm:
55% kcal chất béo
43% kcal chất đạm (protein)
0.1 mg/kcal chất calcium
1.2 mg/kcal chất phosphorus

Dế/gián
44% kcal chất béo
50% chất đạm (protein)
0.2 mg/kcal chất calcium
2.6 mg/kcal chất phosphorus



Chắc bạn cũng thấy là thành phần dinh dưỡng của sâu superworm/mealworm cũng gần như tương tự như dế ở phần chất đam. Dế/gián là nguồn thức ăn tuyệt vời cho cá rồng, điều này cho thấy nếu dùng giống sâu superworms/mealworms để luân chuyển và thay đổi là điều hợp lý và bổ ích . Chất đạm là thứ dinh dưỡng quan trong nhất trong thức ăn của cá . Chất đạm sẻ là thành phần chủ yếu góp phần tạo nên dáng vóc, sự phát triển của các cơ bắp, và sự tăng trưởng về kích thước . Tuy nhiên chất béo ở giống sâu này nhiều hơn dế đến 11%, đây là điều mà bạn nên cân nhắc, vì cho cá ăn nhiều giống sâu này, cá sẻ phát triển nhanh, nhưng độ béo phì cũng sẻ cao đấy, biết đâu nếu bạn nào có em cá rồng là cá mái, thì bay biến đi mất hết các vòng đo, đường cong thiên nhiên tuyệt hảo, thì "héo" mất đời em nó .

Dĩ nhiên chế độ dinh dưỡng cho cá rồng nên cần đa dạng, và không nên tùy thuộc vào chỉ một loại thức ăn nào . Có thế thì cá rồng của bạn mới có được đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamins cần thiết cho sự phát triển của cá , vì thức ăn đa dạng sẻ có tác dụng bổ sung cho nhau trong các chất bị thiếu sót hay ít hẳn đi trong một loại thức ăn nào . Thêm một điểm nữa là loại sâu superworms sẻ được cá rồn hay chim kiểng thích hơn mealworms, vì sâu superworms có lớp vẩy mềm hơn sâu mealworms, và vì thế sẻ khoái khẩu hơn và dể tiêu hơn cho hệ thống tiêu hóa của cá rồng hay chim kiểng

Nguồn Moneyless Aquabird
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top