roomykite

New Member
Bây giờ cũng gần hè rồi , định post vài game kinh dị để mấy bác hù gấu chơi

Amnesia: The Dark Descent

Thật sự là em thấy game kinh dị mà tìm kím , trốn tránh thì Amnesia là hay nhất





( Tk này vừa bị thông )

Nếu là fan của dòng Horror game và tự tin vỗ ngực là mình không biết sợ là gì thì có thể các bạn sẽ phải suy nghĩ lại khi bước chân vào thế giới của Amnesia: The Dark Descent

(Đây là thể loại vô cùng kinh dị không dành cho người yếu tim nhá) Khuyến khích mọi người nên chơi vào lúc 12 h đêm tắt hết đèn đeo headphone đảm bảo không đái trong quần không ăn tiền

Thông tin:

Câu chuyện bắt đầu đầy bí ẩn khi bạn tỉnh dậy trong một tòa lâu đài hoang tàn, và chỉ còn nhớ được duy nhất cái tên của mình_Daniel. Tại sao mình lại ở đây? Đây là đâu? Đã xảy ra chuyện gì? Đó là những câu hỏi mà bạn chỉ có thể tìm thấy câu trả lời khi dấn bước vào bóng tối dày đặt xung quanh, khi mà trong tay không có một tấc sắt, với người bạn đồng hành chỉ là ngọn đèn dầu leo lét và vài que diêm ít ỏi... Và trong bóng đêm tăm tối kia, có một thứ gì đó đang rình rập, chờ đợi bạn...


Có thể nói đã rất lâu rồi mới gặp được một game đúng chất survival horror như Amnesia: The Dark Descent khi Daniel hoàn toàn thụ động trước những mối đe dọa hiện hữu trong trò chơi, xin nhắc lại là bạn không có bất cứ thứ gọi là vũ khí nào để chống trả ngoài việc chạy và trốn. Vì vậy tình trạng căng thẳng thần kinh sẽ luôn theo bạn suốt cuộc hành trình.


Khác với lối hù dọa điển hình của những game cùng loại là kẻ thù nhảy xổ về phía bạn khi bạn ít đề phòng nhất, Amnesia hoàn toàn ngược lại khi bạn hoàn toàn nhận rõ được nguy hiểm trước mắt, nhưng không còn đường lùi và chỉ còn cách cho nỗi sợ hãi dẫn dắt từng bước chân tiến về phía trước để rồi chỉ với một tiếng động nho nhỏ cũng có thể khiến bạn giật bắn mình (tớ xém tí té ghế khi đang chơi chỉ vì mẹ tớ gõ cửa phòng).


Gameplay trò chơi vô cùng đơn giản, nhiệm vụ của bạn là thám hiểm từng ngõ ngách trong lâu đài tìm chìa khóa, giải những câu đố để tìm đường thoát ra khỏi nơi quỷ ám này. Bóng tối và ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng trong trò chơi, ảnh hưởng rất nhiều đến sự minh mẫn của nhân vật_được biểu hiện qua thanh sanity. Đứng trong tối có thể giúp bạn lẩn tránh kẻ thù nhưng lại khiến cho sự minh mẩn giảm sút, thanh Sanity sẽ dần xuống thấp có thể khiến Daniel bị choáng và hoa mắt gây khó khăn cho việc điều khiển rất nhiều, và nếu đang trong tình trạng bị rượt đuổi thì chắc 100% bạn sẽ phải load save. Để hồi phục bạn cần tìm một chỗ sáng nào đó để đứng hay thắp đèn lên, tuy nhiên điều này lại khiến Daniel phơi mình và dẫn đường cho bọn quái vật kinh tởm đến lấy mạng. Không nơi nào là an toàn, bạn sẽ phải luôn thay đổi chiến thuật tận dụng ánh sáng và bóng tối một cách hiệu quả nhất thì mới mong sống sót khỏi kẻ thù.


Đồ họa trong game được làm khá tốn, nhưng ấn tượng nhất là phần âm thanh có thể khiến bạn dựng tóc gáy khi chơi, hiệu ứng vật lý trong game cũng rất tốt vì nhiều lần đóng vai trò trong việc giải đố. Nói tóm lại, đây là một game kinh dị xuất sắc của Frictional Games với đội ngũ thực hiện chỉ vỏn vẹn 5 người nhưng chắc chắn nó ăn đứt nhiều game kinh dị bây giờ. Nào, còn chờ gì mà không thử nếu là một horror game fan thực sự chứ!!!


Yêu cầu hệ thống:


Microsoft ® Windows ® XP SP2 / Vista / 7

Processor intel pentium 4 1.5 GHz or above

1.0 GB RAM

1.5 GB of free hard disk space

Compatible video card 128 MB memory (NVIDIA GeForceFX or ATI Radeon 9600)

Audio device 16-bit compatible with DirectX ®


Link:




The Corridor

Game này thì cực ngắn và tiếng Nga nhưng cũng đáng để chơi @@

Em k thể tìm dc lời giới thiệu nên hãy thử và Comment nhé !






Link :


Slender man

Slender Man là một nhân vật huyền bí trong nền văn hoá của Châu Âu (theo thằng chú mình kể) đó là một sinh vật có tay dài thòng lòng gầy nhom vói khuôn mặt chỉ có cái miệng không mắt và mũi, mặc một bộ comple màu đen đeo cà vạt (ma lịch sự). Nhiều câu chuyện được dựng lên xung quanh nó ảo ảo thật thật.

Nạn nhân của Slender man thường là những kẻ mất trí hay bị ảo giác, nó sẽ xâm vào tâm trí nạn nhân, tuy nhiên nếu là con nít thì nó lại tỏ ra thân thiện (ông Ba Bị), người lớn thì bị nó dẫn đắt và điều khiển, họ sẽ gặp ác mộng, sổ mũi ốm liệt. Và hấp dẫn nhất là nó sẽ dẫn người ta vào một khu rừng gần đó, nơi mà họ sẽ bị giết

Trong game bạn vào vai một nhân vật nữ đi tìm 8 mảnh giấy trong một rừng cây, ánh sáng duy nhất là từ cái đèn pin đang cầm trên tay.Đáng sợ nhất có lẽ là phần âm thanh của game, không khí nặng nề, tiếng bước chân trên có, tiếng dế kêu, và đôi lúc là âm thanh gì đó phát ra mà bạn cũng chẳng biết.

Sau khi tìm được mảnh giấy nhạc nền sẽ khác khiến cho trò chơi thêm phần kinh dị.


Gameplay đơn giản bạn dùng W,A,S,D để di chuyển, Q,E để zoom in và out, chuột trái lượm mảnh giấy, chuột phải Tắt đèn, Shift trái để Sprint

Chú ý rằng bạn càng Sprint nhiều thì lần sau bạn sẽ Sprint được ít hơn, nếu đèn tự tắt thì bạn đợi 1 chút nó sẽ hồi. Nếu lỡ có gặp Slender (kiểu gì cũng gặp,ai muốn gặp nhiều thì lâu lâu cứ quay ra đằng sau) thì đừng nhìn nó lâu quá sẽ Game Over.


8 Mảnh giấy ảo lắm, phải căng mắt mà tìm.





Báo trước card onboard như GMA 3100 hay đại loại chơi fps thấp lắm nhé,giảm cấu hình xuống,khuyến khích shader 3.0 trở lên khi chơi nhớ bật loa to thật to, chơi vào ban đêm cho oách, có thêm ai ngồi cạnh cho đỡ sợ, gan thì chơi một mình


Bonus nè : 5 tờ giấy dễ tìm nhất thường ở trong nhà vệ sinh, sau 1 trong 2 cái xe, ở trong ống cống, bên chỗ 4 cục đá to, cái nhà bự bằng gạch, cái cây to đùng, chỗ mấy cái rào.... Có 1 tờ giấy sau cái cây nhưng mà không phải lúc nào cũng ở 1 chỗ, bạn chơi lại là nó đổi ak, lựm xong mấy tờ giấy thì đừng bao giờ quay lại đằng sau nó ngay sau lưng đấy~~~~

Link :

Slenderman : The Arrival

Đây giống như là 1 bản mở rộng của Slender vậy , map dài hơn

Link :


The House I

Đây là một Flash game mà em thấy khá hay , nó co 2 phần

Link :

The House II

Link :

Eyes : The horror game





Tét thử đi game hay vler ra .

Link :
STALKER: Call Of Pripyat





Stalker: Call of Pripyat, phần tiếp theo của serie game bắn súng lấy bối cảnh thảm họa nguyên tử Chernobyl được dự tính phát hành vào cuối năm nay. Nhà sản xuất vừa tung ra thêm một số bức ảnh so sánh đồ họa trong game và cảnh vật thực ngoài đời.


Cũng giống như các bản game trước, Stalker: Call of Pripyat tái hiện lại khá tốt vẻ hoang tàn và không khí chết chóc của thành phố Chernobyl, nơi mà môi trường cũng như các sinh vật đã bị đột biến sau thảm họa hạt nhân. Game được kỳ vọng sẽ nối tiếp được thành công của các phiên bản trước về cốt truyện đa tuyến, môi trường có thể tương tác đa dạng cũng như nhiều yếu tốt khác.


Stalker: Call of Pripyat lấy mốc thời gian ngay sau khi những sự kiện trong Stalker: Shadow of Chernobyl kết thúc. Game sẽ giới thiệu những nhân vật mới, rất nhiều các nhiệm vụ phụ và các chức năng như yêu cầu nhân vật trong game phải ngủ dưỡng sức sau một khoảng thời gian nhất định. Các loại quái vật trong game cũng được thêm nhiều khả năng và được nâng cấp về AI, bên cạnh đó nhiều kẻ thù nguy hiểm cũng sẽ trình làng.​



Cấu hình:​


Hệ điều hành: Windows® XP/7

CPU: 2.0 GHz Intel® Pentium® 4 hay AMD Athlon™ 2200+

RAM: 512 MB

Card màn hình: 128MB RAM, tương thích với DirectX® 8.0. Loại card tương đương​

GeForce 5700 hay Radeon 9600​


Link :

Obscure 2


Obscure của năm 2005 không tệ. Nhưng trò chơi đã quá thiếu may mắn khi ra đời ở thời điểm một sản phẩm cũng thuộc thể loại kinh dị khác là Resident Evil 4 vừa chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, doanh thu "hẩm hiu" của Obscure đã không làm giảm bớt "nhuệ khí" phát triển thêm hậu bản của xưởng Hydravision. Khác với trò chơi kinh dị của Capcom, dòng Obscure đã được Hydravision chỉnh sửa để câu chuyện trở nên... thích hợp với lứa tuổi thiếu niên hơn (mặc dù nội dung vẫn kinh hoàng như thế).

Trong khi bản game đầu diễn ra ở trường trung học Leafmore, Obscure II sẽ để nhân vật "lớn thêm tí chút" và đưa họ vào trường đại học Fallcreek. Như đã nói ở trên, mặc dù được đặt vào môi trường dành cho lứa tuổi teen, nhưng trò chơi không vì thế mà giảm nhẹ đi các yếu tố gây dựng tóc gáy.


Trò chơi bắt đầu bằng việc để người chơi điều khiển một nhân vật nam sinh trong phòng ký túc xá với bạn gái của mình. 2 người tìm đường đến hội trường để dự tiệc. Tại buổi tiệc, bạn nhìn thấy các sinh viên đang chuyền tay nhau một chậu hoa lạ mới được tìm thấy trong khuôn viên của trường. Những người trẻ tuổi dại dột này quyết định dùng lá của loại hoa này để pha trà. Sau khi ngửi mùi thoát ra từ ấm trà, bạn và cô người yêu rơi vào trạng thái vô thức. Hai người tỉnh dậy sau đó bởi tiếng la hét và những âm thanh ghê rợn xung quanh.


Bằng một sức quyến rũ chết người, loại hoa này hấp dẫn tất cả những sinh viên trong trường và biến họ thành ma quỷ. Và ngay khi bắt đầu game, bạn đã bị buộc phải chiến đấu. Một trong hai nhân vật chính kiếm được cây gậy khúc côn cầu, người còn lại may mắn hơn được sở hữu một khẩu shotgun tiện lợi.


Trong những cuộc đánh đấm thoát thân này, thứ game thủ cần đến nhiều nhất là trực giác, chứ không phải kỹ năng chơi game. Người chơi PS2 nhấn L1 để đưa kẻ thù vào tầm ngắm và R1 để khai hỏa. Nếu muốn, bạn cũng có thể tự mình nhắm bắn đối phương bằng cần joystick trái, nhưng chắc chắn, phần đông game thủ sẽ sử dụng hệ thống tự động của game.


Trong suốt quá trình chơi một người, bạn có thể dễ dàng thay đổi kiểm soát các nhân vật. Thêm vào đó, nếu có chiến hữu muốn chơi cùng bạn, lúc nào anh ta (hay cô ta) cũng có thể nhảy vào nhập vai nhân vật còn lại. Lúc này, do phải chia sẻ thời gian với người chơi khác, bạn cũng phải chia sẻ luôn cả tài nguyên của nhân vật trong game. Danh mục chứa đồ của bạn cho phép bạn nhìn thấy thấy tất cả mọi thứ cùng lúc (không phải lật trang) để người chơi dễ dàng phân bổ vũ khí cho các nhân vật. 4 phím định hướng trên tay cầm được dành cho 4 loại vũ khí khác nhau. Khi thay súng (hay gậy), bạn sẽ không cần liên tục mở kho đồ. Trò chơi cũ buộc 2 nhân vật lúc nào cũng phải đứng chung với nhau trong một phòng, còn Obscure II cho phép 2 người muốn đi đâu cũng được.


Quá trình chơi trong game buộc bạn phải tận dụng tối đa khả năng của mỗi nhân vật. Anh chàng vạm vỡ có thể di chuyển các vật nặng để dẹp bỏ chướng ngại vật hay giải những câu đố cần đến cơ bắp. Trong khi đó, cô nàng nhỏ bé lại rất thông minh, di chuyển nhanh nhẹn và có tài mở khóa.

Về đồ họa, Obscure II có chất lượng hình ảnh chấp nhận được đối với một game PS2 nhờ các hiệu ứng ánh sáng hợp lý. Phần lớn thời gian, trò chơi chìm vào bóng tối, nhưng khi bước ra hội trường hay hành lang, ánh nắng mặt trời tràn vào cửa sổ sẽ tạo ra một quang cảnh rất ấn tượng. Game có nhiều đoạn phim cắt cảnh để dẫn dắt người chơi đi theo cốt truyện.


Do thời lượng của Obscure bị chỉ trích là quá ngắn, độ dài của Obscure II đã được điều chỉnh từ 7 lên thành 15 tiếng đồng hồ.







Link : [English][PCDVD]

Nation Red


Cau' hinh`

Intel CPU - Pentium 4 2.0GHz​


AMD CPU - Athlon XP 2000+

Nvidia Graphics Card - Geforce 6600 GT

ATI & Intel Graphics Card - Radeon HD 3650

RAM - 0.256 GB

Hard Disk Space - 3 GB

Direct X - 9 ​






Link :

The Suffering


Trước hết, xin có lời khuyên bạn đọc nhạy cảm không nên chơi game này và cũng cần tránh

để trẻ em tiếp cận với nó. Còn với những game thủ ưa cảm giác mạnh, The Suffering là một món quà tuyệt vời, với sự kinh hoàng và hành động quyết liệt sánh ngang Clock Tower, Silent Hill hay Resident Evil.


The Suffering tống bạn vào một nhà tù cực kỳ hà khắc trên một hòn đảo ghi dấu những sự kiện bi thảm, tàn bạo và suy đồi. Đây là chốn địa ngục trần gian chuyên dùng để giam giữ những quái vật khủng khiếp nhất của xã hội. Những quái vật tưởng tượng và các chấn động siêu nhiên trong trò chơi đều dựa trên những tội ác của thế giới thật và các kiểu hành quyết khác nhau. Cùng với chủ đề khác thường này, The Suffering mang lại một sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa thể loại survival horror và hành động bắn súng góc nhìn người thứ ba, với sự căng thẳng tột cùng và rất nhiều trận quyết chiến thần tốc.

Trong The Suffering, bạn sẽ nhập vai Torque, một người đàn ông trầm lặng, bí hiểm bị kết tội mưu sát vợ và các con của chính mình. Torque mắc một chứng bệnh bí hiểm, khiến anh nhiều khi bị mất trí tạm thời và sau đó không thể nhớ lại mình đã làm gì trong thời gian đó. Vì thế, Torque có tội hay không là việc bạn sẽ phải tìm hiểu về sau này. Trong suốt trò chơi, anh ta sẽ thường hồi tưởng thoáng qua về những gì đã làm hay những tội ác của người khác mà anh được chứng kiến. Những tình tiết này sẽ dần làm sáng tỏ câu chuyện và khiến cho sự tò mò của bạn về bản chất của Torque không ngừng gia tăng.


Trên thực tế, sự mơ hồ về đạo lý là chủ đề chính của trò chơi. Không lâu sau khi Torque bị giam vào xà lim, một trận động đất nhấn chìm nhà ngục vào trong bóng tối và ********** anh khỏi phòng giam, đồng thời cũng khiến những quái vật xổng ra ngoài. Nhiệm vụ của bạn là đưa Torque vượt chốn lao tù và rời hòn đảo. Trên đường đi, bạn sẽ bắt gặp những tình huống mà bạn có thể hành xử theo ba cách: trắc ẩn, bàng quan hay tàn nhẫn và mỗi cách sẽ dẫn đến một kiểu kết hoàn toàn khác nhau của trò chơi. Ví dụ, khi bạn bắt gặp một bạn tù cũng đang trên đường đào tẩu, bạn sẽ phải quyết định sẽ giúp đỡ hay chạy nhanh qua để mặc anh ta với lũ quái vật, hay giết chết người đó. Torque có sự mẫn cảm kỳ lạ, cho phép anh “nhìn” thấy được tội ác của mỗi người ngay lần đầu gặp họ. Vì thế, sẽ rất khó lay động sự cảm thông và trắc ẩn trước những người như vậy, khiến việc ra quyết định của bạn càng khó khăn hơn.

Những khoảnh khắc đó sẽ khiến bạn băn khoăn tự hỏi, những quái vật thật sự trong game là ai: con người hay những sinh vật kỳ quái từ âm ty kéo về? Đặc biệt thú vị, trong những thời điểm quyết định như vậy, bạn sẽ thực sự nghe được tiếng nói của lương tâm (được nhân cách hóa thành một con người có hình ảnh, da thịt), thúc giục bạn làm theo cách này hay cách khác. Lựa chọn của bạn sẽ mang lại những đoạn kết khác nhau cho trò chơi và nói chung, bạn nên thử mọi kiểu để cảm nhận đầy đủ tính hấp dẫn của game.


Dù bạn quyết định làm theo cách nào đi nữa, nhiều lúc, khi Torque hạ được một số kẻ thù nhất định, anh ta sẽ hóa thân thành một sinh vật kinh khủng, móng vuốt lởm chởm, xé nát tất cả những gì cản đường. Bạn sẽ cần đến khả năng này vì trong hành trình của mình, bạn không chỉ phải tiêu diệt những tên lính canh nham hiểm, hèn hạ mà còn đối mặt với những sinh vật kỳ hình dị dạng, hiện thân của những phương pháp hành quyết khác nhau. Kiểu thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc được thể hiện bằng một sinh vật chạy rất nhanh, với những ống tiêm tỏa sáng găm trên mình. Nó sẽ phóng những ống tiêm đó vào bạn như phi tiêu và khi sáp lại đủ gần, nó sẽ túm lấy bạn và găm cho bạn một mũi ra trò. Đội hành quyết thời hiện đại được nhân cách hóa bằng những quái vật chậm chạp, có những nòng súng chĩa ra từ cái đầu to như ụ súng. Những sinh vật khác mang lại sự kinh hoàng của giá treo cổ và đoạn đầu đài.

Bạn có thể chơi The Suffering từ góc nhìn người thứ nhất hay người thứ ba và sẽ dần làm quen với một kho vũ khí được cân bằng rất tốt: Một cây rìu, súng cưa nòng, súng tiểu liên, bm xăng và những kiểu giết chóc khác được đưa vào từ thế giới thực. Không giống với hầu hết các game kinh dị khác, điều khiển và góc nhìn của The Suffering rất tốt, rõ ràng, đơn giản và trực quan.


Giao chiến là phần cốt lõi của The Suffering. Trò chơi cũng có vài bài toán đố đơn giản theo thể loại phiêu lưu xen kẽ với các pha hành động. Tuy nhiên, những trận chiến dữ dội, thần tốc mới là đỉnh điểm của game. Mặc dù không khí trong The Suffering không ghê rợn, ma quái như Silent Hill, các màn chơi cũng đủ khơi gợi cảm giác rùng mình kinh sợ. Trò chơi dẫn bạn qua những gian ngục thất ảm đạm đầy những hình vẽ nguệch ngoạc tới những vùng đất bị ma ám của hòn đảo như nghĩa trang, khu mỏ bỏ hoang và nhà thương điên.Sự kinh dị thực sự không phải do những quái vật nhe nanh múa vuốt gầm gừ mang lại, mà là sự tàn bạo và đồi bại lẩn quất đâu đó trong mỗi người. Đó là cảm nhận rõ ràng nhất khi chơi xong The Suffering. Đây thực sự là một trò chơi hay dành cho những người thích cảm giác mạnh





Yêu cầu hệ thồng

Pentium III 1 GHz

256 MB RAM

DirectX 8.1b

GeForce 3Ti/Radeon 8500 32 MB video card

DirectX/Soundblaster


Link :

ShellShock 2: Blood Trails


Operating system: Windows Vista® / XP

Processor: Dual Core processor recommended 3GHz or higher single core processor

Memory: – 1GB RAM (XP)/2GB RAM (Vista)

Hard disk space: 8GB

Video: 256MB, Shader model 3+ (GeForce 7600+, ATI Radeon 1800+)

Sound: Dolby 2.1

DirectX: 9 (works on 10 but not specifically supported)






( Em thích pic cuối )


Link :

Outlast

Dòng game phiêu lưu kinh dị vốn đang ngày càng khan hiếm trên thị trường vừa đón chào một thành viên mới, Outlast. Sau những bức ảnh, video gameplay ngắn được giới thiệu, vẫn nhiều game thủ tự đặt câu hỏi: "Liệu nó có thực sự tuyệt vời?".


Game thủ vào vai nhà báo Miles Upshur – người quyết tâm lật tẩy sự thật đằng sau một trung tâm từ thiện có tên Mount Massive được thành lập bởi tập đoàn Murkoff – đương đầu với những hiểm nguy rình rập trong bóng tối. Nếu đã từng chơi qua Amnesia: The Dark Descent, game thủ sẽ cảm giác khá là hồi hộp khi bắt đầu vào game bởi giữa chúng có một số đặc điểm tương đồng rất thú vị. Bạn hoàn toàn vô dụng trước kẻ thù. Không có vũ khí đồng nghĩa với việc bạn không có gì để cảm giác yên tâm khi đi "khám phá" các khu vực, nó khiến người chơi tăng thêm nỗi lo âu, góp phần tạo nên bầu không khí kinh dị của game. Bên cạnh đó, chiếc camera ghi hình trong bóng tối là công cụ duy nhất giúp người chơi định hướng, điều này vô tình lại khiến mọi thứ trở nên đáng sợ hơn rất nhiều.

Phải nói rằng Outlast đã được Red Barrels áp dụng rất nhiều "mẹo" khác nhau trong việc khiến người chơi giật mình. Bạn sẽ hoàn toàn cảm giác nghẹt thở trong vòng 15 phút đầu game. Xác chết, các bộ phận cơ thể người nằm ngổn ngang, những căn phòng lạnh ngắt với đủ hình thức trang trí kì dị khiến bạn tưởng tượng ra tất cả mọi thứ đang nhảy bổ vào mình. Mặc dù không ai muốn phải dán mắt liên tục vào màn hình camera mờ mờ ảo ảo nhưng rồi bạn cũng sớm phải làm quen với nó bởi vì 80% các trường đoạn là thiếu ánh sáng và cầu mong nó đừng hết pin nhanh khi bật chế độ ban đêm.


Thật không may, bạn là người duy nhất trong game cần đến camera để tìm đường trong tối nên bạn luôn phải tính toán kĩ số lượng pin mà mình có. Bạn cũng đừng hi vọng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn khi bước vào một căn phòng có đủ ánh sáng, luôn có những thứ sẵn sàng nhảy xổ ra và chào đón bạn, ánh sáng giúp bạn nhìn rõ mọi thứ thì nó cũng giúp kẻ thù nhìn rõ bạn hơn. Cách thiết kế màn chơi trong game khá đơn giản nhưng rõ ràng rất phù hợp, ngoài đường đi chính thì còn xuất hiện khá nhiều ngóc ngách dài vừa phải để người chơi đi kiếm thêm pin hay dẫn vào ngõ cụt. Đang bị rượt đuổi mà chạy nhầm vào ngõ cụt thì chắc chắn là một điều thảm họa.

Những thứ truy đuổi bạn ở đây không thuộc cái gì đó siêu nhiên hay từ hành tinh khác, chúng chỉ là những tên tâm thần – nạn nhân của hàng loạt thí nghiệm bất hợp pháp trên con người. Kẻ thù trong Outlast được thiết kế khá tốt trong việc lùng và diệt. Chắc chắn bạn sẽ ít nhiều rơi vào trường hợp mò mẫm trong tối vì hết pin camera và bị chặn đường bởi một trong số chúng. Sự xuất hiện và hành động của kẻ thù cũng rất đa dạng: từ việc ở cố định một vị trí cho đến di chuyển trong phạm vi rộng, từ chậm chạp tới những lúc nhanh bất ngờ. Bạn có thể nhanh chân trốn trong tủ hay lẩn dưới gầm giường bất kì khi nào bạn biết kẻ thù đang đến nhưng chúng cũng có thể lật mở từng cánh cửa tủ hay cúi xuống từng gầm giường để lôi bạn ra. Đây tiếp tục là một điểm cộng của game khi đem lại cho người chơi cảm giác sợ hãi cao. Nó diễn ra chậm rãi nhưng bạn biết nó sẽ sớm tràn ngập tâm trí bạn, bạn có thể lao ra và tiếp tục bị truy đuổi hay ngồi im trong chỗ trốn, hi vọng nó sẽ bỏ qua mình. Mặc dù game chỉ cho phép bạn lẩn trốn nhưng cũng nhiều đoạn biết kẻ thù ở trước mặt bạn vẫn phải tiến lên vì đó là đường duy nhất để đi tiếp; đối mặt với một vấn đề như vậy quả thực có thể làm chùn chân bất kì game thủ nào.


Tuy nhiên, điểm yếu không hề nhỏ của game cũng nằm tại đây. Chính vì game khiến người chơi phải giáp mặt với kẻ thù quá nhiều và liên tục nên dần dần hình thành trạng thái "nhờn thuốc". Một khi bạn đã nắm được quy luật di chuyển chung của AI, bạn hoàn toàn có thể chơi trò mèo vờn chuột. Bên cạnh đó, có lẽ là cảm nhận chung của tất cả mọi người, ta chỉ cảm giác sợ hãi trước những thứ ta không thể hiểu. Kẻ thù ở đây lại chỉ là những con người bình thường với tuýp ống nước trên tay, khuôn mặt có vẻ hơi dị dạng nhưng bạn cũng dần thấy quen và không còn quá sợ hãi. Outlast thể hiện rất tốt là một game kinh dị sống còn tuyệt vời trong 15 phút đầu, còn sau đó bạn sẽ dần cảm giác như mình đang chơi một game điều tra, phá án. Không phải tự nhiên mà cũng có nhiều lúc người chơi sẽ tự ép bản thân là phải sợ hãi để có thể cảm nhận được bầu không khí trong game. Sự nặng nề trên đôi vai khi bạn chơi lâu hơn sẽ giảm đi đáng kể. Chưa hết, sau khi hoàn thành xong những màn chơi cuối một cách ít kinh dị hơn, đoạn kết mà game mang lại thật sự có thể làm người chơi rất thất vọng vì đáng lí ra nhà phát triển có thể làm được điều gì đó hay ho hơn là lồng ghép nội dung đơn giản như vậy.

Có vẻ như 2 là con số yêu thích của Red Barrels bởi nếu tinh ý ta sẽ thấy nó in đậm trong sắc thái thiết kế sản phẩm: để mở được cái này bạn cần có 2 cái kia; kẻ thù cũng chỉ lật tủ 2 lần rồi bỏ cuộc và để bạn an toàn. Sự lặp đi lặp lại tưởng chừng vô hại này lại khiến người chơi có cảm giác game bị thiếu ý tưởng và gò bó


Outlast không có nhiều các đoạn cắt cảnh nhưng chúng luôn xuất hiện đúng lúc, logic và nội dung khá bất ngờ. Phong cách cắt cảnh góc nhìn thứ nhất cũng giúp mạch kể truyện trở nên trơn tru hơn. Chưa bao giờ người chơi lại có cảm giác nhân vật chính của mình lại chân thật, yếu đuối đến thế.

Trái ngược với những vết xước khá rõ trong phần AI khiến Outlast mất điểm đáng kể, phần đồ họa của game thì không có điểm nào để chê bởi nền đồ họa tân tiến từ engine Unreal 3. Các màn chơi được đầu tư khá công phu về mặt hình ảnh, tạo được không khí rùng rợn: từng vết máu loang lổ, từng bộ phận người hay những cái xác lơ lửng,…tất cả đều nói lên sự chết chóc. Sự xuất hiện của các bệnh nhân còn sống sót nhưng bị ám ảnh còn thêm phần ma quái vào trong đó.


Phần âm thanh mô phỏng cũng rất tốt từ môi trường đến tiếng nước róc rách, đặc biệt tiếng thở run rẩy của nhân vật chính hay tiếng xích kéo lên trên sàn phát ra từ kẻ thù. Nếu bạn nghe thấy tiếng bình bịch đằng sau lưng tức là lúc bạn nên kiếm một chỗ trú ẩn càng sớm càng tốt. Dù vậy cũng hơi thất vọng khi nhà phát triển sử dụng hơi nhiều âm thanh nền khiến nhiều lúc âm thanh hiệu ứng bị át về cả mặt âm lượng lẫn công dụng, ví dụ như: phát hiện kẻ thù.


Mặc dù là một sản phẩm được khá nhiều người mong chờ nhưng Outlast đã không hoàn toàn đáp ứng được sự kì vọng đó. Red Barrels mới chỉ làm ra được một sản phẩm ở mức khá. Và chúng ta hoàn toàn có thể mong chờ ở bản tiếp theo những điều tuyệt vời hơn, hoàn hảo hơn. Dẫu sao, Outlast vẫn là một game đáng để thử qua trong năm nay.







Link :

Aliens vs. Predator 2 Primal Hunt​


Game được xây dựng dựa trên một bộ phim viễn tưởng về một loài sinh vật kỳ bí đã hóa thạch từ hàng ngàn năm về trước. Mặc dù đã có vài phiên bản trên các hệ máy console khác nhưng có vẻ như nó vẫn còn thu được nhiều chú ý đến những cuộc đối đầu giữa con quái vật nhớp nháp và những chiến binh Predator đến từ vũ trụ xa xôi!

Game khá lâu rồi (cũ rích thì đúng hơn ). Moi lại chơi thấy hay nên post cho anh em.


System: PIII 450 Mhz or equivalent

RAM: 128 MB

Video Memory: 16 MB VRAM

Hard Drive Space: 1.4 GB

Mouse, Keyboard, Sound Board

DirectX: DirectX v8.0 or higher







Link :

DOOM3 ULTIMATE


Nhà sản xuất: Activision - Kích thước: 1.6 GB


Pha trộn chút kinh dị và giả tưởng, câu chuyện Doom 3 xoay quanh những cuộc thí nghiệm kỳ bí tại một trung tâm nghiên cứu đặt trên sao Hỏa dưới sự tài trợ của tập đoàn Union Aerospace Corporation. Nhiều chuyện lạ đã xảy ra nơi đây và nhiệm vụ của bạn là vén lên tấm màn bí ẩn...


Có một câu nói rất hay trong một bộ phim mà tui đã xem: 'Khi địa ngục không còn chốn dung thân, loài quỷ dữ sẽ bước đi trên mặt đất'. Vâng, đó cũng chính là lúc ngày tận thế đến với con người và trừng phạt những lỗi lầm của họ. Con đường dẫn đến ngày tận thế ấy thật gần và cũng thật xa, với Doom 3 cánh cổng dẫn vào địa ngục chỉ cách trong gang tấc.


Pha trộn một chút kinh dị và khoa học giả tưởng, câu truyện trong Doom 3 xoay quanh những cuộc thí nghiệm kỳ bí trong một trung tâm nghiên cứu đặt trên sao Hỏa dưới sự tài trợ của tập đoàn Union Aerospace Corporation (UAC). Thế rồi nhiều chuyện lạ đã xảy ra: những âm thanh huyền bí ghê rợn, những bóng ma lởn vởn nối tiếp nhau xuất hiện, xen kẽ vào đó là các trường hợp mất tích khó hiểu. Tất cả những điều kỳ lạ ấy không ai kiểm chứng được, cho tới khi bạn - một trong số những người lính được điều đến sao Hỏa để củng cố lại tình hình an ninh ở trung tâm thí nghiệm này - xuất hiện. Tấm màn bí ẩn bắt đầu được vén lên: Ai đứng đằng sau những cuộc thí nghiệm kỳ bí? Ai là người mở cánh cổng địa ngục đưa bầy quỷ dữ trở lại chốn nhân gian? 'Ngày tận thế' đã trở lại


Khác hẳn với đoán ban đầu là Doom 3 trở lại phong cách 'bắn & chạy' truyền thống trước đây. Lần này cách chơi đã thay đổi! Không như Painkiller hay Serious Sam có những trận đọ súng diễn ra trong khung cảnh rộng lớn với hàng đoàn quái vật đông không thể tả, Doom 3 đưa người chơi đến với những căn phòng nhỏ hẹp chật chội và âm u bên trong trung tâm thí nghiệm. Xuyên suốt từ đầu game cho tới khi kết thúc (26 màn) người chơi chủ yếu chỉ quanh quẩn bên trong các tòa nhà và những hang động dưới địa ngục. Mục đích của các nhà làm game là buộc người chơi phải chiến đấu trong những nơi tối tăm, chật hẹp để tạo sự ghê rợn. Các game như Doom, Quake hay Return to Castle Wolfenstein thường chỉ tập trung vào việc thể hiện những con quỷ! Còn chiêu 'hù' trong Doom 3 rất độc và khó đoán trước.


Những trường đoạn ngẹt thở và hồi hộp trong game được tạo nên chủ yếu nhờ phần âm thanh rất xuất sắc của trò chơi. Tuy không có nhạc nền nhưng những tiếng động của game cũng đủ làm cho người chơi bị cuốn hút: tim đập thình thịch, lên đạn lách cách, tiếng kêu ghê rợn của những con quỷ; âm thanh dường như bất chợt 'nhảy' ra 'vồ' lấy bạn từ mọi góc tối.


Doom 3 còn làm người chơi đau đầu với những cánh cửa khóa bằng mật mã. Việc tìm kiếm 'chìa khóa' không khó nhưng cũng lắm nhiêu khê, nhiều lúc khiến bạn bực mình vì lạc đường do game có quá nhiều ngóc ngách. Chúng thường nằm trong những tấm thẻ của các nhân vật A, B hay C nào đó phân bố rải rác trên đường đi và chỉ việc 'tải' chúng về máy PDA (Personal Digital Assistant) của bạn để lấy mật mã mở cửa. Điều đáng phàn nàn là nhiều khi chỉ cần có một con số, song chúng luôn luôn nằm trong những lá thư điện tử dài ngoằng, vô nghĩa và những ai đã và đang chơi Doom 3 đều biết rằng có cả 'núi'... thư rác như thế. Cá biệt có những trường hợp mật mã nằm trên màn hình máy tính và cả... trang web nữa!


[​IMG]


Gặp lại 'Bạn cũ'


'Ghê tởm' và 'ấn tượng' là những từ mô tả chính xác về đám quái vật trong Doom 3. Cùng với trí tưởng tượng phong phú cộng với sức mạnh của bộ engine mới, các nhà thiết kế trò chơi đã tạo ra những con quỷ thật gớm ghiếc. Bạn sẽ thấy hầu như phần lớn những loại quái vật trong hai phần đầu đều được mang trở lại trong phần này, chẳng hạn như loài quỷ Imp hay Hellknight... Chúng được 3D hóa, ngầu hơn, ghê rợn hơn. Với hai chế độ dễ nhất (Recruit & Marine), các con quỷ chẳng là gì cả, nhưng khi 'chạm' tay tới hai chế độ khó hơn (Veteran & Nightmare; chế độ Nightmare chỉ xuất hiện khi hoàn tất trò chơi) thì bọn quỷ rất hung tợn, cực kỳ nhanh nhẹn và nguy hiểm.


Trí thông minh của máy (AI) trong Doom 3 chỉ thuộc hạng trung bình không có gì nổi bật so với các game cùng loại: cũng những chiêu như lăn qua lộn lại, né đạn, biết núp bắn, quá đỗi bình thường mà bất cứ game bắn súng nào bây giờ cũng có. Có lẽ điều mà Doom 3 hướng tới chính là tạo nên không khí hồi hộp, căng thẳng trong trò chơi hơn là tập trung khai thác AI của các nhân vật máy. Nên nhớ kẻ thù của bạn trong Doom 3 là những con quái vật, mà quái vật thì chỉ biết có tấn công và tấn công. Chúng không phải là những tên lính ranh ma, quỷ quyệt như trong Far Cry mà bạn từng đụng độ! Tuy AI chỉ đạt mức trung bình, nhưng thật ngạc nhiên khi biết game không để xảy ra bất kỳ một lỗi nào trong suốt trò chơi; chỉ trừ một trường hợp duy nhất: bạn chui dưới gầm cầu thang và ngồi trong đó nhìn ra thì y như rằng các con quỷ chỉ biết lượn lờ tới lui mà không biết làm sao để tấn công cả?


Đồ họa của game không chê vào đâu được. Từ những căn phòng tranh tối tranh sáng đầy ma quái cho tới những cảnh âm u, ghê rợn, tất cả đều rất đẹp. Các nhân vật của game được xây dựng chi tiết từ con người cho tới những loài quỷ ma quái. tui thích cách sử dụng tông màu tái dành cho các nhân vật, làm cho gương mặt vốn đã 'gian' lại càng thêm bí hiểm! Tuy nhiên để thưởng thức trọn vẹn cái đẹp, cái giá phải trả của nó càng lớn. Trò chơi có bốn mức thiết lập dành cho các cấu hình khác nhau, khi không rơi vào những 'mốc' chuẩn này người chơi có thể tinh chỉnh các mục trong game sao cho phù hợp với mình. Thực tế thử nghiệm trên máy có cấu hình 'bèo' nhất (PIII 800 MHz, RAM 512 MB, sử dụng card đồ họa GeForce Ti4200) cho thấy: không thể 'kham' nổi được một frame hình trơn tru, dù đã tắt hết các hiệu ứng trong game và chơi bằng cửa sổ... bé tí teo! Khi thay bằng cỗ máy 'chiến' hơn (P4 2,4 GHz HT, RAM 512 MB chạy dual, sử dụng card đồ họa GeForce FX 5950 Ultra) kết quả khác rất nhiều, ngoại trừ một trở ngại duy nhất đó là lúc bắt đầu ở mỗi cảnh chơi, khung hình của game bị 'khựng' liên tục (sau này tìm hiểu tui mới biết là do Doom 3 'ăn' RAM rất kinh khủng, để game chạy 'trơn tru' với thiết lập cao nhất bạn nên có 1 GB RAM trở lên!).


Chỉ 'sơ' qua hai cấu hình trên thôi đã thấy yêu cầu của game quá 'khủng khiếp', hơn cả Far Cry trước đây. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà làm game đã 'nhồi nhét' quá nhiều kỹ thuật đồ họa hiện tại vào trong từng khung cảnh của trò chơi, đặc biệt là việc sử dụng nhiều các hiệu ứng như: Shadows (đổ bóng), Spectors (làm cho các vật thể kim loại trông chi tiết và phản chiếu ánh sáng như thật) và Bump-mapping (tạo vân bề mặt). Chính vì yêu cầu quá cao, nên game nảy sinh một số vấn đề rắc rối về mặt kỹ thuật: không thể xuất hiện nhiều nhân vật cùng lúc trong mỗi cảnh (vì lúc đó sẽ dựng hình rất nhiều đa giác và làm hao tốn nhiều tài nguyên), phiên bản dành cho Xbox phải trì hoãn lại (để điều chỉnh lại đồ họa cho thích hợp) thay vì tung ra cùng lúc với bản trên PC. Mục Co-op không đưa vào PC như đã hứa, và quan trọng là phần chơi mạng chỉ có tối đa 4 người chơi, có lẽ id Software lo ngại khi chơi mạng với số đông, trò chơi sẽ không ổn định. Nên bạn đừng ngạc nhiên khi phần chơi mạng của Doom 3 khiêm tốn và đơn giản; vì chính nhà phát triển cũng từng tuyên bố phát triển Doom 3 chủ yếu tập trung cho phần đơn chứ không phải mạng.


Bên cạnh các rắc rối kỹ thuật, Doom 3 còn bị 'mang tiếng' là... chơi không đẹp với dòng card của ATI. Ai cũng biết rằng 'Doom 3 là của nVidia còn Half-Life 2 là của ATI', câu nói này quả không sai. Khi dạo một vòng quanh các forum dành cho cả game lẫn phần cứng thì hầu như chỗ nào cũng có than phiền Doom 3 'bỏ rơi' những người dùng ATI. Nhưng 'trong cái khó ló cái khôn', dân gamer đâu chịu ngồi yên, họ tìm đủ mọi cách để chơi được game: từ việc chỉnh các thiết lập trong game, can thiệp vào các file hệ thống, dùng chương trình tăng tốc cho tới các cách 'mạo hiểm' như dùng driver bản beta, ép xung card đồ họa...


Lời kết


10 năm sau, khi 'Ngày tận thế' trở lại, đó cũng chính là ngày 'tàn' của những cỗ máy PC già nua. Doom 3 trở lại thật ấn tượng, thật hay nhưng cũng thật 'ác liệt'. Có bao nhiêu người thật sự đối mặt được với những thách thức trong game? Một câu hỏi rất khó trả lời...










Link :

Alan Wake


Alan Wake - nhà văn viết truyện viễn tưởng nổi tiếng đến với một thị trấn nhỏ mang tên Bright Falls với mong muốn có một kì nghỉ để tránh xa áp lực công việc cũng như lấy cảm hứng cho câu chuyện tiếp theo của mình. Tuy nhiên, có vẻ như kì vọng của Wake chỉ có thể được thỏa mãn một nửa khi mà thị trấn Bright Falls nơi anh đến lại tràn ngập những điều huyền bí khó giải thích. Và khi màn đêm buông xuống, những đám mây che kín bầu trời che lấp đi những tia sáng vốn đã yếu ớt, nhạt nhòa.

Thị trấn hẻo lánh này lại càng trở nên rùng rợn hơn bao giờ hết với những với cái bóng vô hình lướt nhanh trên mặt đất, những mối hiểm nguy tiềm tàng, ẩn nấp trong những nơi ánh sáng không thể chiếu tới. Chính tại đây, để tìm kiếm người vợ đang mất tích, Wake phải đi sâu vào cái thứ bóng tối ghê rợn đang bao phủ thị trấn, tìm hiểu nó cũng như chiến đấu để sống sót.


Hiệu ứng ánh sáng là một thành công lớn, từ ánh trăng đổ xuống từ trên cao đến những ngọn đèn đường, những chiếc bóng đèn trước hiên nhà soi sáng con đường phía và đặc biệt là cây đèn pin trong tay Wake – một công cụ để thám hiểm và cũng như là một thứ vũ khí hữu dụng.

Trong bóng tối chập chờn, kẻ thù bất ngờ bước ra từ khoảng không vô định, chúng ập tới, tấn công dồn dập và bất ngờ. Chúng dùng hết tất cả những gì chúng nhặt được, chúng dùng xẻng, dao găm, rìu đốn củi và đổi lại, công việc của bạn rất đơn giản. Sống sót với cây đèn pin và trực giác của bản thân!


Với việc nhân vật nam chính của chúng ta chọn nghề nhà văn với thói quen ngồi bàn giấy chứ không phải là một rambo hay một chiến binh như chúng ta vẫn thường thấy, Wake không có một thể lực "trâu bò" và bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sống sót. Bạn sẽ phải cân nhắc việc tiết kiệm đạn khi chiến đấu, khoảng cách giữa các điểm check point và suy tính kĩ lưỡng trước khi tiến vào một khu vực mới.

Wake không có nhiều vũ khí để lựa chọn nhưng bù lại số vũ khí ít ỏi này lại rất hữu dụng. Như đã nói ở trên, kẻ thù được tạo nên từ bóng tối nên thứ vũ khí tốt nhất chính là ánh sáng. Bạn chỉ cần dùng chiếc đèn pin chiếu vào kẻ địch là có thể làm chúng tan biến. Càng đi sâu vào game, bạn sẽ càng có thêm nhiều vũ khí hơn như súng trường, súng lục, shotgun hay súng săn …Ngoài ra, đôi khi bạn cũng có thể lợi dụng các nguồn sáng khác để tiêu diệt quân địch.

Ví dụ như bạn có thể sử dụng pháo sáng để ngăn không cho kẻ thù đến gần hay ném nó xuống đất để ngăn không cho chúng đuổi theo khi bạn bỏ chạy. Thậm chí với khẩu súng phóng, bạn có thể bắn pháo sáng về phía kẻ thù, cùng với ánh sáng và vụ nổ tạo ra, kẻ thù có thể bị tiêu diệt ngay lập tức. Thú vị hơn, bạn cũng có thể sử dụng các thùng chất nổ trên đường cũng như làm chạy máy phát điện cho chiếc đèn công suất lớn để đầy lùi quân địch.


Có thể sẽ có nhiều người cảm giác tựa game này có điểm tương đồng với Half Life khi mà nó tạo ra một không gian mở, kẻ thù có thể tấn công bạn từ mọi góc độ đồng nghĩa với việc bạn phải liên tục cảnh giác và phải thay đổi góc nhìn để đề phòng xung quanh. Thỉnh thoảng, thay vì đi bộ, Wake có thể nhảy vào một chiếc xe và lúc này cách chiến đấu sẽ được thay đổi.


Thay bằng chiếc đèn pin, ban có thể sử dụng đèn pha ô tô để tiêu diệt kẻ thù hay chỉ đơn giản, dùng xe đâm chúng. Tuy nhiên, những pha hành động trên xe này không thể so sánh với sự phấn khích ở những pha hành động khi Wake đi bộ, bạn sẽ không thể trải nghiệm cảm giác đơn độc trong tiếng gió hú cùng những chuỗi nhạc nền nổi lên một cách bất chợt.


Giống như một câu chuyện thám hiểm đầy thú vị, tình tiết game đưa đẩy người chơi đi từ kịch tính này đến kịch tính khác và chắc chắn bạn sẽ khó có thể rời mắt khỏi màn hình. Mặc dù vậ
 
Cái game Amnesia: The Dark Descent này mình chơi xíu mà mắc ói ! chả biết sao nữa ! nhức đầu mắc ói không tài nào chơi nỗi !

Còn game thứ 2 đã chơi rồi !
 

Dayne

New Member
đã thử chơi và có lẽ bị nhờn kinh dị rồi nên không thấy ghê (toàn xem phim đêm khuya quen rồi huống chi là game ) nhưng cũng quan tâm và muốn coi thêm nhiều game kinh dị nữa
 

blue_vsii

New Member
Cho e hỏi phát . cái Annesia e cài bth. vào bth nhưng bấm play thì nó báo lỗi Has Stop working . cấu hình máy e

AMD radeon HD 7520G . Ram 8 gb. Amd A6
 

tatca_laem

New Member
Cho e hỏi phát . cái Annesia e cài bth. vào bth nhưng bấm play thì nó báo lỗi Has Stop working . cấu hình máy e

AMD radeon HD 7520G . Ram 8 gb. Amd A6 Bạn chụp hình lỗi lên cho mình xem
 

bachvatoi

New Member
bác chủ topic có update thêm ghost school không ? Bác có link thì cho em xin em update thêm , còn không thì ngồi tự kiếm vậy
 

Ruhdugeard

New Member
Ju-on the gruide í , có link 4share hay megashare thì úp lên cho ae đi , tìm mòn mỏi con mắt
 

leduybt

New Member
Ju-on the gruide í , có link 4share hay megashare thì úp lên cho ae đi , tìm mòn mỏi con mắt Bạn ơi đó là game wii nên mình k kím dc link !
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top