daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của Luận án 6
7. Cấu trúc của Luận án 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1. Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài 7
1.2. Các công trình nghiên cứu của học giả trong nước 19
CHƯƠNG 2: VƯƠNG QUỐC AYUTTHAYA VÀ CƠ SỞ TIẾP NHẬN PHẬT GIÁO CỦA NGƯỜI THÁI 25
2.1. Sự hình thành vương quốc Ayutthaya 25
2.1.1. Quá trình di cư và sự hình thành các vương quốc đầu tiên của người Thái 25
2.1.2. Vương quốc Ayutthaya trong lịch sử Thái Lan 32
2.2. Cơ sở tiếp nhận Phật giáo của người Thái 37
2.2.1. Cơ sở khách quan 37
2.2.2. Cơ sở chủ quan 41
Tiểu kết chương 2 50
CHƯƠNG 3: PHẬT GIÁO Ở AYUTTHAYA (1350 - 1767) 51
3.1. Sự phát triển của Phật giáo ở Ayutthaya 53
3.1.1. Phật giáo ở Ayutthaya từ năm 1350 đến năm 1569 53
3.1.2. Phật giáo ở Ayutthaya từ năm 1569 đến năm 1767 63
3.2. Hệ thống tổ chức của Tăng đoàn và các hệ phái Phật giáo ở Ayutthaya 76
3.3. Một số đặc điểm của Phật giáo ở Ayutthaya 84
Tiểu kết chương 3 88
CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA AYUTTHAYA (1350 - 1767) 89
4.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống chính trị 89
4.1.1. Phật giáo - chỗ dựa của chính quyền phong kiến Ayutthaya 97
4.1.2. Phật giáo can thiệp vào các chính sách của triều đình 102
4.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội và văn hóa Ayutthaya 111
4.2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội Ayutthaya 111
4.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa Ayutthaya 123
Tiểu kết chương 4 142
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ......................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Phật giáo là một tôn giáo hướng thiện, khuyên con người làm điều thiện, tránh xa điều ác, tu nhân tích đức…nên ngay từ khi ra đời đã được đông đảo quần chúng nhân dân đón nhận và tin theo. Sau một thời gian trở thành quốc giáo ở Ấn Độ (thế kỉ III TCN), Phật giáo cùng với văn hoá Ấn đã được truyền bá ra bên ngoài và được nhân dân các nước tiếp nhận một cách nhanh chóng như Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam…
Đạo Phật với hệ thống triết lý sâu sắc, nhân văn nên đã sớm được nhiều dân tộc tiếp thu, từ đó đã tạo nên những nền văn hóa, những phong cách văn hóa Phật giáo rất độc đáo trên tất cả những mảnh đất mà tôn giáo này ngự trị. Tuy nhiên, chỉ nói đến văn hóa thôi thì chưa thể hiện được trọn vẹn, đầy đủ vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo. Bởi trước khi Phật giáo bước vào giai đoạn phát triển thịnh trị, Phật giáo đã trải qua một quá trình xâm nhập rồi bám rễ sâu vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và tư tưởng của nhiều quốc gia, dân tộc. Điều đó chứng tỏ, Phật giáo cũng giống như các tôn giáo khác, trong mọi thời điểm đều có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề chính trị - xã hội của các quốc gia mà nó đang tồn tại và phát triển.
Vấn đề này được thể hiện rõ nét nhất ở những mảnh đất mà đạo Phật được tôn vinh, chiếm địa vị độc tôn với tư cách là quốc giáo như tại Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan...
Giống như nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, Phật giáo đã du nhập vào đất Thái từ rất sớm, khi nơi đây chưa hình thành quốc gia dân tộc. Khi người Thái lập quốc dưới vương triều Sukhothai, Phật giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong việc cố kết cộng đồng, thống nhất tộc người và góp phần vào sự phát triển của nhà nước phong kiến đầu tiên trong lịch sử Thái Lan.
Vương triều Ayutthaya (1350 - 1767) được coi là giai đoạn phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến Thái. Bộ máy nhà nước không ngừng được bổ sung và hoàn thiện từ trung ương tới địa phương, hệ tư tưởng Phật giáo, nhất là Phật giáo Theravada đã nhanh chóng chiếm địa vị chủ đạo và có ảnh hưởng rất lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội. Cũng từ đây, như một quy định bất biến, tất cả các vị vua khi lên ngôi đều phải là các Phật tử và từ triều đại Bangkok cho đến nay, điều này đã được chính thức ghi nhận tại điều 9 Hiến pháp Thái Lan hiện hành (11/10/1997) “Nhà vua tín ngưỡng Phật giáo và là người bảo vệ tôn giáo” [161; tr.1]. Đây chính là nền tảng tư tưởng cho sự tồn tại và phát triển của đất nước Thái Lan.
Vì vậy, việc tìm hiểu về lịch sử và sự phát triển của Phật giáo trong thời kỳ Ayutthaya sẽ góp phần vào việc làm sáng tỏ những ảnh hưởng của tôn giáo này trên đất Thái. Bởi vì, trong suốt tiến trình lịch sử của mình, không giống như các quốc gia khác như Sri Lanka, Miến Điện, Lào, Campuchia, Phật giáo có lúc thịnh lúc suy nhưng ở Thái Lan, Phật giáo luôn chiếm vị trí chủ đạo, được coi như “sợi chỉ vàng” xuyên suốt cuộc sống, văn hóa, xã hội, tư tưởng cũng như nền nghệ thuật của người Thái. Với trên 95 % dân số theo đạo Phật (2009) [91, tr.1] khiến cho Phật giáo trở thành một nhân tố không thể thiếu trong đời sống của cư dân Thái.
Do đó, muốn tìm hiểu về đất nước và con người Thái Lan, trước hết phải tìm hiểu về Phật giáo. Vì có như vậy, chúng ta mới có thể hiểu và lý giải được vì sao trong suốt tiến trình lịch sử Thái Lan, dù thăng trầm, chiến tranh hay hòa bình, Phật giáo vẫn luôn là sợi dây cố kết cộng đồng, liên kết người dân, điều hòa những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội. Chính điều này góp phần to lớn tạo nên đất nước Thái Lan với những con người chân thành và dễ mến.
Là một tôn giáo hiền hòa trên cơ sở những triết lý thấm đượm tính nhân văn, Phật giáo đã tạo cho người Thái một phong cách ứng xử rất đặc trưng. Chính phong cách ấy đã giúp người Thái thống nhất được đất nước, có chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt trước cơn bão táp của chủ nghĩa thực dân. Đồng thời, cũng chính nó đã giúp người Thái khẳng định và duy trì được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong những lúc khó khăn như thế, tinh thần Phật giáo lại được đề cao, lại luôn trở thành điểm kết nối giữa vua với quan lại quần thần và dân chúng...
Đánh giá đúng ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội Ayutthaya từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVIII sẽ góp phần vào việc phục dựng lại bức tranh Phật giáo Theravada ở Thái Lan từ khi du nhập cho đến giai đoạn sau này. Tìm hiểu Phật giáo Ayutthaya trong quá khứ để khẳng định rằng, cho đến nay, Phật giáo ở Thái Lan vẫn luôn giữ một vị trí và ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Chính điều này sẽ giúp chúng ta có được những bài học kinh nghiệm quý báu để thực hiện hài hòa mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo, góp phần giải quyết tốt vấn đề xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo đang ngày càng gay gắt trong khu vực và trên thế giới.
Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của Phật giáo đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Ayutthaya nói riêng, Phật giáo ở Thái Lan nói chung sẽ mang lại nhận thức đúng đắn hơn trong việc phát huy vai trò tích cực của Phật giáo đối với các vấn đề chính trị, xã hội và văn hóa của quốc gia này. Đến nay, Thái Lan vẫn là một nước mà Phật giáo luôn là tôn giáo chủ đạo. Mối quan hệ của đạo Phật với chính trị trong lịch sử và hiện tại của Thái Lan luôn luôn có ý nghĩa tham khảo với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vả lại, việc tìm hiểu một triều đại lớn và cơ bản của lịch sử Thái Lan như Phật giáo Ayutthaya cũng là “chìa khóa” để giúp ta hiểu thêm về đất nước này khi quan hệ Việt Nam - Thái Lan ngày nay đang rộng mở.
Đồng thời, nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo thời kỳ Ayutthaya còn nhằm thấy được đóng góp to lớn của tôn giáo này trong khía cạnh sáng tạo văn hóa, và ở một mức độ nhất định nó còn có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, chúng tui chọn vấn đề “Phật giáo ở Ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của vương quốc (1350 - 1767)” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở tiếp nhận, quá trình phát triển của Phật giáo Theravada ở vương quốc Ayutthaya nói chung và ảnh hưởng của tôn giáo này đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của vương quốc nói riêng từ năm 1350 đến năm 1767. Trên cơ sở đó, rút ra được những nét riêng của Phật giáo ở Ayutthaya đồng thời thấy được những truyền thống Phật giáo đã được các vương triều sau kế thừa và phát triển, góp phần định hình nên dòng Phật giáo Theravada của người Thái cho đến ngày nay.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng về du lịch tâm linh phật giáo ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang) Kinh tế chính trị 2
H Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện An Dương - Hải Phòng hiện nay Kinh tế chính trị 0
L Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, một số vấn đề triết học và ý nghĩa của nó Kinh tế chính trị 1
A "Đạo hiếu" trong phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức ở VN hiện nay Kinh tế chính trị 0
R Xu hướng nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn Kinh tế chính trị 0
G Ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
A Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị ở Việt Nam thời Lý - Trần ( 1009 - 1400) Văn hóa, Xã hội 1
D Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay : Luận văn T Luận văn Luật 0
G phật giáo ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng ở Việt Nam hiện nay Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top