Belden

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XX qua đi đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại trong quan hệ quốc
tế, mà một trong những sự kiện đó là sự ra đời và tan rã của Liên bang Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) vào năm 1991. Sự sụp đổ
của Liên Xô đã tác động không nhỏ đến tương quan lực lượng trên thế giới,
đồng thời tạo nên những chuyển biến nhanh chóng trong đời sống quan hệ
quốc tế trên phạm vi toàn cầu.
Trật tự thế giới hai cực đối đầu tồn tại gần nửa thế kỷ kết thúc, cục diện
thế giới và cơ cấu quyền lực quốc tế đã và đang được sắp xếp lại. Quan hệ
giữa các quốc gia dân tộc không còn bị chi phối nặng nề bởi ý thức hệ, thay
vào đó là lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu trong quan hệ quốc tế. So sánh
lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị -
xã hội đối lập đã và đang chuyển sang hướng có lợi cho Mỹ và phương Tây.
Trong bối cảnh nhiều biến động ấy, Đông Á hiện hữu trên bàn cờ chính
trị quốc tế với nhiều bình diện khác nhau. Hiện nay, Đông Á được các chuyên
gia đánh giá là một khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới trong suốt ba
thập kỷ qua với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn hẳn tốc độ trung bình của
các khu vực khác trong nền kinh tế thế giới. Đông Á cũng là khu vực có lãnh
thổ rộng lớn, dân số đông và tài nguyên giàu có. Các quốc gia trong khu vực
này đang ở trong những giai đoạn khác nhau của sự phát triển kinh tế cùng
với những nét đa dạng trong hệ thống chính trị, các đặc trưng dân tộc và
truyền thống văn hóa.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Hay đã khẳng
định: “Địa Trung Hải là biển của quá khứ, Đại Tây Dương là biển của hiện
tại, Thái Bình Dương là biển của tương lai” [82]. Quả thật, đúng như khẳng
định của John Hay, ngày nay, khu vực Đông Á đã trở thành lực lượng có sức
mạnh vũ bão trên thế giới.
Sau sự kiện khủng bố 11/9/2001, các chủ thể quốc gia và phi quốc gia
trong khu vực đều có những điều chỉnh trong chiến lược và chính sách phát
triển của mình và chính những sự điều chỉnh này đã tác động trở lại đến toàn
bộ cục diện khu vực và thế giới. Ở Đông Á, những nước như Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc, tổ chức khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(The Association of Southeast Asian Nations - ASEAN), và các cơ chế do
ASEAN dẫn dắt là những nước và tổ chức khu vực được coi là có tác động
trực tiếp đến việc hình thành cục diện khu vực hiện nay và trong tương lai.
Đồng thời, Đông Á cũng là khu vực đan xen lợi ích và có quan hệ phức tạp
giữa các nước lớn. Chính những yếu tố trên đã tác động đến việc hình thành
các đặc điểm riêng biệt của khu vực này. Bối cảnh quốc tế với nhiều sự kiện
trọng đại và phức tạp, cùng với những tác động đa chiều của nó đã ảnh hưởng
đến cục diện chính trị và quan hệ quốc tế ở Đông Á.
Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, một
bộ phận quan trọng của khu vực Đông Á. Do vậy, tình hình phát triển của khu
vực này có ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt
Nam đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần nhận định về tình hình
khu vực Đông Á nói riêng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, đặc
biệt là về tình hình chính trị, bởi vì có ổn định chính trị thì mới đảm bảo an
ninh khu vực, từ đó mới có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá,
xã hội trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Đảng và Nhà nước
Việt Nam cũng đã đề ra mục tiêu tới năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Vậy Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến
2011 có những đặc điểm gì nổi bật? Cục diện chính trị khu vực này hiện nay
và trong tương lai sẽ diễn biến ra sao?; Tương quan, cơ cấu quyền lực và luật
chơi giữa các chủ thể tại khu vực này là như thế nào? Những tác động của cục
diện chính trị đó đối với Việt Nam ra sao? là những câu hỏi cần được giải
đáp. Chính vì lẽ đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài Quá trình vận động
của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 làm luận án tiến sĩ chuyên
ngành lịch sử thế giới cận đại và hiện đại của mình để cố gắng góp phần làm
sáng tỏ những vấn đề trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích chính của luận án là phân tích quá trình vận động của cục
diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 từ góc độ lịch sử kết hợp với chính
trị quốc tế, từ đó rút ra được những đặc điểm của cục diện chính trị Đông Á,
đánh giá tác động của cục diện đối với khu vực và đưa ra một số khuyến nghị
cho Việt Nam trước sự vận động của cục diện chính trị Đông Á.
Để hoàn thành mục tiêu trên, luận án sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
- Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
của các tác giả trong và ngoài nước.
- Luận giải khái niệm cục diện, cục diện chính trị khu vực, các yếu tố
tác động làm thay đổi cục diện chính trị khu vực.
- Phân tích vị trí, vai trò của các chủ thể chủ yếu trong quá trình phát
triển của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 với hai giai đoạn từ
1991 đến 2001 và từ 2001 đến 2011.
- Nhận xét cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011, từ đó, đưa ra
một số khuyến nghị cho Việt Nam trước quá trình vận động của cục diện
chính trị khu vực Đông Á.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình vận động của cục diện chính trị khu
vực Đông Á, chủ yếu bàn về khía cạnh chính trị - an ninh của cục diện chính
trị Đông Á.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Khu vực Đông Á, bao gồm những quốc gia Đông
Bắc Á và Đông Nam Á.
Cho đến nay, đã có rất nhiều ý kiến về cách xác định khuôn khổ Đông
Á xét từ các tiêu chí khu vực địa - văn hóa, địa - lịch sử. Có ý kiến cho rằng
Đông Á bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á, hay coi Đông Á chính là
Đông Bắc Á. Ngoài ra, còn có cách gọi Đông Á bao gồm cả Nam Á nhưng
không phổ biến. Hay có cách hiểu khác, Đông Á là vùng bờ phía Tây của
Thái Bình Dương, trải dài từ vùng Trucottca của Nga ở phía Bắc tới
Singapore ở phía Nam. Theo định nghĩa trong Từ điển Bách khoa thư thì
“Đông Á là một phần của vành đai núi lửa quanh Thái Bình Dương và của
máng te-tít cũ chạy từ sơn nguyên Tiểu Á đến quần đảo Mã Lai”, theo đó,
Đông Á là một phần lục địa châu Á, giáp Thái Bình Dương, thuộc ôn đới, cận
nhiệt đới và nhiệt đới (từ 20 độ đến 60 độ vĩ bắc), phần đất liền chủ yếu thuộc
nền Trung Hoa và khu uốn nếp Trung Sinh, ngoài đất liền còn quần đảo Kuril,
Sakhalin, Nhật Bản, Đài Loan. Các nước ở Đông Á gồm miền Viễn Đông của
Nga, Trung Quốc, Nhật Bản,Triều Tiên, Hàn Quốc.
Rõ ràng, khái niệm khu vực Đông Á còn có nhiều cách hiểu khác nhau.
Chính vì những nhận thức khác nhau về khu vực Đông Á như trên nên quan
niệm về Đông Á của các nhà nghiên cứu cũng rất khác nhau. Trong khuôn
khổ luận án này, quan điểm của tác giả khi nói đến Đông Á là nói đến cả hai
khu vực là: Đông Bắc Á gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
CHDCND Triều Tiên; Đông Nam Á với toàn bộ 11 quốc gia nằm trong đó, cụ
thể là Brunei, Campuchia, Đông Timo, Indonesia, Lào, Malaysia, Mianma,
Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Tuy không nằm trong phạm vi
địa lí tự nhiên trong khu vực Đông Á nhưng với vị trí, sự can dự và liên hệ
của mình với khu vực Đông Á, Hoa Kỳ, Nga cũng được đề cập như những
chủ thể có vai trò bậc nhất trong quá trình tạo nên cục diện chính trị Đông Á
bên cạnh các cường quốc, tổ chức ngoài khu vực như Ấn Độ, Úc, New
Zealand, EU...
Về giới hạn thời gian: Từ 1991 đến 2011.
Năm 1991 được chọn là mốc mở đầu cho phạm vi thời gian nghiên cứu
của luận án bởi lẽ năm này đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử thế
giới và lịch sử khu vực với sự kiện chấm dứt Chiến tranh lạnh, trật tự hai cực
sụp đổ và sự tan rã của Liên Xô. Sự sụp đổ và tan rã đó đã tạo ra những thay
đổi lớn trên bàn cờ chính trị thế giới và khu vực.
Trong nội dung của luận án, năm 2001 được chọn là năm chuyển tiếp
giữa hai giai đoạn 1991 – 2001 và 2001 – 2011 bởi ý nghĩa của sự kiện khủng
bố 11/9 tại Mỹ. Sự kiện 11/9/2001 đã dẫn tới những thay đổi lớn lao trong đời
sống chính trị thế giới nói chung và khu vực Đông Á nói riêng, khiến cục diện
chính trị Đông Á có những vận động sâu sắc về tương quan lực lượng, cơ cấu
quyền lực cũng như luật chơi giữa các chủ thể trên bàn cờ chính trị khu vực
và thế giới những năm đầu thế kỷ XXI.
Năm 2011 được chọn là mốc kết thúc trong nghiên cứu của luận án về
mặt thời gian bởi năm này được đánh dấu bằng sự điều chỉnh chiến lược của
Hoa Kỳ và các cường quốc trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc và ASEAN.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án, phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà nghiên
cứu sinh đã sử dụng là phương pháp lịch sử. Ngoài ra, luận án được thực hiện
trên cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu giữa
phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phương pháp tổng hợp,
thống kê, so sánh… Đồng thời, luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên
cứu quốc tế như phân tích quyền lực chính trị, phân tích trường hợp điển hình
(case study).
5. Đóng góp của luận án
Dựa vào nguồn tài liệu chính thống trong nước và các nghiên cứu quốc
tế, luận án góp phần luận giải và làm sáng tỏ thêm Quá trình vận động của
cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011. Qua đó, có thể thấy được
nguyên nhân, diễn biến, thay đổi trong cục diện chính trị Đông Á và tác động
của nó đối với khu vực và thế giới qua những trung tâm quyền lực của trật tự
thế giới mới. Bên cạnh đó, luận án cũng góp phần luận giải và làm sáng tỏ
khái niệm cục diện chính trị nói chung, cục diện chính trị Đông Á nói riêng
qua hai giai đoạn 1991 – 2001 và 2001 – 2011. Đồng thời, luận án cũng góp
phần mô hình hóa cục diện chính trị khu vực Đông Á để thấy được thứ bậc
quyền lực của các chủ thể quan hệ chính trị quốc tế quan trọng của khu vực,
để thấy được bố cục và diện mạo, cũng như đặc trưng của cục diện chính trị
khu vực Đông Á qua từng giai đoạn. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong việc học tập của sinh viên, học viên chuyên ngành lịch sử thế giới,
quan hệ quốc tế, chính trị học, đông phương học… và cho những người quan
tâm đến các vấn đề lịch sử quan hệ quốc tế, tìm hiểu tình hình khu vực Đông
Á, cục diện chính trị Đông Á.
6. Kết cấu luận án
Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, ngoài phần mở
đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu bốn chương,
cụ thể là:
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong chương này, nghiên cứu sinh đã đánh giá tổng quan các công
trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài của các tác giả trong và
ngoài nước, chỉ ra những kết quả nghiên cứu quan trọng, đồng thời đánh giá
những hạn chế của các công trình này. Trên cơ sở đó, luận án cố gắng bổ
sung, làm rõ những vấn đề mà các công trình đi trước còn chưa đề cập hoặc
đề cập chưa đầy đủ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Luận văn Kinh tế 0
R Quá trình hình thành và phát triển của công ty vật tư - Vận tải xi măng Luận văn Kinh tế 0
H Quá trình phát triển và những điểm chủ yếu của công ty kho vận và dịch vụ thương mại - Vinatranco Luận văn Kinh tế 0
B Quá trình hình thành và phát triển của công ty kho vận và dịch vụ thương mại (vinatranco) Luận văn Kinh tế 0
K Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
D Quá trình hình thành công ty TNHH Vận tải và thương mại Hùng Tưởng Luận văn Kinh tế 0
C Quá trình hình thành và phát triển của nhà xuất bản giao thông vận tải Luận văn Kinh tế 0
L Quản trị quá trình thay đổi được hiểu như một nghệ thuật quản lý - Sự vận dụng trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
C Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà Nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top