Egerton

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
iii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5. Nguồn tư liệu nghiên cứu
6. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7. Đóng góp của luận án
Chương 1. MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC “TẬP QUYỀN THÂN DÂN” THỜI LÝ - TRẦN
1.1. Quá trình hình thành mô hình “tập quyền thân dân”
1.1.1. Các chính quyền thế kỷ X: Bước quá độ tiến tới thể chế trung
ương tập quyền
1.1.2. Sự xuất hiện mô hình nhà nước “thân dân”
1.2. Những đặc điểm của thiết chế nhà nước thời Lý - Trần
1.2.1. Tư tưởng cai trị và chính sách “thân dân”
1.2.2. Tổ chức chính quyền
1.2.3. Luật pháp
1.2.4. Quan hệ làng - nước
1.3. Những mâu thuẫn trong mô hình nhà nước Lý - Trần
Tiểu kết chương 1
Chương 2. MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC “TẬP QUYỀN QUAN LIÊU” THỜI LÊ SƠ
2.1. Sự ra đời mô hình nhà nước Lê Sơ
2.2. Nhà nước “quan liêu”: Những đặc điểm chủ yếu
2.2.1. Nho giáo, chế độ quan liêu và chính sách đối với dân chúng
2.2.2. Bộ máy chính quyền
2.2.3. Hệ thống pháp luật
2.2.4. Quản lý làng xã
2.3. Sự suy thoái của mô hình nhà nước Lê Sơ
Tiểu kết chương 2
Chương 3. MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC “TẬP QUYỀN QUÂN SỰ” TRONG GIAI
ĐOẠN THẾ KỶ XVI - XVIII
3.1. Đại Việt thế kỷ XVI-XVIII: sự xuất hiện thiết chế “tập quyền
quân sự”
3.2. Những đặc điểm của thiết chế nhà nước thế kỷ XVI-XVIII
3.2.1. Tư tưởng và chính sách: Những khác biệt
3.2.2. Tính chất quân sự trong cơ cấu chính quyền
3.2.3. Pháp luật và thực tiễn xã hội
3.2.4. Làng - nước: Những mâu thuẫn
3.3. Hạn chế của mô hình “tập quyền quân sự”
Tiểu kết chương 3
Chương 4. MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC “TẬP QUYỀN CHUYÊN CHẾ” THỜI
NGUYỄN
4.1. Nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX: Củng cố thiết chế trung ương tập quyền
4.2. Những đặc điểm cơ bản của nhà nước “chuyên chế”
4.2.1. Tư tưởng và chính sách
4.2.2. Cơ cấu chính quyền
4.2.3. Luật pháp và những bất cập
4.2.4. Quan hệ làng - nước: Mâu thuẫn gia tăng
4.3. Khủng hoảng và suy vong của mô hình nhà nước tập quyền
Tiểu kết chương 4
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX là thời kỳ
tồn tại của các nhà nước quân chủ độc lập. Trên nền tảng hệ tư tưởng, cơ sở kinh
tế - xã hội và khả năng kiểm soát, quản lý đối với các làng xã mà các triều đại
quân chủ Việt Nam đã thiết lập các hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Nghiên
cứu cấu trúc, sự vận hành của các thiết chế nhà nước ở Việt Nam thời trung đại -
nền tảng chính trị của chế độ phong kiến Việt Nam - là một trong những vấn đề
chủ yếu của giới sử học trong và ngoài nước. Với ý nghĩa đó, việc khái quát và
phân tích những đặc trưng, sự biến đổi của các mô hình nhà nước thời kỳ này là
cần thiết, đưa tới những nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn, không chỉ của bản
thân vấn đề thiết chế chính trị, mà còn góp phần lý giải nhiều nội dung quan trọng
khác của lịch sử Việt Nam.
Mô hình nhà nước, mô hình tổ chức nhà nước hay mô hình thiết chế nhà
nước là những khái niệm được sử dụng thống nhất để chỉ kết cấu hay hình thức tổ
chức quyền lực nhà nước. Trong kết cấu này, chính quyền - nhà nước là quan
trọng nhất, nhưng bên cạnh đó còn có những yếu tố khác. Với mô hình nhà nước
quân chủ ở Việt Nam, bốn yếu tố sau đây có thể được coi là cốt yếu nhất: Hệ tư
tưởng cai trị, tổ chức/cơ cấu chính quyền, hệ thống pháp luật, khả năng kiểm soát,
quản lý của chính quyền trung ương hay quan hệ giữa Nhà nước với làng xã. Đây
là vấn đề quan trọng, nhưng tiếc rằng chưa có nhiều những nghiên cứu mang tính
hệ thống. Từng vấn đề riêng rẽ, nhất là về tổ chức bộ máy chính quyền và luật
pháp của các vương triều được quan tâm nghiên cứu từ lâu, đến nay đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Nhưng vấn đề đặt ra, chúng cần được nhìn nhận
trong tổng thể của cấu trúc quyền lực, và nhất là, trong mối quan hệ và tác động
qua lại với nền tảng kinh tế - xã hội, với bối cảnh lịch sử đã sản sinh ra mô hình
ấy. Mặt khác, dù đã có nhiều nghiên cứu, nhưng không ít vấn đề chưa có lời giải
thỏa đáng, hơn thế, còn nhiều ý kiến chưa thật thống nhất. Chẳng hạn, thiết chế
trung ương tập quyền ở Việt Nam được thiết lập từ bao giờ? Triều Lý có phải một
chính quyền tập trung? Giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII có tồn tại chế độ trung ương
tập quyền? Mức độ ảnh hưởng từ các mô hình chính trị bên ngoài, nhất là thể chế
Trung Hoa? Đâu là sáng tạo và đặc trưng của mô hình nhà nước Việt Nam?... Đã
đến lúc cần nhìn nhận lại và nghiên cứu các vấn đề đó một cách kĩ càng, sâu
sắc hơn.
Sự biến đổi của các mô hình nhà nước là một tất yếu khách quan, hợp quy
luật phát triển của lịch sử. Nó bắt nguồn từ vận động, biến đổi không ngừng của
các yếu tố bên trong cấu trúc. Các thiết chế nhà nước ở Việt Nam từ thế kỷ X đến
thế kỷ XIX cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Nghiên cứu kỹ đặc trưng của từng
kết cấu quyền lực nhà nước ở một giai đoạn lịch sử nhất định, cũng như chỉ ra
những đặc trưng xuyên suốt, những khuynh hướng và quy luật biến đổi của mô
hình nhà nước trong cả tiến trình lịch sử…, hứa hẹn sẽ mang lại những nhận thức
mới, toàn diện hơn.
Lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam đã từng tồn tại các mô hình thiết chế
nhà nước, là sản phẩm đồng thời tạo ra dấu ấn cho những giai đoạn lịch sử nhất
định. Thiết chế nhà nước thời Lý - Trần, tuy bộ máy chính quyền chưa thật hoàn
bị, nhưng đã tồn tại khá lâu dài, tạo nên thời đại “có tiếng là văn minh”, võ công,
văn trị thập toàn. Mô hình nhà nước Lê Sơ đạt tới trình độ cổ điển - đỉnh cao của
thiết chế trung ương tập quyền ở Việt Nam, nhưng chỉ được duy trì trong một thời
đoạn ngắn ngủi. Các thiết chế nhà nước trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII (chính
quyền Mạc, Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn) có đặc điểm chung là tính chất
quân sự đậm nét, mức độ tập quyền không cao song lại có khả năng quyết đoán
nhanh và dễ ứng biến trước thực tiễn xã hội. Trong khi, thiết chế nhà nước triều
Nguyễn (thế kỷ XIX) đạt tới mức độ tập quyền chuyên chế, nhưng đã lỗi thời, kìm
hãm sự phát triển của đất nước và dân tộc. Các mô hình nhà nước trên đây đều tồn
tại những ưu và nhược điểm, bên cạnh những thành công cũng có không ít mâu
thuẫn, hạn chế. Những kinh nghiệm và bài học lịch sử cần được tiếp tục đi
sâu nghiên cứu, tổng kết, đúc rút.
Trên phương diện thực tế, công cuộc đổi mới hệ thống chính trị, cải cách
hệ thống hành chính mà Đảng, Nhà nước thực hiện hơn 20 năm qua đã đạt được
nhiều bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một mô hình quản lý phù
hợp, bền vững, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện đại,
tiên tiến vẫn đang được đặt ra một cách bức thiết. Sẽ không thể xây dựng một hệ
thống chính trị mới nếu bỏ qua hay xem nhẹ những di sản từ quá khứ. Những kinh nghiệm và truyền thống cần được chọn lọc, xem xét kỹ lưỡng để có thể hoặc
kế thừa hay có những biện pháp hạn chế, điều tiết. Nghiên cứu một cách hệ thống
các mô hình nhà nước trong lịch sử, do đó còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn chủ đề
“Biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam (thế kỷ X - XIX)” làm đề
tài luận án.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các vấn đề về chế độ chính trị, nhà nước, pháp luật nói chung của Việt
Nam thời trung đại là những nội dung hết sức cốt yếu, không chỉ của sử học. Do
vậy, chúng đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu, đến nay đạt được nhiều thành
tựu quan trọng.
Muộn nhất là từ thế kỷ XVIII đã xuất hiện những công trình chuyên khảo.
Kiến văn tiểu lục được Lê Quý Đôn biên soạn và hoàn thành vào những năm
1770. Trong phần lớn quyển 2 (Thể lệ thượng) và quyển 3 (Thể lệ hạ) tác giả đã
tập trung khảo cứu về hệ thống các chức và chế độ quan lại ở nước ta từ thời Lý
đến thời Lê. Điều đáng chú ý trong công trình này là tác giả không chỉ dừng ở việc
mô tả, mà còn kê cứu tường tận về diên cách, đối chiếu với quan chế Trung Hoa.
Lịch triều hiến chương loại chí được coi là bộ bách khoa thư đồ sộ nhất ở Việt
Nam thời phong kiến, do Phan Huy Chú biên soạn vào đầu thế kỷ XIX. Trong số
10 loại chí, chỉ trừ Văn tịch chí, còn lại đều liên quan đến thiết chế chính trị Việt
Nam từ khởi nguồn đến trước khi triều Nguyễn thành lập. Đây là một công trình
khảo cứu công phu, cung cấp khối lượng thông tin vô cùng phong phú và được
sắp xếp một cách khoa học, hệ thống. Tác phẩm Sử học bị khảo được Đặng Xuân
Bảng biên soạn vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh Thiên văn khảo (quyển 1)
và Địa lý khảo (quyển 2, 3), phần cuối của công trình - Quan chế khảo (quyển 4) -
là phần khảo cứu của tác giả về sự thay đổi quan chế các triều, từ thời Hùng
Vương đến thời Nguyễn. Nội dung tác phẩm được trình bày một cách ngắn gọn
nhưng súc tích, chứa đựng nhiều thông tin có giá trị.
Tuy nhiên, không thể coi đó là những công trình nghiên cứu theo cách hiểu
hiện nay. Đó là những sách khảo cứu, chủ yếu mang giá trị tư liệu, mà có lẽ,
không một ai khi nghiên cứu các vấn đề này có thể bỏ qua
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch Văn hóa, Xã hội 0
D ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch việt nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Biến đổi của chất màu qua các điều kiện xử lý Khoa học Tự nhiên 0
D Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến đổi địa hình và phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng Khoa học Tự nhiên 1
D Tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh trung học phổ thông ở nông thôn hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Biến đổi sinh hóa của glucid trong chế biến và bảo quản thực phẩm Khoa học Tự nhiên 0
N Nghiên cứu kỹ thuật phát hiện ảnh giấu tin trên miền biến đổi của ảnh Luận văn Kinh tế 2
L Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thuỷ sản Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
D Khảo sát ảnh hưởng của giai đoạn tê cứng đến sự biến đổi chất lượng của sản phẩm cá tra Filleet cấp Khoa học Tự nhiên 0
S Khảo sát tính chất hóa lý của cá sặc rằn và sự biến đổi của nó trong quá trình ướp muối Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top