Link tải miễn phí Luận văn: Thi Hương thời Nguyễn (Qua các trường thi Hương Hà Nội, Nam Định và Hà Nam) : Luận án TS. Lịch sử: 62 22 54 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2014
Chủ đề: Lịch sử Việt Nam
Nhà Nguyễn
Thi Hương
Miêu tả: 333 tr. + CD-ROM
Luận án TS. Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
Trang
Danh mục Bảng
Danh mục Bản đồ - Sơ đồ
Danh mục Biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, giới hạn và phạm vi nghiên cứu 12
4. Nguồn tài liệu 14
5. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận 16
6. Đóng góp của Luận án 18
Chương 1. THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN: MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUAN 20
1.1. Trường thi 20
1.1.1. Số lượng các trường 20
1.1.2. Thời gian tổ chức thi 21
1.1.3. Quy mô, cấu trúc trường thi 22
1.1.4. Việc cung cấp vật dụng cho trường thi 25
1.2. Nội dung thi 27
1.2.1. Kiến thức thi Hương 27
1.2.2. Nội dung thi Hương và những thay đổi qua các thời kỳ 30
1.3. Quan trường 34
1.3.1. Thành phần, số lượng và nhiệm vụ 34
1.3.2. Quy trình làm việc 37
1.4. Sĩ tử 42
1.4.1. Trước khi thi 42
1.4.2. Trong khi thi 45
1.4.3. Học vị, ân điển đối với người thi đỗ 47
Tiểu kết chương 1 50
Chương 2. TRƯỜNG THI HƯƠNG THĂNG LONG – HÀ NỘI 52
2.1. Lịch sử hình thành và biến đổi 52
2.1.1. Lịch sử hình thành 52
2.1.2. Vị trí, quy mô, cấu trúc 532.1.3. Những biến đổi của trường thi Hương Hà Nội từ nửa cuối thế kỷ XIX 57
2.1.4. Thời gian tổ chức thi 63
2.2. Nội dung thi Hương truyền thống 64
2.2.1. Kỳ đệ nhất 65
2.2.2. Kỳ đệ nhị 68
2.2.3. Kỳ đệ tam 69
2.2.4. Kỳ đệ tứ 70
2.3. Quan trường 72
2.3.1. Thành phần, số lượng 72
2.3.2. Giải ngạch chấm thi 77
2.3.3. Sai phạm của quan trường 78
2.4. Cử nhân 81
2.4.1. Số lượng 81
2.4.2. Quê quán 83
2.4.3. Bổ nhiệm quan chức 85
Tiểu kết chương 2 87
Chương 3. TRƯỜNG THI HƯƠNG NAM ĐỊNH VÀ HÀ NAM 89
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 89
3.1.1. Lịch sử hình thành 89
3.1.2. Vị trí, quy mô, cấu trúc 92
3.2. Những biến đổi trong nội dung thi Hương truyền thống 100
3.2.1. Nhu cầu sử dụng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ nửa sau thế kỷ XIX 100
3.2.2. Nội dung các môn thi bổ sung 103
3.3. Quan trường 107
3.3.1. Thành phần, số lượng 107
3.3.2. Công việc của quan trường 112
3.3.3. Sai phạm của quan trường 117
3.4. Cử nhân 120
3.4.1. Số lượng 120
3.4.2. Độ tuổi 122
3.4.3. Quê quán 125
3.4.4. Bổ nhiệm quan chức 128
Tiểu kết chương 3 130
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiChương 4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN 132
4.1. Các trường thi Hương – Tiếp cận so sánh 132
4.1.1. Về lịch sử hình thành, thời gian hoạt động 132
4.1.2. Về vị trí, quy mô, cấu trúc 134
4.1.3. Về giải ngạch và số lượng đỗ 136
4.1.4. Về việc bổ dụng Tú tài, Cử nhân 141
4.2. Mối quan hệ giữa khoa cử và chính trị, văn hóa, xã hội nhìn từ
các trường thi Hương 146
4.2.1. Mối quan hệ giữa khoa cử và bộ máy chính quyền 146
4.2.2. Mối quan hệ giữa khoa cử và đời sống văn hóa, xã hội 150
4.3. Những tương đồng và khác biệt giữa trường thi Hương Việt
Nam và Trung Quốc 162
4.3.1. Về quy mô, cấu trúc trường thi 162
4.3.2. Về nội dung thi Hương 165
4.3.3. Về các nội dung liên quan đến sĩ tử và quan trường 167
Tiểu kết chương 4 171
KẾT LUẬN 173
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 180
TÀI LIỆU THAM KHẢO 181
PHỤ LỤC 210
1. Bảng 211
2. Bản đồ, Sơ đồ 248
3.Tư liệu 255
Tư liệu 1. Nội dung thi Hương truyền thống 256
Tư liệu 2. Quy định về kỳ thi bổ sung của trường thi Hương Nam Định 278
Tư liệu 3. Quan trường thi Hương 291
Tư liệu 4. Sĩ tử thi Hương 309
4. Ảnh 321DANH MỤC BẢNG
Bảng trong Nội dung Luận án
Bảng 1.1. Quy định thời gian tổ chức thi Hương của các trường
Bảng 1.2. Nội dung các kỳ thi Hương thời vua Duy Tân
Bảng 2.1. Ngày thi của trường Thăng Long - Hà Nội
Bảng 2.2. Số lượng quan trường trường Thăng Long - Hà Nội thời Gia Long và đầu
Minh Mệnh
Bảng 2.3. Số lượng quan trường trường Thăng Long - Hà Nội thời Minh Mệnh, Tự Đức
Bảng 2.4. Các quan Phân khảo, Phúc khảo, Sơ khảo trường Nam Định khoa thi năm 1848
Bảng 2.5. Quê quán Cử nhân trường Thăng Long - Hà Nội
Bảng 3.1. Số lượng quan trường trường Nam Định thời Gia Long và đầu Minh Mệnh
Bảng 3.2. Số lượng quan trường trường Nam Định thời Minh Mệnh và Tự Đức
Bảng 3.3. Số lượng quan trường trường Nam Định và Hà Nam năm 1880 và 1886
Bảng 3.4. Quê quán Cử nhân trường Sơn Nam, Nam Định từ khoa thi 1807 đến 1879
Bảng 3.5. Quê quán Cử nhân trường Hà Nam từ khoa thi 1884 đến 1915
Bảng 3.6. Bổ nhiệm Cử nhân trường Nam Định và Hà Nam
Bảng 4.1. Thời gian hoạt động của các trường thi Hương trong nước
Bảng 4.2. Số Cử nhân của các trường từ năm 1807 đến 1840
Bảng 4.3. Số Cử nhân của các trường từ năm 1841 đến 1918
Bảng 4.4. Số Cử nhân được bổ nhiệm làm quan theo vùng
Bảng 4.5. Số Cử nhân được bổ nhiệm làm quan trong tương quan cả nước
Bảng 4.6. Số lượng người dự thi, thi đỗ các kỳ của các trường thi Hương khoa thi năm
1858
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiBảng trong Phụ lục
Bảng 1. Cung ứng của triều đình đối với quan trường thi Hương
Bảng 2. Cung ứng của triều đình đối với các trường thi Hương
Bảng 3. Nội dung các kỳ thi Hương từ thời Gia Long đến Tự Đức
Bảng 4. Số lượng quan trường thời Gia Long và đầu Minh Mệnh
(từ 1807 đến nửa đầu năm 1825)
Bảng 5. Số lượng quan trường thời Minh Mệnh (từ nửa sau năm 1825 trở đi)
Bảng 6. Đề điệu, Giám thí, Giám khảo của trường Thăng Long, Bắc Thành
Bảng 7. Chánh, Phó chủ khảo của trường Bắc Thành, Hà Nội
Bảng 8. Chức vụ, Phẩm hàm của các Chánh, Phó chủ khảo trường Thăng Long - Hà Nội
Bảng 9. Giải ngạch của trường Hà Nội
Bảng 10. Số lượng dân đinh một số tỉnh miền Bắc năm 1847
Bảng 11. Số lượng Hương cống/Cử nhân trường Thăng Long - Hà Nội.
Bảng 12. Bổ nhiệm Hương cống/Cử nhân trường Thăng Long – Hà Nội
Bảng 13. Ngày tổ chức các kỳ thi ở trường Sơn Nam - Nam Định
Bảng 14. Đề điệu, Giám thí, Giám khảo của trường Sơn Nam (từ 1807 đến 1825)
Bảng 15. Chánh, Phó chủ khảo trường Nam Định (từ 1828 đến 1879)
Bảng 16. Chánh, Phó chủ khảo trường Hà Nam (từ 1888 đến 1915)
Bảng 17. Chức vụ, phẩm hàm Chánh, Phó chủ khảo trường Sơn Nam, Nam Định và Hà Nam
Bảng 18. Giải ngạch của trường Nam Định
Bảng 19. Số lượng dân đinh một số tỉnh miền Bắc năm 1847 (tiếp theo)
Bảng 20. Số lượng Hương cống/Cử nhân trường Sơn Nam - Nam Định và Hà Nam
Bảng 21. Quê quán Hương cống/Cử nhân trường Hà Nội (từ 1813 đến 1915)
Bảng 22. Quy mô các trường thi Hương thời Nguyễn
Bảng 23. Số lượng Hương cống/Cử nhân các trường thi Hương thời Nguyễn
Bảng 24. Số sĩ tử và Cử nhân của các trường khoa thi năm 1858
Bảng 25. Số Hương cống/Cử nhân các vùng Bắc – Trung – Nam thời Nguyễn
Bảng 26. Bổ nhiệm Hương cống/Cử nhân các trường thi Hương
Bảng 27. Các kỳ Ân khoa thi Hương thời Nguyễn
Bảng 28. Số lượng Hương cống/Cử nhân qua các kỳ Ân khoa thời NguyễnBảng 29. Số lượng Hương cống/Cử nhân các trường được bổ nhiệm làm quan
Bảng 30. Nội dung các kỳ thi Hương đầu thời Minh
Bảng 31. Nội dung các kỳ thi Hương thời Minh – Thanh (1757 – 1787)
Bảng 32. Nội dung các kỳ thi Hương cuối thời Thanh
(sau cải cách năm 1901 và bị xóa bỏ năm 1905)
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC BẢN ĐỒ - SƠ ĐỒ
Bản đồ, Sơ đồ trong Nội dung Luận án
Bản đồ 2.1. Vị trí trường thi Hương Hà Nội trong Bản đồ Hà Nội
Bản đồ 2.2. Bản đồ Hà Nội năm 1866 do Trần Huy Bá vẽ lại
Bản đồ 2.3. Hà Nội từ năm 1875 đến 1888
Bản đồ 3.1. Bản đồ Nam Định năm 1883
Bản đồ 3.2. Bản đồ Nam Định 1883 chồng xếp trên bản đồ thành phố Nam Định hiện nay
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ Trường thi Hà Nội năm 1875
Sơ đồ 3.1. Trường thi Hương Nam Định
Sơ đồ trong Phụ lục Luận án
Sơ đồ 1. Vị trí trường thi Hương Hà Nội
Sơ đồ 2. Cấu trúc trường thi Hương Nam Định (bản vẽ của Orband)
Sơ đồ 3. Cấu trúc trường thi Hương Nam Định (bản vẽ của Trần Văn Giáp)
Sơ đồ 4. Cấu trúc trường thi Hương ở Huế năm 1915DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các chức quan giữ vị trí Chánh, Phó Chủ khảo trường Thăng
Long – Hà Nội
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ đỗ Tiến sĩ của Cử nhân trường Thăng Long - Hà Nội
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ đỗ Tiến sĩ các hạng của Cử nhân trường Thăng Long – Hà Nội
Biểu đồ 2.4. Phẩm hàm của Cử nhân trường Thăng Long – Hà Nội khi được bổ
nhiệm chức quan
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các chức quan giữ vị trí Chánh, Phó Chủ khảo trường Nam Định
và Hà Nam.
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đỗ Tiến sĩ của Cử nhân trường Nam Định và Hà Nam
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đỗ các hạng Tiến sĩ của Cử nhân trường Nam Định và Hà Nam
Biểu đồ 3.4. Độ tuổi đỗ Cử nhân của trường Hà Nam
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đỗ Cử nhân của các huyện thuộc tỉnh Nam Định
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giáo dục và khoa cử Việt Nam thời trung đại là cách tuyển lựa
nhân sự, nhân tài cho bộ máy chính quyền và là “bước đường đầu tiên của sự nhập
thế hành đạo” của kẻ sĩ [295, tr.68]. Mặc dù có nhiều loại hình thi khác nhau,
trong khoa cử truyền thống, khoa thi chính yếu và quan trọng là khoa thi Tiến sĩ,
gồm 3 cấp thi Hương, thi Hội và thi Đình. Trong 3 cấp thi này, thi Hương là kỳ thi
đầu tiên, tổ chức ở địa phương, chọn ra những người có năng lực lên kinh đô vào
thi Hội, thi Đình. Mặc dù thi Hương là kỳ thi cơ bản, quan trọng nhưng dựa vào
tính chất và yêu cầu về độ khó tăng dần của các kỳ thi, đa phần các nhà nghiên
cứu về giáo dục khoa cử thời trung đại thường tập trung nghiên cứu những khía
cạnh khác nhau của thi Hội và thi Đình để từ đó tìm hiểu hình thức, nội dung tư
tưởng của Nho giáo cũng như các vấn đề có liên quan đến giáo dục Nho học.1 Vẫn
theo hướng tiếp cận này, trong giáo dục Nho học, các học giả, các nhà nghiên cứu
có xu hướng nghiêng về tìm hiểu về loại hình trường có chức năng, đào tạo
(trường học) như Quốc Tử Giám (Thăng Long, Huế); trường học các cấp phủ,
huyện, tổng ở địa phương… mà ít tìm hiểu các trường có nhiệm vụ tổ chức các kỳ
thi (trường thi Hương, thi Hội), một phần vì sự thiếu vắng của tư liệu và phần
khác là do loại hình trường thi này chiếm tỷ lệ không nhiều so với các trường có
chức năng dạy học.
Như vậy, có thể thấy, vẫn còn những khoảng trống trong nghiên cứu về giáo
dục Nho học ở Việt Nam, đặc biệt ở kỳ thi Hương. Trong nghiên cứu hiện nay, các
nghiên cứu về trường thi Hương mới dừng lại ở quy mô các các bài tạp chí chuyên
ngành, kỷ yếu hội thảo, hay một phần của cuốn sách, mà chưa có một công trình
nghiên cứu nào đi vào phân tích, lý giải một cách đầy đủ và hệ thống về quy mô, vị
trí, cấu trúc, chức năng của trường thi Hương cũng như những vấn đề có liên quan
để có cái nhìn toàn diện về kỳ thi đầu tiên trong kỳ thi Tiến sĩ.
1.2. Có những lý do nhất định để chọn thi Hương thời Nguyễn làm đối tượng
nghiên cứu. Thi Hương ở Việt Nam bắt đầu từ thời Trần, nhưng dưới thời Trần và
thời Lê, cơ bản các tài liệu ghi chép về thi Hương còn lại không nhiều, nếu có thường
ở dạng gia phả, hương ước, văn bia… nằm rải rác tại các địa phương nên việc tiếp
cận nghiên cứu khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, triều
1 Có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 – 1919) do Ngô Đức Thọ
chủ biên năm 2006, Tiến sĩ Nho học Thăng Long – Hà Nội (1075 – 1919) của Bùi Xuân Đính năm 2003,
Bước đầu tìm hiểu văn sách Đình đối thời Nguyễn - luận văn Thạc sỹ khoa học Ngữ văn của Đinh Thanh
Hiếu năm 2003, Khoa thi Tiến sĩ cuối cùng trong lịch sử khoa cử Việt Nam (Kỷ Mùi, Khải Định năm thứ tư,
1919) của Phạm Văn Khoái năm 2010, Văn sách thi Đình Thăng Long – Hà Nội trong tủ sách 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội năm 2010, Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị Tiến sĩ
(1075 – 1919) của Lê Thị Thanh Hòa năm 2011…2
Nguyễn là triều đại còn lưu lại khá đầy đủ các tư liệu liên quan đến thi Hương, trong
đó phải kể đến bộ Quốc triều Hương khoa lục của Cao Xuân Dục ghi chép họ tên,
quê quán, độ tuổi thi đỗ… của hơn 5000 Hương cống/Cử nhân thời Nguyễn.
Hơn nữa, là vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, triều
Nguyễn nằm trong giai đoạn lịch sử khá đặc thù so với các triều đại trước đó. Đây
là triều đại lần đầu tiên lãnh thổ Việt Nam có diện tích lớn nhất, trải dài từ ải Nam
Quan tới mũi Cà Mau, với sự đa dạng văn hóa, kinh tế, xã hội của nhiều tộc người,
vùng miền... Nếu như ở những thế kỷ trước, Đại Việt về cơ bản chỉ tiếp xúc và giao
lưu văn hóa với hai nền văn minh lớn của châu Á là Trung Hoa và Ấn Độ, thế kỷ
XIX, triều Nguyễn còn đặt trong bối cảnh tiếp nhận thêm sự tiếp xúc và giao lưu
văn hóa, văn minh phương Tây. Do vậy nghiên cứu hoạt động khoa cử của thời kỳ
này cung cấp cái nhìn về thực chất của giáo dục Nho học đặt trong mối quan hệ của
nó với yêu cầu thực tại của xã hội Việt Nam thế kỷ XIX cũng như góp phần tìm
hiểu cơ chế, tâm thức của người Việt trong “guồng máy” học tập và thi cử vốn đã
tồn tại trước đó hàng trăm năm.
Trong thi Hương thời Nguyễn, luận án chọn nghiên cứu trường thi Hương
Hà Nội, Nam Định (sau sáp nhập thành trường Hà Nam) cho phép tìm hiểu hoạt
động thi Hương thời Nguyễn trong một chỉnh thể thống nhất về thời gian (từ khoa
thi năm 1807 đến năm 1915) cũng như không gian (nằm gọn ở miền Bắc) để có cái
nhìn đầy đủ, rõ ràng hơn.
1.3. Nghiên cứu giáo dục khoa cử thời Nguyễn, ngoài việc tìm hiểu sự phát
triển nội tại của nền giáo dục Nho học Việt Nam, còn góp phần tìm hiểu ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa tại Việt Nam bởi Việt Nam có nhiều đặc điểm văn hóa
tương đồng với các nước Đông Á, cùng chịu ảnh hưởng văn minh Trung Hoa. Đặt
trong bối cảnh, Hàn Quốc chấm dứt nền giáo dục Hán học theo mô hình Trung
Quốc vào năm 1894 và bản thân Trung Quốc – nơi khởi nguồn của nền giáo dục
Hán học - kết thúc vào năm 1905 thì Việt Nam là nước cuối cùng trong 3 nước
Đông Á, chấm dứt khoa cử muộn nhất vào năm 1919. Vì vậy, chọn giáo dục và
khoa cử của triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam làm đối tượng
nghiên cứu ít nhiều góp phần làm rõ diện mạo bức tranh giáo dục khoa cử của các
nước chịu ảnh hưởng mô hình giáo dục Hán học của Trung Hoa.
2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục và khoa cử giai đoạn trung đại là một trong những đề tài thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Triều Nguyễn – triều đại
cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, chứng kiến sự chấm dứt hoàn
toàn của nền giáo dục Hán học, bước sang nền giáo dục cận đại theo mô hình
phương Tây nên vấn đề giáo dục thời Nguyễn càng được đặc biệt quan tâm nghiên
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
cứu. Nhìn tổng quan, có thể chia các công trình nghiên cứu, bài viết về thời Nguyễn
và giáo dục thời Nguyễn thành mấy nhóm sau:
2.1.Các tài liệu thời Nguyễn và trước đó:
Trước thời Nguyễn, các quy định, chính sách liên quan đến giáo dục Nho
học của các triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Lê trung hưng được ghi chép trong nhiều tư
liệu lịch sử như: Việt sử lược 越 史 略, Việt sử tiết yếu 越 史 節 要, Đại Việt sử
ký toàn thư 大 越 史 記 全 書, Đại Việt sử ký tục biên 大 越 史 記 續 編, Đại
Việt sử ký tiền biên 大 越 史 記 前 編… Trong các sách này, hoạt động gắn liền
với giáo dục được nhắc đến nhiều nhất là thi Hội, thi Đình rồi mới đến thi Hương.
Ngoài các sách nói trên, có thể kể đến những ghi chép, nghiên cứu về giáo
dục của Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục 見 聞 小 錄, Đại Việt thông sử 大 越
通 史, Vân đài loại ngữ 蕓 薹 類 語; của Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút 雨
中 隨 筆… Những tư liệu này giúp người nghiên cứu có hiểu biết, hình dung rõ
ràng về thi Hương trước thời Nguyễn. Quyển “Thể lệ thượng” trong Kiến văn tiểu
lục cung cấp những thông tin có giá trị về khoa cử bên cạnh một số vấn đề khác như
lễ nghi, phong tục, quan chức, bổng lộc, chế độ tuyển dụng… của Đại Việt dưới
thời Lý, Trần và Lê sơ [84, tr.7]. Ngoài ra, trong phần “Khoa mục chí” của cuốn
Lịch triều hiến chương loại chí 歷 朝 憲 章 類 誌, Phan Huy Chú dành hẳn
quyển XXVII để nói về thể lệ thi Hương thời Lê trung hưng. Nhìn chung, do tính
chất là kỳ thi đầu tiên, dễ hơn so với thi Hội và thi Đình nên tư liệu về thi Hương
thời Lê và trước thời Lê không nhiều và khá rải rác.
Thời Nguyễn, việc tìm hiểu, nghiên cứu về giáo dục có thể tìm thấy trong
các bộ chính sử do Quốc Sử quán và Nội các triều Nguyễn biên soạn như: Khâm
định Việt sử thông giám cương mục 欽 定 越 史 通 鑒 綱 目, Đại Nam thực lục
大 南 寔 錄, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ 欽 定 大 南 會 典 事 例,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên 欽 定 大 南 會 典 事 例 續 編... ,
Minh Mệnh chính yếu 明 命 正 要, Đồng Khánh Khải Định chính yếu 同 慶 啟
定 正 要... Các tài liệu này giúp tìm hiểu các quy định của nhà Nguyễn đối với
giáo dục khoa cử như: các quy định liên quan đến kỳ thi Hương và các trường thi
Hương; chiếu, dụ, sắc chỉ của các vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức
về các hoạt động giáo dục, khoa cử liên quan đến sĩ tử và quan trường, cách thức tổ
chức thi, chấm bài… Ngoài ra, các tài liệu liên quan đến giáo dục thời Nguyễn còn
được nhắc đến trong Đại Nam nhất thống chí 大 南 一 統 誌, Quốc triều Hương
khoa lục 國 朝 鄉 科 錄, Quốc triều khoa bảng lục 國 朝 科 榜 錄… mà chúng
tui sẽ phân tích kỹ hơn ở phần nguồn tư liệu của Luận án.
2.2. Các công trình nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX đến nay
Liên quan đến các sách, các công trình nghiên cứu và các bài viết chuyên
khảo được xuất bản từ đầu thế kỷ XX đến nay có thể chia làm hai nhóm: các công4
trình liên quan đến giáo dục thời Nguyễn nói chung và các công trình liên quan đến
thi Hương, các trường thi Hương thời Nguyễn.
2.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục thời Nguyễn
Ngoài các tài liệu chính sử đã trình bày ở trên, trong khoảng 50 năm đầu của
thế kỷ XX xuất hiện một số công trình nghiên cứu về giáo dục khoa cử Việt Nam
thời cổ trung đại của các học giả Việt Nam. Đặc điểm chung của giai đoạn này là
tác giả của các công trình nghiên cứu ngoài vốn kiến thức Tây học còn là những nhà
Hán học uyên bác. Phần lớn các bài viết trong giai đoạn này được công bố trên các
tạp chí Nam Phong, Thanh Nghị, Tri Tân… Năm 1919, Dương Bá Trạc giới thiệu
những nét đại cương về giáo dục khoa cử thời phong kiến qua bài “Khảo cứu về sự
thi ta” trên tạp chí Nam Phong [119]; năm 1942, Nguyễn Văn Tố giới thiệu bài viết
“Quyển thi văn bình chú” trên tạp chí Tri Tân [272, 273]; Nguyễn Tường Phượng
với bài “Khoa thi Hương năm Tân Mão (1891)” trên tạp chí Tri Tân năm 1943
[203, 204] … Trong khoảng thời gian này, đáng kể nhất là cuốn Lược khảo về khoa
cử Việt Nam (từ khởi thủy đến Mậu Ngọ 1918) của Trần Văn Giáp xuất bản năm
1941 [88]. Mặc dù không phân tích sâu nhưng cuốn sách của Trần Văn Giáp đã giới
thiệu những nét đại cương nhất về giáo dục và khoa cử Hán học từ khi hình thành
đến lúc kết thúc. Có thể nói, những loạt bài và công trình công bố vào nửa đầu thế
kỷ XX đã thành công bước đầu trong việc giới thiệu, giúp người đọc có những hình
dung nhất định về giáo dục và khoa cử Việt Nam truyền thống.
Những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu đề cập đến giáo
dục và khoa cử Việt Nam thời phong kiến nói chung và nhà Nguyễn nói riêng ngày
một nhiều, như: Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945 của Vũ Ngọc
Khánh (năm 1985) [133]; Giáo dục Việt Nam thời cận đại của Phan Trọng Báu (năm
1994) [14]; Nho học ở Việt Nam – Giáo dục và thi cử của Nguyễn Thế Long (năm
1995) [163]; Khoa cử và giáo dục Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng (năm 1998, sau đó
tái bản nhiều lần) [252]; Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời
phong kiến của Nguyễn Tiến Cường (năm 1998) [54]… Điểm chung của những cuốn
sách này là giới thiệu về khoa cử Việt Nam qua nhiều thời kỳ lịch sử. Các sách được
biên soạn theo trật tự thời gian với các nội dung cơ bản như: sách học trong nhà
trường, quan điểm triết học của Nho giáo, hệ thống trường học ở trung ương và địa
phương, cách thức tổ chức thi cử, ân điển và những đãi ngộ đối với người đỗ đạt... Vì
diện vấn đề và thời gian trình bày trải rộng nên những cuốn sách này chỉ trình bày
những nội dung khái lược, ít đi sâu phân tích từng khía cạnh cụ thể, các nhận xét đều
mang tính khái quát. Trong đó, nội dung giáo dục thời Nguyễn chỉ chiếm dung lượng
nhất định so với những vấn đề giáo dục khác mà các sách đề cập.
Ngoài các sách bàn về giáo dục, thập niên 90 của thế kỷ XX và một số năm
đầu thế kỷ XXI, xuất hiện ngày một nhiều những công trình chuyên sâu về triều
Nguyễn trong đó có đề cập đến giáo dục trong xu hướng nhìn nhận, đánh giá lại
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
triều Nguyễn với tinh thần khoa học khách quan hơn, như: Triều Nguyễn – Những
vấn đề lịch sử, tư tưởng và văn học (năm 1994); Những vấn đề văn hóa xã hội thời
Nguyễn (năm 1992, 1995) [296, 297]; Những vấn đề lịch sử và văn chương triều
Nguyễn (năm 1997) [68]; Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam
(năm 2002) [188]; Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn (năm 2002)
[284]; Lịch sử nhà Nguyễn – Một cách tiếp cận mới (năm 2005) [157]; Những vấn
đề lịch sử triều Nguyễn (năm 2007) [189]… Các cuốn sách trên được xuất bản trên
tinh thần nền sử học nước nhà vốn “quan tâm nhiều và chủ yếu đến một lịch sử giữ
nước mà chưa thật quan tâm đúng mức đến một lịch sử dựng nước, trong đó có lịch
sử trị nước (quản lý đất nước) gắn liền với vai trò và đóng góp của các triều đại
phong kiến Việt Nam” [189, tr.5]. Đặt trong quan điểm đó, sự nhìn nhận lại nhà
Nguyễn chính là sự nhìn nhận lại toàn bộ thế kỷ cận kề với thế kỷ XX – thế kỷ
“giống như cái bản lề, là cầu nối giữa xã hội truyền thống và hiện đại trong những
điều kiện thử thách ác liệt của sự áp đặt chế độ thực dân đến từ bên ngoài” [189,
tr.5]. Vì vậy, nội dung của các cuốn sách trên bàn đến nhiều vấn đề chính trị, bang
giao, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo của nhà Nguyễn, trong đó có giáo dục. Trong
những nghiên cứu về triều Nguyễn, từ sau năm 2000, đáng lưu ý là hội thảo khoa
học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỷ XVI đến
thế kỷ XIX) do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Thanh Hóa đồng tổ
chức năm 2008 với tinh thần tiếp cận lịch sử một cách ngày càng khách quan hơn1,
có nhiều đóng góp, nhận thức mới trong nghiên cứu về triều Nguyễn, trong đó có 4
báo cáo đề cập đến vấn đề giáo dục.
Vào thập niên đầu của thế kỷ XXI, ngoài những công trình bàn chung về
nhà Nguyễn và vương triều Nguyễn, những công trình, những nghiên cứu về Nho
giáo và Nho học ở Việt Nam nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của giới nghiên
cứu trong và ngoài nước, xuất hiện nhiều hơn các nhà nghiên cứu trẻ. Điểm mới
của các công trình này là nghiên cứu Nho giáo, Nho học được tiến hành theo
nhiều cách tiếp cận khác nhau như nghiên cứu liên ngành, nghiên cứu lịch sử xã
hội, xã hội học lịch sử…
Năm 2006 và năm 2009, Viện Harvard – Yenching (Hoa Kỳ) và Viện nghiên
cứu Hán Nôm tổ chức hai cuộc hội thảo quốc tế bàn những vấn đề liên quan đến
Nho giáo ở Việt Nam. Trong cuộc hội thảo thứ 2 (năm 2009) với tiêu đề Nghiên
cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam từ hướng tiếp cận liên ngành, các nhà nghiên cứu đi
sâu thảo luận những vấn đề liên quan đến tiến trình lịch sử của Nho giáo ở Việt
Nam, quá trình lưu hành và tiếp cận kinh điển Nho gia ở Việt Nam, cách tiếp cận
liên ngành trong nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam và những vấn đề của Nho giáo
trong thời đại ngày nay. Trong cuộc hội thảo này, liên quan đến giáo dục Nho học
thời Nguyễn có bài của Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Thị Oanh và Phùng Minh Hiếu.
1 Chữ dùng của GS. Phan Huy Lê trong Báo cáo đề dẫn của Hội thảo.6
Trong bài viết với với tiêu đề “The Effort to Update Confucian Principles of
Government under Tự Đức’s Reign” (Những cố gắng cập nhật hóa các nguyên tắc
chính trị Khổng giáo dưới triều Tự Đức) [336], Nguyễn Thế Anh cho rằng các nhà
cầm quyền dưới triều Tự Đức đã rập khuôn hệ thống cai trị của nhà nước theo mẫu
Trung Hoa với niềm tin “hệ thống này chứa đựng những cách kinh nghiệm
phổ cập, chứ không phải chỉ là để áp dụng riêng cho Trung Quốc” [336, tr.58] và
nhà Nguyễn đã sử dụng chúng để chống chọi với sự bành trướng của văn minh
phương Tây. Đó cũng là một trong những lý do vì sao nhà Nguyễn tiếp tục duy trì
nền giáo dục Hán học truyền thống ở mức lâu nhất có thể. Trong bài “Tìm hiểu về
Nho giáo dưới triều vua Gia Long (Qua Đại Nam thực lục và Quốc sử di biên)”
[198], Nguyễn Thị Oanh đã chỉ ra vai trò, chủ trương và các biện pháp của vua Gia
Long trong đầu thế kỷ XIX nhằm từng bước quy phục lòng dân, bảo vệ sự an toàn
bền vững của vương triều. Đặc biệt vua Gia Long từ sớm đã chăm lo phát triển giáo
dục, tạo tiền đề cho sự phát triển của giáo dục Nho học dưới thời Nguyễn. Đáng chú
ý là bài viết “Xu hướng tái định chế khoa cử Nho học đầu thời Nguyễn (nhìn từ
những điển lệ trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ) của tác giả trẻ Phùng Minh
Hiếu [104]. Trong nghiên cứu của mình, Phùng Minh Hiếu cho rằng nhà Nguyễn có
nhiều nỗ lực trong việc “tái thiết chế khoa cử đầu thời Nguyễn” [104, tr.121] khiến
cho nền giáo dục này có diện mạo tương đối hoàn bị, và “trong chừng mực nhất
định nó đã đáp ứng được mục tiêu hay những mong muốn của nhà cầm quyền
phong kiến khi thực thi tái thiết khoa cử” [104, tr.107-108].
Cùng năm 2009, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo Kinh điển Nho gia tại Việt Nam bàn về những
vấn đề Nho học Việt Nam; hệ thống sách Đại toàn, Tiết yếu và việc tiếp nhận chúng
tại Việt Nam; những bình giải của các nhà Nho Việt Nam về kinh điển Nho gia.
Trong hội thảo có nhiều bài tham luận liên quan đến hệ thống sách vở của giáo dục
Nho học như: “Diên cách Chu Tử học tại Việt Nam: từ Tứ thư chương cú tập chú
đến Tứ thư ước giải” của Nguyễn Tuấn Cường, “Phương Đình tùy bút lục và thực
chất thái độ của Nguyễn Văn Siêu đối với cách chú giải kinh điển Nho gia của Chu
Hy” của Phạm Văn Ánh, “Tác phẩm Lễ kinh chủ Nhân và những luận giải đặc sắc
về Lễ của Lê Văn Ngữ” của Lê Phương Duy…
Bước sang thế kỷ XXI, các công trình nghiên cứu như sách, bài viết chuyên
sâu về giáo dục thời Nguyễn tiếp tục được quan tâm nghiên cứu và xuất bản.
Trong số các công trình liên quan đến những vấn đề giáo dục khoa cử truyền
thống xuất bản sau năm 2000, công trình có nhiều điểm mới trong cách tiếp cận
nghiên cứu – theo hướng xã hội học lịch sử - là cuốn Quan và Lại ở miền Bắc Việt
Nam – Một bộ máy hành chính trước thử thách (1820 – 1918) của Emmanuel
Poisson (năm 2006) [207]. Mặc dù không trực tiếp bàn về giáo dục khoa cử thời
Nguyễn nhưng Poisson đã chọn kết quả của hoạt động khoa cử theo như cách gọi
Mặt khác, liên quan đến lỗi thiếu sót và bỏ sót trầm trọng, bộ luật An Nam đã
không tính đến những gian lận hiện đang phổ biến hay không trừng phạt những lỗi này
đến nơi đến chốn.
Theo tôi, việc ban hành theo một nghị định của Thống sứ để đưa vào thực thi luật
ngày 23 tháng Mười hai năm 1901 bổ sung cho luật bản xứ sẽ khắc phục tình trạng này.
Văn bản này quy định tại các điều 2 và 3 các nhóm tội gian lận trong thi cử:
1, Đã cung cấp hay truyền đạt nội dung đề thi cho một trong những thành phần liên
quan
2, Đã sử dụng những văn bằng, chứng thực giả (bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh)
3, Đã thay người (tự mình hay để người khác làm việc này) cho thí sinh dự thi
thực
(Những kẻ đồng loã cũng bị xem như là kẻ thực thi)
Tất cả những kẻ vi phạm sẽ bị phạt từ 3 tháng đến 1 năm tù và phải trả thêm một
khoản tiền phạt từ 100 đến 1.000 franc.
Luật pháp bản xứ đã xác định sự khác biệt khá rõ ở ba điểm:
1, Cung cấp thông tin về đề thi
Nghị định thứ nhất bổ sung cho điều 51 quy định hình phạt cho mọi hình thức vi
phạm giữa giám khảo và thí sinh (các bài thi cấp địa phương hay quốc gia). Ngược lại, luật
1901 chỉ áp dụng cho những kẻ trung gian và đồng loã cho dù họ là viên chức hay thành
viên của hội đồng thi hay không và chỉ áp dụng cho tội cung cấp thông tin về đề thi.
Luật pháp An Nam xếp những vi phạm này vào nhóm tội tử hình.
Mức phạt hà khắc này đã khiến cho điều khoản này trở thành vô dụng. Do đó cần
phải xoá bỏ điều khoản này khi mà quy định luật pháp về tội tham nhũng của các viên chức
mặt khác lại đã đầy đủ và hoàn toàn có thể đi đến chỗ dẹp tan những vi phạm kiểu này, vốn
không nằm trong việc áp dụng điều 2 của luật năm 1901. tui xin trích lại điều 345 về
“những khuyến khích vi phạm công vụ” cũng như nghị định bổ sung thứ hai của (điều 51)
in fine. Những quan nhận tiền trong dịp này sẽ bị trừng phạt theo lỗi vi phạm các quy định.
Văn bản mới hoàn toàn không mất đi ích lợi của nó bởi vì việc đưa ra bằng chứng
về việc đưa tiền là rất khó, đặc biệt là trong trường hợp người An Nam. Mặt khác, việc đã
có hành động hỗ trợ thông qua việc cung cấp thông tin đem lại may mắn cho một thí sinh
mà ở đây lại không đi kèm những lợi lộc tiền bạc cũng là một hành động đặc biệt đáng bị
trừng phạt. Những sự vi phạm loại này thường không diễn ra dưới hình thức trao đổi tiền
bạc mà là một dạng gây ảnh hưởng bởi địa vị hay bởi chức vụ. Đây quả là một sự lạm dụng
niềm tin đối với Nhà nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top