cua_zop

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế
giới về kinh tế cũng như tiềm lực quân sự. Để khẳng định vị thế cũng như sức
mạnh về kinh tế và quân sự tiềm tàng của mình, Mỹ đã tiến hành nhiều hoạt động
như can thiệp quân sự vào các quốc gia khác, chính điều này đã làm giảm uy tín
của Mỹ trên trường quốc tế. Đến những năm đầu của thế kỉ XXI, Mỹ lợi dụng vị
thế của người bị hại và dốc toàn lực vào cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố”,
điều này đã tạo nên một “khoảng trống quyền lực” ở khu vực Đông Nam Á. Tận
dụng thời cơ chưa từng có trong lịch sử, Trung Quốc đã tích cực gia tăng ảnh
hưởng tới khu vực này với mục tiêu biến Đông Nam Á trở thành “sân sau” của
mình. Trong đó, Myanmar là một điển hình cho sự gia tăng ảnh hưởng kiểm soát
khu vực của Trung Quốc.
Trong khi đó, từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Myanmar dưới quyền
lãnh đạo của Chính phủ Quân sự, quốc gia này bị Mỹ và phương Tây thực hiện
các biện pháp cấm vận. Điều này đã tác động không nhỏ tới tình hình đối nội và
đối ngoại của Myanmar. Quốc gia này dường như có rất ít quan hệ với bên ngoài,
Trung Quốc trở thành đối tác chính, chủ yếu và quan trọng nhất của Myanmar
trong thời gian này.
Bên cạnh đó, với tư cách là một quốc gia có vị trí địa – chiến lược quan
trọng ở khu vực, Myanmar nằm kẹp giữa hai quốc gia lớn là Trung Quốc và Ấn
Độ. Vị trí địa – chiến lược của Myanmar càng được nâng cao khi Trung Quốc gia
tăng mở rộng phạm vi không gian ảnh hưởng, Ấn Độ thực hiện chính sách
“hướng Đông” và chính sách “xoay trục sang châu Á” của Mỹ. Và, nhất là khi
Myanmar tuyên bố thực hiện cải cách dân chủ từ đầu năm 2011 đã khiến cho Mỹ
theo đó là các nước thuộc thế giới phương Tây điều chỉnh chính sách của mình
đối với Naypyidaw, dỡ bỏ dần các biện pháp cấm vận và gia tăng tiếp xúc. Từ
đó, Myanmar đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược “tái cân
bằng” của Mỹ ở Đông Nam Á. Chính vì vậy, quốc gia “chùa vàng” này trở
thành một trong những địa bàn quan trọng trong cạnh tranh chiến lược giữa
Washington và Bắc Kinh.
Đồng thời, sự thay đổi chiến lược và cách tiếp cận của Mỹ đối với
Myanmar một cách nhanh chóng nhằm phù hợp với những biến đổi trong tình
hình thực tế của Myanmar khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm
trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối
với Myanmar đã có tác động rất nhiều không chỉ đối với bản thân Myanmar mà
còn đối với khu vực, nhất là với ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, và nhiều chủ thể
khác, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là một nước nằm trong tiểu vùng sông Mê Công, cũng là một
thành viên của tổ chức ASEAN, có quan hệ chặt chẽ với Myanmar, việc nghiên
cứu tìm hiểu về Myanmar là rất cần thiết, đặc biệt là tìm hiểu về những chuyển
biến trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.
Để từ đó ta rút ra được kinh nghiệm trong việc ứng xử đối với các nước trong khu
vực, các nước lớn, và đặc biệt là rút kinh nghiệm trong ứng xử đối với chiến lược
“xoay trục” của Mỹ. Tuy nhiên, những nghiên cứu về chiến lược của Mỹ tới từng
quốc gia cụ thể ở Đông Nam Á nói chung và nhất là với Myanmar và những tác
động nói riêng còn tương đối khiên tốn, nhất là những nghiên cứu mang tính hệ
thống về sự chuyển biến chính sách này và những tác động của nó tới cục diện địa
– chính trị khu vực.
Xuất phát từ giá trị thực tiễn và giá trị khoa học nêu trên chúng tui quyết
định chọn vấn đề ―Những chuyển biến trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar
từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2013‖ làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Về mặt tổng quan, đối tượng nghiên cứu của luận văn là những chuyển biến
trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar từ sau Chiến tranh Lạnh cho đến năm 2013.
- Cụ thể luận văn tập trung vào những yếu tố sau:
+ Những yếu tố chính tác động đến những chuyển biến các chính sách của
Mỹ đối với Myanmar;
+ Những nội dung cụ thể trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar qua
các giai đoạn từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay;
+ Những tác động được tạo ra từ những chính sách của Mỹ đối với
Myanmar trong các giai đoạn.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những biến chuyển
trong những chính sách mà Mỹ thực hiện ở Myanmar từ sau Chiến tranh Lạnh
đến năm 2013, những biểu hiện cụ thể và những tác động của những chính sách
ấy mang lại cho cả Mỹ và Myanmar.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Luận văn cũng tập trung đi sâu nghiên cứu, sau cuộc biểu tình đảo chính
năm 1988 và chính phủ quân sự lên nắm quyền, không công nhận kết quả bầu cử
năm 1990 thì chính quyền Mỹ đã ra lệnh cấm vận tất cả các công ty của Mỹ
không được nhập hay xuất bất cứ mặt hàng nào sang Myanmar và ngược lại. Tuy
nhiên trong những năm gần đây đặc biệt là khi Myanmar bắt đầu thực hiện cải
cách từ năm 2011 thì Mỹ lại nới lỏng và thay đổi trong chính sách với Myanmar,
điều này đem lại những lợi ích chiến lược đối với cả Mỹ và Myanmar, qua đó
thấy được những tác động đối với Mỹ, Myanmar và các nước khác trong khu vực
đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ luận văn
3.1 Mục tiêu
- Đánh giá lợi ích chiến lược của Mỹ và Myanmar khi Mỹ thay đổi những
chính sách của mình đối với Myanmar.
- Đi sâu, làm rõ và phân tích những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối
với Myanmar từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2013, đặc biệt là sự thay đổi có
tính chất bước ngoặt sau khi Myanmar tiến hành cải cách dân chủ năm 2011.
- Luận văn đi sâu đánh giá tác động của sự thay đổi chính sách ấy đối với
Myanmar, Mỹ và các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc, v.v.
- Luận văn cung cấp tư liệu có tính hệ thống đối với công tác giảng dạy,
học tập và nghiên cứu về quan hệ quốc tế - khu vực.
3.2 Nhiệm vụ
- Luận văn đi sâu phân tích những yếu tố quốc tế, khu vực cũng như hai
nước Mỹ và Myanmar có ảnh hưởng đến việc Mỹ điều chỉnh chính sách đối với
Myanmar, nhất là đi sâu tìm hiểu về những lợi ích chiến lược mà cả hai nước là
Mỹ và Myanmar có được như thế nào, đặc biệt là lợi ích chiến lược của Mỹ khi
Mỹ quyết định thay đổi chính sách đối với Myanmar.

- Luận văn đi sâu nghiên cứu chính sách toàn cầu hóa và khu vực hóa của
Mỹ, sau chiến tranh lạnh Mỹ không còn là một siêu cường trên thế giới nữa. Mỹ
đã bị “sa lầy” trong Chiến tranh vùng vịnh, cuộc chiến chống khủng bố ở Trung
Đông, châu Phi, nên những khu vực vốn trước đây thuộc ảnh hưởng truyền thống
của Mỹ có “nguy cơ bị mất đi” bởi một “đối thủ” là Trung Quốc, khu vực Đông
Nam Á cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, vì vậy Mỹ đã thay đổi những
chính sách của mình đối với Myanmar, qua đây chứng tỏ Myanmar có vị trí rất
lớn trong chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ.
- Tiếp đến, luận văn đi sâu nghiên cứu đánh giá về những chính sách mà
Mỹ đã thực hiện ở Myanmar từ sau chiến tranh lạnh đến 2013 trên các lĩnh vực
cụ thể: ngoại giao – quân sự, an ninh – quốc phòng, kinh tế thương mại và đầu
tư, và các lĩnh vực khác… Qua đó thấy được tác động của sự chuyển biến đó đối
với Myanmar, Mỹ và các nước trong khu vực.
4. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về Myanmar đã giành được sự quan tâm của các học giả trong
và ngoài nước.
Những nghiên cứu trong nước:
Trong những năm gần đây, vấn đề Myanmar được rất nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu, có thể kể đến một số công trình của những nhà khoa học thuộc
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á – Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam. Chẳng hạn
như, Nguyễn Duy Dũng, Đánh giá nhanh tình hình Myanmar năm 2012 – Nhiệm
vụ cấp Bộ năm 2012, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Nguyễn Hồng Quang,
Myanmar với việc thực hiện hóa Cộng đồng ASEAN: Quan điểm, chính sách,
thuận lợi khó khăn – Nhiệm vụ cấp Bộ 2012, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
Những công trình trên đã đưa ra những đánh giá nhanh về tình hình Myanmar
trong những năm gần đây, tuy nhiên những công trình này lại chưa đưa ra được
những đánh giá sâu sắc về tình hình Myanmar cũng như chính sách đối ngoại của
Myanmar, chính sách đối ngoại của các nước lớn đối với Myanmar.
Bên cạnh đó, các học giả Việt Nam cũng liên tục có những nghiên cứu
mới cập nhật liên quan đến Myanmar trong giai đoạn hiện nay. Các tác giả như:
Vũ Quang Thiện (2005), Lịch sử Myanmar, NXb Khoa học Xã hội, trong cuốn
sách này tác giả đã cho độc giả biết được tình hình Myanmar kể từ khi lập quốc


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

huonglannb

New Member
Thank mad đã giúp em tl về Mỹ -ĐNA.
Em cần tl này nữa mà link cũng bị hư rồi.
giúp e với ạ. Thank rất nhiều ạ
NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI MYANMAR TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NĂM 2013
 

huonglannb

New Member
Mod ơi vẫn sửa link tài liệu này à. giúp em với ạ
Những chuyển biến trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2013
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở Đồng Bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 Lịch sử Việt Nam 0
H Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ từ 1884 đến 1945 Lịch sử Thế giới 0
H Những chuyển biến của kinh tế Việt Nam Cộng hòa dưới tác động của viện trợ Hoa Kỳ (1965-1975) Lịch sử Việt Nam 7
G "Làng" của Kim Lân thể hiện những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kh Văn học 0
S Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm Văn học 3
S Những chuyển biến tâm lý xã hội của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố Hà Nội và Hải Dương trong qu Tài liệu chưa phân loại 0
L Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 Tài liệu chưa phân loại 1
D Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới Tài liệu chưa phân loại 0
F Những diễn biến của hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong thời kì hội nhập Tài liệu chưa phân loại 0
B Luận án Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005 Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top