tctuvan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành kinh tế thu hút sự quan tâm của thực dân Pháp trong
quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Khi hoàn thành cuộc bình định ở nước
ta, thực dân Pháp đã chú trọng đến hai lĩnh vực là nông nghiệp và khai mỏ.
Sau Thế chiến I, đầu tư cho nông nghiệp được mở rộng và chiếm vị trí hàng
đầu trong cơ cấu đầu tư của giới thực dân. Quá trình khai thác của tư bản Pháp
đã thúc đẩy nông nghiệp thuộc địa có nhiều chuyển biến. Việc nghiên cứu vấn
đề nông nghiệp Việt Nam thời cận đại không những làm sáng tỏ các vấn đề lịch
sử Việt Nam cận đại nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc tìm hiểu về lịch sử
kinh tế Việt Nam nói riêng.
Tìm hiểu những chuyển biến mới về nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ thời
cận đại sẽ cho chúng ta những nhìn nhận, đánh giá khách quan về nông nghiệp
đồng bằng Bắc Bộ thời bấy giờ. Đồng thời chúng ta có những lý giải hợp lý về
các vấn đề chính trị - xã hội đương thời và góp phần nhìn nhận những bước
thăng trầm của nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử dân tộc.
Nghiên cứu vấn đề nông nghiệp thời thuộc địa góp phần bổ sung mảng
kiến thức, tư liệu về kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn này với các tỉnh Bắc
Bộ, việc làm đó càng cần thiết bởi nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng
nhất trong cơ cấu kinh tế khu vực. Đại bộ phận dân số ở nông thôn và chủ yếu
sống nhờ vào nông nghiệp. Trong điều kiện tư liệu về mảng này còn thiếu
thốn, công tác nghiên cứu còn chưa nhiều, việc bổ sung kiến thức về khu vực
càng thêm ý nghĩa. Từ đó, góp phần hiểu thêm tình hình kinh tế-xã hội Việt
Nam thời Pháp thuộc.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó tui đã mạnh dạn chọn vấn
đề:“Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ
từ năm 1883 đến năm 1945” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước năm 1945 và nhất là sau khi ngày hòa bình lập lại trên miền
bắc (1954) đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về tình hình nông
nghiệp Bắc Kỳ thời thuộc địa nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
Dưới thời thuộc địa, một số học giả, nhà quản lý kinh tế Pháp đã tiến
hành nghiên cứu thực trạng kinh tế nông nghiệp các tỉnh Bắc Kỳ từ những
góc độ và chuyên môn khác nhau từ những góc độ và chuyên môn khác nhau.
Nhiều công trình khảo cứu công phu của các học giả Pháp về kinh tế nông
nghiệp Đông Dương nói chung được công bố, đáng chú ý là Y.Herry với
“Economie agricole de j’Indochine” (kinh tế nông nghiệp Đông Dương, Hà
Nội, 1932); Paul Bernard với “Le Problem economique Indochinois” (Vấn đề
kinh tế Đông Dương, Pari, 1934); P.Gourou với:L’Utilisation du sol en
Indochine Francaise” (Sử dụng ruộng đất ở Đông Dương thuộc địa Pháp, Pari,
1940). Trong các công trình này, các tác giả tập trung phân tích tình hình sở
hữu ruộng đất, canh tác nông nghiệp, sử dụng nhân công trong kinh tế nông
nghiệp Đông Dương, trong đó đề cập tới các tỉnh Bắc Kỳ. Đó là những khảo
cứu nghiêm túc dựa trên các số liệu điều tra từ nguồn vốn đáng tin cậy báo
cáo của Nha Nông Lâm Thương mại Đông Dương, báo cáo về kinh tế thường
niền của các Công sứ các tỉnh.Tuy nhiên, các số liệu được công bố chỉ giới
hạn trong những năm nhất định, thiếu đi sự biến đổi năm này qua năm khác
và sự chuyển biến giữa thời quân chủ và thời thuộc địa. Do vậy thiếu đi sự so
sánh lịch đại. Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận của tác giả chưa làm nổi bật
được mối quan hệ giữa chính sách đầu tư, điều kiện cơ sở hạ tầng để phát
triển kinh tế nông nghiệp cũng như tác động của nó tới xã hội nông thôn.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau năm 1954, nhiều
công trình khảo cứu về tinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp, trong đó có đề cập tới các tỉnh Bắc Kỳ được công bố. Đáng chú ý là các công trình Lịch
sử tám mươi năm chống Pháp (Trần Huy Liệu, Hà Nội, 1957); Những thủ
đoạn bóc lột của đế quốc Pháp ở Việt Nam ( Nguyễn Khắc Đạm, Hà
Nội,1957); Thực trạng giới nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (Phạm
Cao Dương, Sài Gòn, 1965); Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công
nghiệp Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (Phạm Đình Tân, Hà Nội, 1959). Một
số chuyên khảo về giai cấp công nhân Việt Nam cũng đề cập đến công nhân
đồn điền Bắc Kỳ như: Giai cấp công nhân Việt Nam (Trần Văn Giàu, Hà Nội,
1961); Giai cấp công nhân Việt Nam trước khi thành lập Đảng (Ngô Văn
Hòa, Dương Kinh Quốc, Hà Nội, 1978). Trong giáo trình lịch sử Việt Nam
cận đại của Trần Văn Giàu, Viện sử học, cũng ít nhiều đề cập đến tình hình
nông nghiệp của các tỉnh Bắc Kỳ. Đó là những công trình nghiên cứu công phu
về lịch sử Việt Nam được thực hiện theo phương pháp luận sử học Mác-xít,
cung cấp cho tui những hiểu biết cơ bản về tình hình kinh tế-xã hội nước ta thời
thuộc Pháp. Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung phân tích những hạn
chế của chế độ thuộc địa mà chưa chú ý đến những tác động tích cực (nằm
ngoài ý muốn chủ quan) của chính sách thực dân. Theo tui điều đó cần được bổ
sung để có cái nhìn khách quan hơn về chế độ thuộc địa ở nước ta.
Đặc biệt, một số công trình chuyên khảo về cơ cấu kinh tế - xã hội, tình
hình nông nghiệp, nông thôn thời Pháp thuộc được công bố như: Phác qua
tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám
(Nguyễn Kiến Giang, Hà Nội, 1958); Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời
sống nông dân dưới triều Nguyễn (Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang chủ biên,
Huế , 1997); Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945)
(Nguyễn Văn Khánh, Hà Nội, 1999, tái bản lần thứ 2 năm 2004). Đầu thập
niên 90 của thế kỷ trước, đã diễn ra cuộc thảo luận sôi nổi về nông nghiệp và
đời sống nông dân dưới thời thuộc Pháp và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã tập hợp trong ấn phẩm “Một Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại”,
(Hà Nội, 1990-1992); Việc nhượng đất khẩn hoang ở Bắc Kì (1919-1945) (Tạ
Thị Thúy, Hà Nội 2001); Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kì (1884-1918) (Tạ
Thị Thúy, Hà Nội 1996). Một số bài đăng trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử
cũng đề cập tới vấn đề ruộng đất. Đáng chú ý là các bài viết về ruộng đất của
các tác giả Nguyễn Đức Nghinh; Trương Hữu Quýnh; Vũ Huy Phúc; Phan
Văn Khánh...Với nguồn tài liệu phong phú – nhất là tài liệu lưu trữ - các công
trình này phản ánh tương đối trung thực và khách quan về kinh tế Việt Nam
thời thuộc Pháp, kế thừa những hiểu biết về kinh tế nông nghiệp trên bình
diện chung của cả nước, tui có điều kiện so sánh và cụ thể hóa ở khu vực
đồng bằng Bắc Bộ.
Trong số công trình trên chưa có công trình nào nghiên cứu về những
chuyển biến mới trong nông nghiệpở đồng bằng Bắc Bộ thời kì 1883 - 1945.
Những công trình có trên tuy có ưu, nhược điểm khác nhau nhưng đều là bệ
đỡ tri thức, tạo điều kiện cho tui học hỏi, tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Trên
cơ sở đó, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn về tác động của cuộc khai
thác thực dân ở một khu vực, góp phần hiểu thêm về lịch sử Việt Nam thời
thuộc Pháp.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng
Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 nhằm làm sáng tỏ tác động bởi quá trình
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đến tình hình kinh tế - xã hội khu vực,
rút ra những nhận xét khách quan về công cuộc thực dân hóa ở một khu vực,
góp phần hiểu thêm về chế độ thuộc địa ở nước ta. Khóa luận nhằm bổ sung
nguồn tư liệu, góp phần nghiên cứu sâu hơn về lịch sử địa phương, đồng thời
nêu lên những bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn các tỉnh ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở Bắc
Kỳ từ năm 1883 đến 1945” nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu những điều kiện tác động tới nông nghiệp đồng bằng
Bắc Bộ. Từ đó có cái nhìn khái quát về kinh tế - xã hội đồng bằng Bắc Bộ
trước năm 1883.
Thứ hai: Phải làm rõ được sự chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp
đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích
những chuyển biến đó, tác giả rút ra được những đặc điểm và tác động của nó
đối với kinh tế - xã hội đồng bằng Bắc Bộ.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Khóa luận nghiên cứu những chuyển biến trong
kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Phạm vi thời gian:Từ năm 1883 đến năm 1945
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã khai thác các nguồn tài liệu sau:
Nguồn tư liệu thứ nhất: Là giáo trình lịch sử, các công trình nghiên cứu
về kinh tế nông nghiệp Việt Nam của các học giả Việt Nam đang lưu trữ ở
Thư viện Quốc Gia, Thư viện Khoa học xã hội, Viện sử học Việt Nam, Thư
viện Đại học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Nguồn tư liệu thứ hai: tui tham khảo thêm các sách, báo, tạp chí nghiên
cứu về nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 – 1945.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở của phương pháp luận là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về hình thái
kinh tế xã hội, về lịch sử kinh tế nước ta thời thuộc Pháp.
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, tui sử dụng hai phương pháp
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ từ 1884 đến 1945 Lịch sử Thế giới 0
H Những chuyển biến của kinh tế Việt Nam Cộng hòa dưới tác động của viện trợ Hoa Kỳ (1965-1975) Lịch sử Việt Nam 7
C Những chuyển biến trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2013 Lịch sử Thế giới 3
G "Làng" của Kim Lân thể hiện những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kh Văn học 0
S Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm Văn học 3
S Những chuyển biến tâm lý xã hội của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố Hà Nội và Hải Dương trong qu Tài liệu chưa phân loại 0
L Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 Tài liệu chưa phân loại 1
D Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới Tài liệu chưa phân loại 0
F Những diễn biến của hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong thời kì hội nhập Tài liệu chưa phân loại 0
B Luận án Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005 Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top