huonguyen_mk

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Tái hiện lại những yếu tố bối cảnh quốc tế (ảnh hưởng từ Liên Xô, Trung Quốc) và trong nước (đời sống kháng chiến, đời sống văn hóa) tới quá trình xây dựng lý luận của nền văn hóa mới: văn hóa dân chủ nhân dân trong thời kỳ đất nước có chiến tranh. Phân tích và làm sáng rõ những thành tựu nổi bật của các ngành, các lĩnh vực của nền văn hóa mới trong kháng chiến như: tiếp tục xây dựng lý luận của nền văn hóa kháng chiến trên nền tảng cơ bản của Bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” (1943) (2/9/1945 - 7/1948); từng bước phát triển lý luận văn hóa, phục vụ kháng chiến – kiến quốc (7/1948 - 1954); xây dựng thiết chế văn hóa trong các lĩnh vực. Từ đó, khẳng định được những đóng góp to lớn của Đảng, cũng như giới văn hóa, nghệ sĩ trong việc xây dựng một nền văn hóa mới trên một số lĩnh vực như báo chí tuyên truyền, văn học nghệ thuật, giáo dục, xây dựng quan hệ văn hóa đối ngoại …
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của toàn xã
hội. Một dân tộc tồn tại trƣớc tiên là do dân tộc ấy có nền văn hóa của mình. Trong
các hoạt động của con ngƣời, văn hóa là một trong những hoạt động mang dấu ấn
đặc sắc, bền bỉ và tiêu biểu. Dân tộc này khác với dân tộc khác, trƣớc tiên cũng ở lối
sống, cách nghĩ, cảm xúc, ở hiện thực, ở cuộc sống đấu tranh đời này qua đời khác
để tồn tại và phát triển. Văn hóa là sức sống của một dân tộc, hay nói cách khác, sức
sống của một dân tộc thể hiện tập trung ở một nền văn hóa.
Từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo
cách mạng Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, mặt trận văn hoá luôn luôn sôi
động. Đảng ta coi văn hoá là một mặt trận đấu tranh cách mạng cực kỳ quan trọng
nhằm đánh thắng kẻ thù, một vũ khí tƣ tƣởng sắc bén góp phần xoá bỏ xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới và con ngƣời mới.
Sau cách mạng Tháng Tám 1945, sự thành lập một nhà nƣớc kiểu mới của
nhân dân lao động do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo đã kéo theo sự ra
đời của một nền văn hóa mới. Bởi vì văn hóa là một hình thái ý thức xã hội kiến
trúc thƣợng tầng, văn hóa cũng biến đổi một khi cơ sở hạ tầng thay đổi. Từ trong
bản chất, nền văn hóa mới gắn bó chặt chẽ với chế độ mới. Chế độ mới đòi hỏi một
nền văn hóa mới và sự ra đời, phát triển của nền văn hóa mới góp phần củng cố và
thúc đẩy xã hội mới phát triển. Đó là phép biện chứng của lịch sử và phép biện
chứng giữa văn hóa và cách mạng. Phép biện chứng đó không phải diễn ra một cách
tự phát, vô ý thức, mà trái lại một cách tự giác thông qua quá trình hoạt động thực
tiễn của Đảng Cộng sản.
Trong chín năm kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp (1945-
1954), vấn đề kháng chiến về mặt văn hóa đƣợc đặt ra nhƣ một trong những bộ
phận đấu tranh vô cùng quan trọng của nhân dân ta. Đồng chí Trƣờng Chinh khẳng
định “kháng chiến về mặt quân sự, chính trị, kinh tế chƣa đủ gọi là kháng chiến toàn
diện. Phải kháng chiến về mặt văn hóa nữa”[33, tr.46]. Sự nghiệp văn hóa đƣợc Đảng coi là một những mặt trận kháng chiến quan trọng, không thể thiếu đƣợc. Để
củng cố chính quyền, để kháng chiến thắng lợi, Đảng cần lãnh đạo chặt chẽ văn hóa
yêu cầu văn hóa phải tham gia chính trị, tham gia kháng chiến.
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, với hạt nhân ban đầu là
bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” (1943) và Hội Văn hóa cứu quốc, chúng ta đã
xây dựng nên một nền văn hóa mới của chính thể nhà nƣớc mới. Quá trình xây
dựng nền văn hóa mới đó là rất bền bỉ và gian khổ, là quá trình Đảng lãnh đạo văn
hóa cƣơng quyết chống lại văn hóa phản động, vừa phê phán, thuyết phục những
quan điểm văn hóa lạc hậu, chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa. Đồng thời tiếp thu
những ảnh hƣởng của các mô hình, các nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới mang
tính chất vô sản nhƣ Liên Xô, nền văn hóa dân chủ mới nhƣ Trung Quốc để xây
dựng nên những nền tảng cơ bản nhất cho đƣờng lối lý luận văn hóa Việt Nam
trong giai đoạn mới. Công tác tổ chức các lĩnh vực văn hóa cụ thể cũng đƣợc đặt ra
phù hợp với từng thời kỳ kháng chiến, lôi kéo đƣợc đông đảo đội ngũ các nhà văn
hóa, các văn nghệ sĩ phục vụ công tác xây dựng nền văn hóa mới.
Quá trình xây dựng nền văn hóa mới trong kháng chiến chống Pháp đã đạt
đƣợc một số thành tựu căn bản đáng ghi nhận. Đây đƣợc xem nhƣ là một thời kỳ
bản lề, có tính chất quyết định xây nền, dựng móng cho một nền văn hóa Việt Nam.
Tìm hiểu, nghiên cứu về các nội dung, thành tựu của nền văn hóa mới thời kỳ này
sẽ rút ra đƣợc nhiều bài học về lý luận cũng nhƣ thực tiễn quan trọng đối với lịch
sử, đặc biệt là đối với chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam dân chủ, tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay. Những bài học lý luận về văn hóa, cũng nhƣ
những bài học vận động của thực tiễn lịch sử cũng góp phần rút ra đƣợc nhiều nhận
định quý báu để bổ sung cho hiện tại.
Với ý nghĩa đó, tui quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng nền văn hóa trong
kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử của cuộc kháng chiến thần thánh chín năm trƣờng kỳ của dân tộc
Việt Nam từ 1945-1954 là một hƣớng đề tài hấp dẫn, thu hút đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ trƣớc đến nay, giới nghiên cứu lịch sử hiện đại chủ yếu
tập trung vào các đề tài quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội... Nghiên cứu về đề tài
văn hóa kháng chiến cũng có một số công trình nhƣng số lƣợng còn rất khiêm tốn
và chủ yếu tập trung ở một số mảng đề tài:
Một số giáo trình, sách chuyên khảo có nội dung đề cập tới đề tài văn hóa mà
chủ yếu là tập trung làm nổi bật đƣờng lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam,
trong đó có đƣờng lối văn hóa của Đảng thời kỳ 1945-1954 tiêu biểu nhƣ:
- Học viện CTQG HCM, Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa
của đảng Cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 2002.
- Học viện CTQG HCM, Học viện chính trị khu vực I, Khoa văn hóa và phát
triển, Tìm hiểu đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, (Sách tham khảo),
NXB CTQG, Hà Nội, 2006.
- Hoàng Xuân Nhị, Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự phát triển
của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, 1962.
- Hoàng Trinh, Phong Lê: Đường lối văn nghệ của Đảng và thành tựu của
văn học cách mạng (Đọc xây dựng nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta,
thời đại ta của Tố Hữu), Tạp chí Học tập 9/1975.
- Lê Đình Kỵ, Đại cương về đường lối văn nghệ của Đảng, trong cuốn Cơ sở
lý luận văn học, tập 3, NXB Đại học Và THCN, 1983.
- Hà Xuân Trƣờng, Đường lối văn nghệ của Đảng, vũ khí ánh sáng, trí tuệ,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1977.
Về phƣơng diện lịch sử của ngành văn hóa thông tin, cũng đã có một số cuốn
sách biên niên, tổng kết lịch sử của ngành nhƣ:
- Ban tƣ tƣởng, văn hóa TW, Lịch sử biên niên công tác tư tưởng, văn hóa
của Đảng Cộng sản Việt Nam, 03 tập, NXB CTQG, 2005.
- Bộ VH-TT, Năm mươi năm ngành văn hóa thông tin Việt Nam, Hà Nội,
1995.
Các sách trên chủ yếu viết theo lối biên niên sự kiện, nêu bật những sự kiện,
những cột mốc lịch sử đáng ghi nhớ của ngành văn hóa, thông tin Việt Nam từ 1945 đến nay. Trong đó, có điểm qua các sự kiện của văn hóa thông tin nƣớc ta thời kỳ
1945-1954, nhƣng cũng chỉ là ở dạng biên niên, việc phân tích, đánh giá, tổng kết
rất hạn chế.
Một hƣớng đề tài nữa thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
cũng nhƣ nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên cao học khi làm luận án luận văn tốt
nghiệp. Đó là lựa chọn nghiên cứu về các yếu tố riêng lẻ nhƣng có giá trị nổi bật
trong nền văn hóa kháng chiến nhƣ giáo dục, văn học, báo chí, tƣ tƣởng…Và cũng
đã có những công trình có giá trị:
- Bùi Đình Phong,“Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền văn hóa mới trước
năm 1954”, Luận án PTS Lịch sử, 1996. Luận án này tập trung làm sáng tỏ vai trò
và công lao to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với việc định hƣớng và xây dựng
nền văn hóa mới Việt Nam thời kỳ 1945-1954.
- Đỗ Thị Nguyệt Quang, Quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt
Nam mới từ tháng 6/1945 đến 7/1954, Luận án PTS khoa học lịch sử, Hà Nội, 1996.
- Nguyễn Thị Hoa, Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp tạm
chiếm, khóa luận tốt nghiệp, 1991.
- Nguyễn Thị Minh Thuận, Tình hình hoạt động báo chí Việt Nam 1945-
1946, khóa luận tốt nghiệp, 1991
- Phạm Đản, Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đề cương văn hóa 1943, khóa
luận tốt nghiệp, 1959-1962.
- Lê Thị Thanh, Báo Nhân Dân trong kháng chiến chống Pháp (1951-1954),
Khóa luận tốt nghiệp, 1994.
- Nguyễn Thị Vân Hồng, Nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng trong
những hoạt động văn hóa đầu tiên của Đảng trước năm 1945, khóa luận tốt nghiệp,
1996.
- Nguyễn Ngọc Bội, Sự lãnh đạo của Đảng đối với văn học- nghệ thuật thời
kỳ 1945-1954, khóa luận tốt nghiệp khoa Ngữ văn, 1980.
Tựu chung lại, các hƣớng nghiên cứu riêng lẻ trên đây đều mới chỉ chú trọng
những mảng riêng rẽ của các lĩnh vực cấu thành nên nền văn hóa kháng chiến, kể cả
những tin tức chính xác về tình hình trong nƣớc và thế giới cùng những nhận định,
đanh giá của Đảng và nhà nƣớc ta. Đài phát thanh của ta luôn lên tiếng. Nó chỉ
ngừng nói rất ít ngày trong năm 1947 khi thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc.
Tiếng nói ấm áp của Đài tiếng nói Việt Nam là nguồn cổ vũ lớn đối với chiến sĩ và
đồng bào cả nƣớc trong cuộc chiến đấu anh dũng lâu dài chống đế quốc Pháp giành
độc lập tự do. Thông tấn xã Việt Nam ra đời muộn hơn nhƣng đã phát triển nhanh
chóng. Nó kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Đài tiếng nói Việt Nam, của
Bộ Tuyên truyền, của Nha thông tin, củng cố và phát triển tổ chức, làm tốt nhiệm
vụ thu tin và cung cấp tin chính xác cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà
nƣớc, cho Đài và các báo, cũng nhƣ thông tin tuyên truyền ra nƣớc ngoài.
Trong vùng sau lƣng địch, cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa và tuyên
truyền diễn ra vô cùng gay gắt, quyết liệt và phức tạp. Ở mỗi khu du kích, vùng giáp
ranh, ở mỗi khu căn cứ du kích, vùng tạm chiếm sâu, đều có phƣơng thức và hình
thức hoạt động văn hóa thích hợp trong những điều kiện riêng biệt, khó khăn do
địch gây ra. Phƣơng thức hiệu quả là “bám đất”, bám dân” làm chỗ dựa để hoạt
động “tiến công”. Ở khu du kích, vùng giáp ranh, cán bộ văn hóa đã phối hợp với
bộ đội địa phƣơng tổ chức các đội tuyên truyền vũ trang xung phong phá tề trừ gian,
phá âm mƣu bình định của địch và tùy từng lúc tình thế chung của chiến trƣờng mà
mở các đợt hoạt động mạnh, phố hợp tuyên truyền với tiến công quân sự làm địch
phải co lại, rút đi. Hình thức tuyên truyền chủ yếu là tuyên truyền miệng, dùng quần
chúng tuyên truyền cho quần chúng, tán phát truyền đơn, sách, báo, tài liệu vạch âm
mƣu thủ đoạn của địch, thông tin chiến thắng và các chủ trƣơng, chính sách của ta
để tranh thủ lòng tin và ủng hộ kháng chiến của dân.
Ở khu căn cứ du kích là khu tƣơng đối tự do, là cứ điểm hoạt động của ta vào
vùng địch tạm chiếm. Các cơ sở thông tin, các hoạt động tuyên truyền đƣợc công
khai hay nửa công khai: ra bản tin, tài liệu, sách báo, tổ chức hội họp, diễn thuyết,
vận động nhân dân đống thuế nông nghiệp, tổ chức du kích, xây dựng bộ đội địa
phƣơng, lập làng chiến đấu, tòng quân, tình nguyện và thanh niên xung phong ra
vùng tự do…Các vùng bị tạm chiếm chủ yếu là ở các thành phố, thị xã, các nơi
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng chợ điện tử trên nền tảng ASP.NET MVC Công nghệ thông tin 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1
H Xây dựng module đăng ký người dùng trên nền web-Based trong hệ thống an ninh thông tin BK-BioPKI Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã Luận văn Kinh tế 0
T Xây dựng hệ thống hỗ trợ đăng ký nghiên cứu khoa học trên nền web Công nghệ thông tin 0
L Xây dựng ứng dụng quản lý kho hàng trên nền web Công nghệ thông tin 2
D Học thuyết giá trị của mác và ý nghĩa thực tiễn trong xây dựng nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
E Xây dựng nền công nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững, kết hợp phát triển nông nghiệp với Luận văn Kinh tế 0
L Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 Luận văn Kinh tế 0
B Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top