Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Đề tài khảo sát báo chí tiếng Việt từ đầu thế kỷ 20 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chủ yếu tập trung vào những bài báo có tính chất chính luận được coi là những sáng tác tiêu biểu cho khuynh hướng vận động giải phóng phụ nữ. Những sáng tác đó đề cập tới quá trình nhận thức của phụ nữ về vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ. Tìm hiểu những thay đổi trong đời sống phụ nữ, phong trào phụ nữ và phần nào những đóng góp của phụ nữ đối với cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc. Tìm hiểu vai trò của Đảng Cộng sản trong việc thúc đẩy quá trình nhận thức của phụ nữ và xã hội đối với vấn đề phụ nữ, cũng như việc giải quyết vấn đề phụ nữ ở Việt Nam thời kỳ cận đại
Chƣơng 1: BỐI CẢNH XUẤT HIỆN “VẤN ĐỀ PHỤ NỮ” TRONG
XÃ HỘI VIỆT NAM
1.1. Vai trò và địa vị phụ nữ trong xã hội Việt Nam truyền thống---------------------14
1.1.1. Những điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến vai trò và địa vị phụ
nữ Việt Nam trong lịch sử ---------------------------------------------------------14
1.1.2. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với địa vị phụ nữ Việt Nam---------------------16
1.2. Những điều kiện mới của “vấn đề phụ nữ” -------------------------------------------20
1.2.1. Tình hình xã hội----------------------------------------------------------------------20
1.2.2. Ảnh hưởng của tình hình thế giới và sự xuất hiện của tư tưởng dân chủ
tư sản phương Tây ở Việt Nam ---------------------------------------------------25
1.2.3. Ảnh hưởng của phong trào nữ quyền và giải phóng phụ nữ trên thế giới----27
1.3. Tình hình phụ nữ Việt Nam và sự xuất hiện "vấn đề phụ nữ" trong xã hội ----------34
1.3.1. Tình hình phụ nữ Việt Nam dưới chế độ thuộc địa -----------------------------34
1.3.2. Sự xuất hiện “vấn đề phụ nữ “ trong xã hội --------------------------------------37
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1------------------------------------------------------------------------------------------------.--------40
CHÚ THÍCH CHƢƠNG 1 -----------------------------------------------------------------------------42
Chƣơng 2: VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRÊN BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1929
2.1. Vấn đề phụ nữ đầu thế kỷ XX và sự ra đời của tờ báo phụ nữ đầu tiên
bằng tiếng Việt ở Việt Nam- báo Nữ giới chung năm 1918------------------------43
2.1.1.Tình hình báo chí và bối cảnh chung ----------------------------------------------43
2.1.2. Sự xuất hiện “ vấn đề phụ nữ” trên báo chí tiếng Việt đầu thế kỷ XX -------45
2.1.3. Báo Nữ giới chung và sự tự nhận thức của phụ nữ về những vấn đề của
mình ----------------------------------------------------------------------------------56
2.2. Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ
nhất đến năm 1929 ------------------------------------------------------------------------62
2.2.1. Bối cảnh bùng nổ các “diễn đàn phụ nữ “ trên báo chí sau Chiến tranh
Thế giới lần thứ nhất----------------------------------------------------------------62
2.2.2. Vấn đề vai trò và địa vị của phụ nữ trong xã hội-------------------------------- 67
2.2.3. Vấn đề nữ quyền và bình đẳng nam nữ-------------------------------------------72
2.2.4. Bình đẳng về giáo dục và hôn nhân tự do- giải pháp cho vấn đề phụ nữ----- 77
2.3. Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề phụ nữ trên báo Thanh niên và
báo Thân ái ---------------------------------------------------------------------------------84
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 --------------------------------------------------------------------------------------89
CHÚ THÍCH CHƢƠNG 2 -----------------------------------------------------------------------------92
Chƣơng 3: VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRÊN BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT
TỪ NĂM 1929 ĐẾN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
3.1. Ảnh hƣởng của phong trào phụ nữ trên thế thế giới và bối cảnh chính trị,
kinh tế, xã hội và văn hoá trong nƣớc-------------------------------------------------93
3.1.1. Thuyết nữ quyền mác- xit và phong trào phụ nữ thế giới ----------------------93
3.1.2. Các chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá của Pháp và hệ quả của nó -------97
3.1.3. Đường lối vận động phụ nữ của Đảng Cộng sản Việt Nam--------------------100
3.2. Sự ra đời của tờ Phụ nữ tân văn và sự phát triển của dòng báo phụ nữ trƣớc
Cách mạng tháng Tám năm 1945 -----------------------------------------------------104
3.2.1. Báo Phụ nữ tân văn và quan điểm của giới trí thức đương thời về vấn đề
phụ nữ----------------------------------------------------------------------------------104
3.2.2. Sự phát triển của dòng báo phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ---114
3.3.Vấn đề phụ nữ trên báo chí hợp pháp---------------------------------------------------127
3.3.1. Ảnh hưởng của khuynh hướng vận động nữ quyền tư sản ---------------------127
3.3.2. Vấn đề giải phóng phụ nữ 133
3.3.3. Vấn đề phụ nữ với văn học và nghệ thuật---------------------------------------------143
3.3.4. Vấn đề mãi dâm ---------------------------------------------------------------------146
3.3.5. Ảnh hưởng của đường lối vận động phụ nữ của Đảng Cộng sản trên báo
chí hợp pháp -------------------------------------------------------------------------151
3.3.6. Những khuynh hướng mới của vấn đề phụ nữ trong thời kì Chiến tranh
Thế giới thứ hai----------------------------------------------------------------------156
3.4.Vấn đề phụ nữ trên báo chí cách mạng -------------------------------------------------163
3.4.1. Vấn đề tuyên truyền và vận động phụ nữ tham gia cách mạng ---------------163
3.4.2. Vấn đề tổ chức và hướng dẫn phụ nữ đấu tranh trong thời kì vận động
dân chủ 1936-1939------------------------------------------------------------------166
3.4.3. Vấn đề vận động phụ nữ tham gia phong trào giải phóng dân tộc trong
cuộc vận động Cách mạng tháng Tám 1945-------------------------------------174
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3---------------------------------------------------------------------------------------180
CHÚ THÍCH CHƢƠNG 3 -----------------------------------------------------------------------------183
KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------------188
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI
DUNG LUẬN ÁN---------------------------------------------------------------------------------199
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN ------------------------------------------------201 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giá trị lý luận
Với tư cách là một nửa xã hội, phụ nữ ở bất cứ đâu và trong bất cứ thời đại
nào cũng có những đóng góp vô cùng to lớn vào sự phát triển của lịch sử nhân loại.
Phụ nữ không chỉ là một lực lượng lao động xã hội quan trọng, mà còn giữ chức
năng sản sinh ra con người, những người có vai trò to lớn trong việc nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ em, tương lai của loài người. Chính vì thế, khi nói về phụ nữ, các nhà
thơ, nhà văn trên khắp thế giới đều dùng những ngôn từ, những ý thơ hay nhất để
viết về họ. Ngạn ngữ cổ Trung Hoa cho rằng “phụ nữ nâng nửa bầu trời”... Với
Goethe- đại thi hào người Đức, thì “đàn bà bất tử”, còn với Mácxim Gocki - đại văn
hào Nga- lại khẳng định: “Không có người mẹ, nhà thơ, anh hùng đều không có”.
Phụ nữ Việt Nam trong những điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt đã có những
đóng góp vô cùng to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, chiến đấu và phát triển
văn hoá, nhưng trải qua thời kì phong kiến lâu dài, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư
tưởng Nho giáo, họ chưa được đánh giá đúng, cũng như chưa được hưởng quyền lợi
tương xứng với những đóng góp của họ.
Từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt từ đầu thế kỷ XX, dưới ách áp bức, bóc lột của
chủ nghĩa thực dân Pháp, phụ nữ là những người chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi nhất.
Do đó, giải phóng phụ nữ là một yêu cầu bức thiết có tính thời đại gắn liền với giải
phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói phụ nữ là nói một nửa xã
hội, nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng loài người, nếu không giải
phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [72, tr15].
Nhưng vấn đề giải phóng phụ nữ và quyền bình đẳng nam nữ ở Việt Nam
được đặt ra từ khi nào?
Như một hệ quả của quá trình tiếp xúc văn hoá Đông-Tây, cùng với sự du
nhập những tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài, sự xuất hiện và có vai trò ngày
càng lớn của tầng lớp tiểu tư sản thành thị vào những năm đầu thế kỷ XX, trong xã
hội Việt Nam đã dần dần xuất hiện “vấn đề phụ nữ” bên cạnh các vấn đề xã hội khác. Cũng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, báo chí xuất hiện và cùng với sự
xuất hiện của báo chí, vấn đề phụ nữ được nêu lên với những tư tưởng mới như bình
đẳng nam nữ, nữ quyền và giải phóng phụ nữ.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, vấn đề giải phóng phụ nữ, vấn
đề vận động phụ nữ tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc được Đảng
quan tâm hàng đầu. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Cách mạng tháng Tám thành công đã chứng tỏ đường lối cách mạng đúng đắn của
Đảng, trong đó việc giải quyết vấn đề phụ nữ là một nhân tố quan trọng. Chính vì
vậy, nghiên cứu vấn đề phụ nữ không chỉ có ý nghĩa quan trọng góp phần nghiên
cứu lịch sử phụ nữ - một bộ phận của lịch sử dân tộc, mà còn làm sáng tỏ sự phát
triển quá trình nhận thức về vai trò và vị trí của phụ nữ trong xã hội nói chung, cũng
như sự tự nhận thức của chính bản thân phụ nữ về các vấn đề của giới mình.
Trong điều kiện xã hội Việt Nam, báo chí là lĩnh vực thể hiện rõ sự thay
đổi trong quá trình nhận thức về vấn đề phụ nữ, phản ánh quan điểm của tầng lớp
trí thức tư sản và tiểu tư sản, đồng thời cũng phản ánh cuộc sống sinh hoạt của
phụ nữ Việt Nam dưới chế độ thuộc địa. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu quá trình
nhận thức vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ trên báo chí trước Cách mạng
tháng Tám còn có ý nghĩa làm phong phú thêm mảng lịch sử tư tưởng Việt Nam
thời kì cận đại.
1.2. Giá trị thực tiễn
Hiện nay, mặc dù hầu hết các quyền cơ bản của phụ nữ đã được quy định
trong hiến pháp và pháp luật, nhưng các quy định pháp luật về cấm phân biệt đối
xử với phụ nữ, hay tuyên bố về bình đẳng nam nữ tự chúng không đem lại sự biến
đổi vai trò của phụ nữ trong xã hội. Bản dự thảo Luật bình đẳng giới dù đã được
sửa chữa đến chín lần, vẫn còn nhiều điểm chưa đi đến sự nhất trí và tiếp tục được
thảo luận, sửa chữa. Điều này cho thấy, nhận thức về quyền bình đẳng vẫn chưa
thống nhất. Theo Trần Thị Vân Anh - Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu gia đình
và giới, thì từ những cuộc thảo luận về thế nào là bình đẳng nam nữ thời kì đầu
những năm 1930 của thế kỷ XX đến nay, mặc dù đã hơn 70 năm, nhưng “rõ ràng là chưa đủ để hình thành những giá trị và quy tắc văn hoá mới một cách bền vững,
có tác động tích cực đến việc thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ” [7, tr59].
Nghị quyết của Bộ chính trị ngày 27/4/2007 về Công tác phụ nữ trong thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đánh giá: “nhận thức của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền ở nhiều địa phương, đơn vị về bình đẳng giới, về vai trò, năng
lực của phụ nữ còn hạn chế. Định kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận
thức chung của xã hội do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và tập tục phong kiến lạc
hậu từ lâu đời” là nguyên nhân chủ yếu của những thách thức trong quá trình thực
hiện mục tiêu bình đẳng giới của Đảng ta. Do đó, nghiên cứu vấn đề phụ nữ trên
báo chí không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị thực tiễn góp phần
vào việc đẩy mạnh tiến trình thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam.
Trên những ý nghĩa đó, chúng tui chọn đề tài nghiên cứu “Vấn đề phụ nữ
trên báo chí tiếng Việt trước Cách mạng tháng Tám năm 1945” làm đề tài luận án
Tiến sĩ sử học của mình .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu chung về phụ nữ
Cùng với sự phát triển của “nền văn hoá in ấn” và sự hình thành “vấn đề phụ
nữ”, trong xã hội Việt Nam trước năm 1945 xuất hiện ngày càng nhiều những ấn
phẩm viết về phụ nữ.
Trong những công trình nghiên cứu về phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945, trước hết phải kể đến những bài viết của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên báo
Người cùng khổ, trong cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp, báo Thanh niên từ những
năm 1920. Những bài viết về Nỗi khổ nhục của người đàn bà bản xứ, Phụ nữ An
Nam và sự đô hộ của Pháp... của Nguyễn Ái Quốc thời kì này đã cho thấy tình cảnh
bị áp bức, bóc lột và chà đạp nhân phẩm của phụ nữ ở các nước thuộc địa, trong đó
có Việt Nam. Trong các bài viết này, Người bước đầu gắn việc vận động giải phóng
phụ nữ với nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Năm 1928, trước tình hình vấn đề phụ nữ đang ngày càng thu hút sự quan
tâm của xã hội và hình thành nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề bình đẳng nam
nữ, Đặng Văn Bẩy xuất bản cuốn Nam nữ bình quyền tại Sài Gòn khẳng định vấn
đề nam nữ bình quyền là “hợp với đạo trời và đạo người”. Tác giả ủng hộ việc đề
xuất nam nữ bình quyền bởi trong gia đình Việt Nam, phụ nữ vẫn phải chịu thân
phận “chồng chúa, vợ tôi”. Theo tác giả: cần đẩy mạnh việc giáo dục phụ nữ,
cần nhận thức lại quan niệm về chữ trinh và ủng hộ hôn nhân tự do, đạo vợ chồng
cần như thế nào... Năm 1929, Duy Tân thư xã ở Huế xuất bản cuốn Vấn đề
phụ nữ của Phan Bội Châu. Trong cuốn sách này, Phan Bội Châu đã lý giải
nguyên nhân lịch sử dẫn đến việc phụ nữ bị coi thường, bị coi là một loại hàng
hoá. Ông cũng phê phán phụ nữ Việt Nam hiện nay còn nhiều người thờ ơ với vận
mệnh đất nước, gắn khái niệm nữ quyền với tư tưởng dân quyền và đưa ra đề nghị
thành lập các tổ chức phụ nữ, liên kết các hoạt động của phụ nữ nhằm đẩy mạnh
phong trào vận động phụ nữ.
Từ sau năm 1930, trên báo chí công khai đương thời, cũng như các báo phụ
nữ chuyên biệt bắt đầu xuất hiện các bài nghiên cứu về địa vị của phụ nữ trong xã
hội Việt Nam truyền thống. Các bài nghiên cứu này chủ yếu khảo sát qua tục ngữ,
ca dao cổ và luật pháp thời phong kiến. Có thể kể tên một số tác giả như Phan Khôi,
Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Hải Trân, Đỗ Thiện, Hoàng Ngọc Phách... Nhìn
chung, các tác giả đều thấy được vai trò và đóng góp của phụ nữ Việt Nam, cũng
như những thiệt thòi của họ trong xã hội.
Năm 1932, Trần Thiện Tỵ và Bùi Thế Phúc xuất bản cuốn Vấn đề phụ nữ ở
Việt Nam bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt. Sau khi khảo sát địa vị phụ nữ trong
các xã hội cổ đại phương Tây (Hy Lạp, La Mã) và phương Đông (Trung Quốc và
Ấn Độ), các tác giả giới thiệu tình hình phụ nữ ở châu Âu hiện nay và phân tích
địa vị phụ nữ Việt Nam. Đối với phụ nữ Việt Nam, theo các tác giả, mặc dù do
ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa mà “con trai có vẻ được trọng vọng hơn”,
nhưng nếu xét về phong tục và luật pháp thì địa vị của phụ nữ Việt Nam không
đến nỗi thấp kém lắm. Hai ông khẳng định: “dân An Nam không phải là dân bạc
đãi đàn bà”. Cuốn sách cũng đề cập đến tất cả những vấn đề đang được thảo luận
sôi nổi trên báo chí như: vấn đề hôn nhân, giáo dục phụ nữ, phụ nữ chức nghiệp... Quan điểm của các tác giả về vấn đề hôn nhân là làm sao đáp ứng được quyền lợi
của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Các tác giả ủng hộ việc giáo dục phụ nữ,
phụ nữ thể thao, nhưng phản đối phụ nữ chức nghiệp vì cho rằng đàn bà ra ngoài
làm việc “kiểu gì cũng có hại”. Kết luận của hai tác giả là người nô lệ có thể trở
thành người tự do, còn phụ nữ dù có quyền lực đến đâu thì bao giờ cũng chỉ là phụ
nữ.
Năm 1938, trong điều kiện phong trào đòi dân chủ phát triển mạnh mẽ, thực
hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương về công tác vận động phụ nữ, Cựu
Kim Sơn và Văn Huệ viết hai tập sách Đời chị em và Chị em phải làm gì đã phân tích
kỹ tình cảnh của mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam dưới chế độ thuộc địa, đặt vấn đề “tại
sao phải giải phóng phụ nữ Đông Dương” và vạch ra con đường giải phóng phụ nữ
Đông Dương: Đó là cuộc vận động phụ nữ ở Đông Dương phải trở thành một bộ phận
của phong trào đấu tranh chung của dân tộc. Trong bối cảnh của cao trào vận động dân
chủ những năm 1936 -1939, các tác giả đã đưa ra những khẩu hiệu đấu tranh, hướng
dẫn thành lập các tổ chức phụ nữ và phương pháp hành động, giới thiệu phụ nữ Xô
Viết, phê phán quan điểm của Trần Thiện Tỵ và Bùi Thế Phúc trong cuốn Vấn đề phụ
nữ ở Việt Nam chỉ nhìn thấy cuộc vận động nữ quyền tư sản, bảo vệ gia đình tư sản...
Cũng trong năm 1938, Nguyễn Thị Kim Anh viết cuốn Vấn đề phụ nữ, giới thiệu quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò và địa vị của phụ nữ trong xã hội loài người,
đấu tranh với quan niệm hô hào nữ quyền một cách hời hợt, hướng dẫn phong trào phụ
nữ, giới thiệu về Cách mạng tháng Mười Nga và phụ nữ Xô Viết... Có thể thấy rằng
những công trình trên phản ánh sự hình thành những khuynh hướng khác nhau về nhận
thức vấn đề phụ nữ trong xã hội Việt Nam .
Như vậy, cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, giới trí thức bắt
đầu nghiên cứu lịch sử phụ nữ Việt Nam, khảo sát tình trạng phụ nữ Việt Nam trong
xã hội phong kiến, xã hội thuộc địa, giới thiệu các quan điểm và học thuyết về phụ
nữ của các nhà tư tưởng nước ngoài... Đặc biệt, vấn đề vai trò và địa vị phụ nữ trong
gia đình và ngoài xã hội, phụ nữ có vai trò gì trong công cuộc giải phóng dân tộc và
xây dựng xã hội mới đã được nêu ra và thảo luận sôi nổi trên báo chí. Từ sau năm 1954, đánh giá đúng vai trò và vị trí của phụ nữ trong lịch sử
cũng như khả năng đóng góp của phụ nữ trong công cuộc xây dựng xã hội mới,
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến nghiên cứu, giáo dục và vận động phụ nữ.
Nhiều tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lê nin và các lãnh tụ của Đảng và
Nhà nước ta viết về vấn đề phụ nữ và giải phóng phụ nữ được xuất bản làm cơ sở
lý luận cho việc nghiên cứu phụ nữ. Đến những năm 1970, một số công trình
nghiên cứu công phu và toàn diện về những đóng góp của phụ nữ trong lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc đã ra đời như: Truyền thống phụ nữ Việt Nam
(1972) của Trần Quốc Vượng, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại (1973) của Lê
Thị Nhâm Tuyết. Các công trình này đã đánh giá đúng vai trò và vị trí của phụ
nữ Việt Nam trong lịch sử, nêu bật những cống hiến to lớn của phụ nữ trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Sau năm 1975, đặc biệt từ cuối những năm 1980 trở lại đây, Trung tâm
nghiên cứu phụ nữ (sau thành Viện nghiên cứu Gia đình và giới) và tập san Khoa
học về phụ nữ (từ tháng 9/2006 đổi tên thành tạp chí Nghiên cứu Gia đình và
giới) đã tập hợp được nhiều nhà khoa học nghiên cứu về phụ nữ dưới nhiều góc
độ khác nhau. Nhiều bộ lịch sử phong trào phụ nữ như Lịch sử phong trào phụ
nữ Việt Nam (1981) do Nguyễn Thị Thập chủ biên và các cuốn Lịch sử phong
trào phụ nữ ở các địa phương được biên soạn đã cung cấp những hiểu biết và tư
liệu về phong trào phụ nữ trong cả nước cũng như đóng góp của họ trong sự
nghiệp cách mạng.
Những công trình tìm hiểu và giới thiệu về những đóng góp của phụ nữ
trong lĩnh vực văn học, báo chí và nghệ thuật cũng lần lượt được xuất bản…
Nhìn chung lại, có thể thấy hầu hết các công trình nghiên cứu về phụ nữ là
những công trình nghiên cứu về lịch sử phong trào phụ nữ, những đóng góp của
phụ nữ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, những nghiên cứu điều
tra xã hội học về thực trạng đời sống của phụ nữ hiện nay.
2.2. Những nghiên cứu về “Vấn đề phụ nữ” thời kì cận đại qua tư liệu báo chí
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top