tctuvan

New Member
Chia sẻ cho ae luận văn

Khái quát sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Khái quát công cuộc cải cách ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam từ đó khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Bài Làm
1. Khái quát sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
a/ Tình hình kinh tế- xã hội Liên Xô trước cải tổ:
- Năm 1973, nổ ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng mở đầu cuộc khủng hoảng chung của toàn thế giới trên nhiều mặt chính trị, kinh tế, tài chính, … đặt ra cho nhân loại vấn đề bức thiết phải giải quyết như: bùng nổ dân số và dấu hiệu vơi cạn tài nguyên thiên nhiên; Cuộc cm khoa học-kỷ thuật phát triển như vũ bão, đòi hỏi các quốc gia phải có những điều chỉnh lớn về mọi mặt mới thích ứng được với tình hình; sự giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng phát triển theo xu hướng quốc tế hóa cao….
- Trước tình hình đó, những người lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô vẫn chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất XHCN không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn thế giới, do vậy chậm thích ứng , chậm sửa đổi. Trên thực tế, mô hình và cơ chế của CNXH về kinh tế, chính trị, xã hội vốn đã tích tụ những thiếu sót và sai lầm, nay càng trở nên không phù hợp và cản trở sự phát triển về mọi mặt của xã hội Xô viết. Mặt khác cùng với cơ chế nhà nước tập trung quan liêu và bao cấp là tình trạng thiếu dân chủ, thiếu công bằng vi phạm pháp chế XHCN và nhiều tệ nạn xã hội khác đã gây nên sự bất mãn trong dân chúng đưa đát nước lâm vào tình trạng “ trì trệ” kéo dài: Sản xuất tăng trưởng chậm chạp, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, và ngày càng thua các nước phương Tây- đặc biệt là về trình độ công nghệ, khoa học kỷ thuật, mức sống của nhân dân giảm sút, ….. Đặt CNXH Liên Xô trước những khó khăn lớn phải giải quyết.
b/ Công cuộc cải tổ.
- Đầu năm 1985, M.Gorbachov lên nắm quyền lãnh đạo, Đảng và nhà nước Liên Xô đã tiến hành công cuộc cải tổ.
- Cuộc cải tổ được tiến hành trên nhiều mặt: Về chính trị, xã hội, thiết lập chế độ tổng thống tập trung nắm mọi quyền lực; thực hiện đa nguyên về chính trị ( Tức đa đảng tham gia công việc chính trị của đất nước, xóa bỏ chế độ một Đảng- tức Đảng CS, người giữ vai trò lãnh đạo nhà nước Xô Viết), đề cao “dân chủ” và công khai. Về kinh tế, chính phủ đưa ra nhiều phương án nhằm chuyển biến nền kinh tế Xô viết sang kinh tế thị trường, nhưng trong thực tế chưa thực hiện được gì, trong khi đó các quan hệ kinh tế cũ bị phá vỡ mà các quan hệ mới thì chưa hình thành…
- Sau gần 6 năm tiến hành, công cuộc cải tổ ở Liên Xô ngày càng lún sâu vào bế tắc do vấp phải nhiều khó khăn về chính trị và những tệ nạn xã hội; mâu thuẫn và xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc dẫn đến hiện tượng ly khai của một số nước Cộng hòa ra khỏi Liên bang Xô viết ( 3 nước vùng Ban tích, Grudia, Môn đô va,..); nội bộ Đảng cộng sản Liên Xô chia rẽ và hình thành nhiều phe phái cùng sự xuất hiện một loại Đảng phái với nhiều xu hướng chính trị khác nhau trong xã hội; sự ngóc đầu dậy của các thế lực chống CNXH … đã đặt Liên Xô trước những khó khăn và thử thách nghiêm trọng, đặc biệt vào thập niên 1990.
c/ Sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
Lịch sử xã hội loài người không đi theo con đường thẳng và phong trài cách mạng cũng không tránh khỏi sự sai lầm và thất bại hay những thời kỳ thoái trào. Khi chủ nghĩa xã hội còn là học thuyết, vào những năm 70 của thế kỷ XIX, sau thất bại của Công xã Pari, cuộc khủng hoảng đầu tiên đã diễn ra, Quốc tế I tan rã (năm1876). Nhưng từ trong khủng hoảng, sự phát triển của lý luận thời kỳ này đã phá vỡ sự bế tắc trong phong trào công nhân, đưa đến sự thành lập Quốc tế II (năm 1889). Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đặc bieeth là từ sau khi Ph.Ăngghen qua đời, phong trào xã hội chủ nghĩa lại lâm vào khủng hoảng lần thứ hai, Quốc tế II phân rã thành phái hữu, phái tả và phái giữa. Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, dưới sự lãnh đạo của V.I Leenin, Quốc tế III – Quốc tế Cộng sản được thành lập, chấm dứt sự khủng hoảng lần thứ hai. Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng, cụ thể:
- Ngày 04/1989, sự đổ vỡ diễn ra lien tiếp ở Đông Âu.
- Ngày 19/08/1991, một số người lãnh đạo Đảng, nhà nước Xô viết đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ M.Gorbachov. Cuộc đảo chính bị thất bại nhanh chóng (21/8/1991). Sau đó M.Gorbachov từ chức tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô do uy tín chính trị giảm sút và bị sức ép từ nhiều phía. Đảng Cộng Sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động (29/8/1991); chính quyền Xô viết trong toàn Liên bang bị giải thể; nhiều nước Cộng hòa tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang; Một làn sóng chống Đảng CS, chống CNXH dấy lên trong nước.
- Ngày 21/12/1991, Tại thủ đô Anma Ata ( Cadactan), những người lãnh đạo 11 nước Cộng hòa ký kết hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top