daigai

Well-Known Member
Tài phán được hiểu là toàn bộ các hoạt động, hành vi của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp pháp lý. Quyền tài phán là quyền năng theo pháp luật, phù hợp với pháp luật và được pháp luật bảo hộ.
Quyền tài phán theo pháp luật là dạng quyền tài phán do pháp luật đặt ra. Cũng có thể đó là quyền tài phán không phải được pháp luật trực tiếp lập ra nhưng được quy phạm pháp luật cho phép các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền lập ra.
Hành vi tài phán là hành vi của cá nhân hay tổ chức, hay cơ quan có quyền tài phán. Hành vi tài phán được đặt trong phạm vi, bối cảnh nhất định, tức là có giới hạn.
Thể chế tài phán là các quy tắc pháp lý, bao gồm các quy tắc nền tảng và các quy tắc nội dung về tài phán, ở cả diện rộng hay hẹp (bao trùm hay trong phạm vi một lĩnh vực).
Thiết chế tài phán là cơ cấu vật chất của tài phán. Nó chỉ rõ ai là "chủ thể" của tài phán, mang quyền tài phán.
Theo tính chất, tài phán có hai dạng chính: tài phán bắt buộc và tài phán tự nguyện.
Theo cách pháp lý có hai dạng: Toà án và Trọng tài.

quyền chủ quyền là gi?


Theo quan điểm pháp lý quốc tế thì quyền chủ quyền là quyền riêng biệt của quốc gia được thực thi trong phạm vi Vùng đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa. Đây là quyền có nguồn gốc chủ quyền lãnh thổ, mang tính chất chủ quyền.
Trong khi đó, quyền tài phán là hệ quả của chủ quyền và quyền chủ quyền, có tác dụng bổ trợ tạo ra môi trường để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền. Như vậy, quyền tài phán gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ quốc gia.
Tuy vậy, quyền tài phán cũng có thể thực thi ở nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền. Chẳng hạn, quyền tài phán có thể được áp dụng trên tàu thuyền, phương tiện treo cờ của quốc gia đó khi chúng đang hoạt động trong các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia khác. Quyền tài phán theo nghĩa rộng bao gồm:
- Thẩm quyền đưa ra các quyết định, quy phạm;
- Thẩm quyền giám sát việc thực hiện
- Thẩm quyền xét xử của Toà án đối với một lĩnh vực cụ thể; theo nghĩa hẹp đó là thẩm quyền pháp định của Toà án khi xét xử một người hay một việc.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Cơ cấu, tổ chức và đối tượng, thẩm quyền của cơ quan tài phán hành chính Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và bình luận quy định pháp luật Việt Nam về thi hành và hủy phán quyết trọng tài Luận văn Luật 0
D Giải quyết tranh chấp trên biển đông theo phương thức phi tài phán Luận văn Luật 0
S Tài phán hiến pháp của các nước Asean và những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng cơ chế tài phán Luận văn Sư phạm 0
H Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều ki Luận văn Luật 0
A Thiết lập cơ quan tài phán hành chính góp phần hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Luận văn Luật 0
E Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0
T Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tại các cơ quan tài phán quốc tế : Luận văn Luật 0
V Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiệ Luận văn Luật 2
K Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của Công ước Liê Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top