tctuvan

New Member
Link tải miễn phí slide
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Nguyễn Trung Thành (1932) quê Quảng Nam, bút danh khác là Nguyên Ngọc.
- Ông gia nhập quân đội 1950, làm phóng viên, tham gia hai cuộc kháng chiến, có nhiều năm gắn bó với chiến trường Tây Nguyên.

3
- Năm 2000 được tặng giải thưởng Nhà nước về VHNT.
- Tác phẩm chính: Đất nước đứng lên, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng...
Nguyễn Trung Thành

4
2. Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm được sáng tác 1965, khi giặc Mĩ ồ ạt đổ quân vào miền Nam nước ta, cả nước sôi sục không khí đánh Mĩ.
Tác phẩm ra đời lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ (1965), sau đó in trong tập "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc".
Năm 1965, những toán lính Mỹ đổ bộ.

5
3. Tóm tắt truyện
Cây xà nu gắn bó với người Xô Man, Tnú mồ côi từ nhỏ, cùng Mai nuôi, giấu cán bộ, học chữ, làm liên lạc. Bị giặc bắt, tra tấn, Tnú vẫn không khai, ba năm sau vượt ngục về làng, anh trở thành người lãnh đạo thanh niên đánh giặc. Bọn giặc tra tấn vợ con anh đến chết, đốt mười ngón tay Tnú bằng nhựa cây xà nu. Cụ Mết cùng dân làng nổi dậy cứu anh. Tnú đi bộ đội, sau ba năm về làng, cụ Mết kể cuộc đời anh cho dân làng nghe.

6
4. Chủ đề
Qua hình tượng cây xà nu và nhân vật Tnú, tác phẩm ca ngợi phẩm chất anh hùng bất khuất của người dân Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù hung bạo.

7
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cốt truyện và cách tổ chức bố cục tác phẩm
+ Rừng xà nu được kể theo một lần về thăm làng của Tnú sau 3 năm đi bộ đội. Đêm ấy, dân làng quây quần bên bếp lửa nhà rông nghe cụ Mết kể lại câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú và cuộc đời làng Xô Man.
Kpa Klong, người dân tộc Gia Rai – Tây Nguyên

8
+ Rừng xà nu là sự lồng quyện hai cuộc đời: cuộc đời Tnú và cuộc đời làng Xô Man. Hai cuộc đời ấy đều đi từ bóng tối đau thương ra ánh sáng của chiến đấu và chiến thắng, đi từ hai bàn tay không đến hai bàn tay cầm vũ khí đứng lên dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
+ Cốt truyện Rừng xà nu căng ra trong xung đột quyết liệt một mất một còn giữa một bên là nhân dân, một bên là kẻ thù Mĩ- Diệm. Xung đột ấy đi theo tình thế đảo ngược mà thời điểm đánh dấu là lúc ngọn lửa của lòng căm thù ngùn ngụt cháy trên 10 đầu ngón tay Tnú.

9
2. Nhan đề tác phẩm
+ Nhà văn có thể đặt tên cho tác phẩm của mình là "làng Xô Man" hay đơn giản hơn là "Tnú"- nhân vật chính của truyện. Nhưng nếu như vậy tác phẩm sẽ mất đi sức khái quát và sự gợi mở.
+ Đặt tên cho tác phẩm là Rừng xà nu dường như đã chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng chủ đề tác phẩm.

10
+ Hơn nữa, Rừng xà nu còn ẩn chứa cái khí vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại- một sức sống bất diệt của cây và tinh thần bất khuất của người.
+ Bởi vậy, Rừng xà nu mang nhiều tầng nghĩa bao gồm cả ý nghĩa tả thực lẫn ý nghĩa tượng trưng. Hai lớp ý nghĩa này xuyên thấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của xà nu, đưa lại không khí Tây Nguyên rất đậm đà cho tác phẩm

11
3. Hình tượng cây xà nu
? Xuất hiện đầu, cuối t/p : K/cấu vòng tròn mang tính luân hồi : khép lại câu truyện này để mở ra 1 câu truyện khác,
a.T? th?c:
L� lo?i c�y h? thơng, m?c nhi?u ? T�y Nguy�n -> l�m cho c�u chuy?n cĩ khơng khí T�y Nguy�n.
Gắn bó mật thiết với c/s thường nhật của dân làng, sống thuỷ chung, gắn bó với nguời dân Xô-man qua nhiều thế hệ.

12
- Xà nu có mặt trong mọi sự kiện trọng đại của làng:
. Ngoïn ñuoác xaø nu trong tay cuï Meát ñi vaøo röøng laáy giaùo, maùc ,röïa ñaõ giaáu kó ñeå chuanå bò cho cuoäc noåi daäy.
. Döoùi ngoïn löûa xaø-nu, ñeâm ñeâm ngöôøi daân maøi vuõ khí gieát giaëc
. Nhöïa: giaëc ñaõ duøng ñeå ñoát 10 ngoùn tay Tnu ù-> daõ man -> chaâm ngoøi löûa cuoäc noåi daäy cuûa daân laøng keát quaû >10 xaùc giaëc ngoån ngang

13
=> Hình ảnh cây xà nu luôn gắn bó với niềm vui, nỗi đau -giao hòa chiếu ứng với cuộc sống của người dân Tây Nguyên.

14
b. Ý nghĩa tượng trưng:
+ Phẩm chất anh hùng của người Tây Nguyên: "Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng".
+ Cây xà nu cũng chịu nhiều đau thương mất mát như người dân làng Xô man: “ Trong rừng hàng vạn cây, không cây nào không bị thương”” “
Ảnh tư liệu quân Mỹ đi càn

15
+ Loài cây sinh sôi nảy nở, có sức sống mãnh liệt:"Một cây ngã xuống, bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời".
+ Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên luôn hướng về ánh sáng cách mạng.
Ảnh tư liệu Mỹ rải chất độc màu da cam

16
+ Vẻ đẹp lãng mạn nhu phẩm chất sáng ng?i của người T/Nguyên:
Nhựa cây, "tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh dưới nắng hè gay gắt".
Hương cây " vô số hạt buị vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng"


17
* Hình tượng cây xà nu được xây dựng chủ yếu bằng biện pháp nhân hóa, là sự thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, mặc dù phải chịu nhiều đau thương nhưng họ vẫn vươn lên bằng sức sống mãnh liệt trong tư thế hiên ngang bất khuất trước họng súng kẻ thù.

18
Hình ảnh cây Xà Nu nổi bật xuyên suốt tác phẩm là một biểu tượng nghệ thuật đẹp , giàu giá trị thẩm mỹ , góp phần làm nổi bật chủ đề và tạo không khí Tây Nguyên , chất Tây Nguyên độc đáo…

19
2. Hình tượng tập thể anh hùng dân làng Xôman.
a. Cụ Mết - cây xà nu đại thụ
- Ngoại hình: quắc thước, râu dài đen bóng, mắt sáng, xếch ngược, ngực căng như cây xà nu lớn
-> toát ra sức mạnh của con người Tây Nguyên.
- Giọng nói: ồ ồ vang dội -> như tiếng của núi rừng thiêng liêng.
Già làng Tây Nguyên

20
- Cụ là cầu nối giữa Đảng với nhân dân Tây Nguyên "Đảng còn thì núi nước này còn".
- Cụ là người lãnh đạo làng, luôn điềm tĩnh sáng suốt. Tập hợp làng để đánh giặc cứu Tnú  cụ đã nói lên 1 chân lý của dân tộc và thời đại: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo".
Tây Nguyên đầy sức sống

21
- Cụ Mết là người giữ ngọn lửa truyền thống cho làng Xôman: kể lại cuộc đời Tnú cho dân làng nghe -> dưới lời kể của cụ, câu chuyện về Tnú trở thành 1 sử thi của thời đại chống Mĩ.

22
b. Tnú - cây xà nu cường tráng chịu nhiều vết thương
+ Lúc còn nhỏ:
- Trong hoàn cảnh làng bị khủng bố gắt gao: vẫn nuôi cán bộ, học chữ -> gan góc, không sợ giặc.
- Học chữ thua Mai, lấy đá đập vào đầu -> cá tính mạnh mẽ, độc đáo.
Lan rừng

23
-Khi làm liên lạc: Xé rừng mà đi, băng qua thác nước.
-> Thông minh, lanh lợi
- Bị giặc bắt, tra tấn dã man, không khuất phục -> ngay từ nhỏ, đã bộc lộ phẩm chất anh hùng.
Thác Đam Bri

24
+ Khi trưởng thành:
- Tnú trở thành người lãnh đạo thanh niên đánh giặc -> sự phát triển tất yếu của tính cách.
Người dân Lang Biang

25
Bi kịch đau thương: (cây vả nơi chứng kiến nhiều đau thương của làng)
- Vợ và con bị đánh đập dã man ngay trước mắt Tnú: anh bứt đứt hàng chục trái vả, hai mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn -> Tnú lao ra cứu vợ con với sức mạnh của lòng căm thù tột đỉnh nhưng anh không cứu được Mai và con, bản thân bị bắt.
Cây vả

26
- Nguyên nhân: Tnú chỉ có tay không giữa quân thù đầy vũ khí.
-> Từ đó, tác giả nêu ra 1 chân lý: chỉ có cầm vũ khí mới có thể bảo vệ những gì thân yêu và thiêng liêng nhất -> thể hiện tính sử thi của tác phẩm.
Quả vả
Tượng đài anh hùng Núp

27
+Khi lành :nghĩa tình, thẳng thắn: dẫn Mai lên rẫy trồng tỉa, xách xà-lết giấu gạo nuôi can bộ, cầm phấn trắng học chữ, tự trừng phạt mình vì dốt.
+Khi bị bắt: đặt tay chỉ vào bụng.
+Khi được thả: cầm tay Mai xúc động.
+Khi bị kẻ thù tra tấn- thương tật
+Khi căm thù - bóp chết
tên chỉ huy giặc
-> bàn tay quả báo.

Ý nghĩa đôi bàn tay Tnú

28
 Hình tượng đôi bàn tay Tnú: là đôi bàn tay bình dị, lao động và chiến đấu bảo vệ buôn làng, đôi bàn tay bị đốt là minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù, đôi bàn tay bất khuất vẫn đi lực lượng, tiêu diệt kẻ thù dù mỗi ngón đã mất đi 1 đốt -> cuộc đời của Tnú mang ý nghĩa cuộc đời 1 dân tộc.

29
- Tnú là người yêu quê hương tha thiết, có tính kỷ luật cao.
Tây Nguyên hùng tráng

30
Hình tượng nhân vật Tnú vừa mang vẻ đẹp của sử thi Tây Nguyên, vừa mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại đánh Mĩ.
Trường ca Đam Săn

31
c. Các nhân vật khác
- Mai: lúc nhỏ là cô bé thông minh dịu dàng, lớn lên Mai trở thành người vợ tận tụy, người mẹ lấy thân mình che chở cho con, người chiến sĩ anh hùng đã ngã xuống.
- Dít: có vẻ đẹp của Mai, kiên định, vững vàng, cứng cỏi hơn cả Mai trong bão táp chiến tranh.
Cô gái Tây Nguyên

32
- Heng: cây xà nu non trẻ, giàu sức sống là thế hệ tiếp nối cha anh đánh giặc, đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng.

33
Các thế hệ dân làng Xôman nối tiếp nhau đánh giặc như rừng xà nu trải dài bất tận, không kẻ thù hung bạo nào có thể tiêu diệt.
Văn hóa Tây Nguyên

34
3. Nghệ thuật
Khuynh hướng sử thi thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện: đề tài, chủ đề, hình tượng, hệ thống nhân vật, giọng điệu, cách kể theo lối kể sử thi.
- Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở việc đề cao vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong sự đối lập với cái tàn bạo của kẻ thù.

35
III. Tổng kết
Rừng xà nu là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của truyền thống văn hóa Tây Nguyên.
Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top