daigai

Well-Known Member
Trong buổi lễ đăng quang, Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh chưng, bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy.


Bài văn mẫu cho các bạn

Vào một buổi sáng đẹp trời, Lang Liêu cùng vợ được lệnh vào triều chuẩn bị cho lễ đăng
quang.
Buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng, các bá quan văn võ đều có mặt đông đủ. Sau khi được vua
trao cho áo long bào, Lang Liêu liền khoác lên người và bước lên ngai vàng. Trông chàng thật uy
nghi, đường bệ khác hẳn thuở còn hàn vi ở chốn quê nhà.
Trong buổi lễ đăng quang đó, rất nhiều đại thần và các lang muốn biết vì sao Lang Liêu lại chọn
được hai loại bánh có ý nghĩa như vậy. Và dân chúng chắc cũng sẽ thắc mắc vì sao chàng lại nên
được ngôi vua trong khi so với các anh của chàng thì chàng là người cùng kiệt khổ, thiệt thòi nhất.
Thấu hiểu được sự thắc mắc của bá quan văn võ và dân chúng, nhân ngày vui đó Lang Liêu
mới chậm rãi kể cho tất cả mọi người cùng nghe. Trước khi vào câu chuyện của mình, chàng nói:
1 Con xin đội ơn sự tin tưởng của vua cha, Người đã lựa chọn con để nối ngôi báu. Ân đó con
xin ghi tạc và nguyện một lòng xây dựng đất nước ngày một vững bền, hùng mạnh để không phụ
công lao của vua cha.
Nói xong, chàng bước xuống và lạy vua cha ba lạy.
Trở lại ngai vàng chàng bắt đầu câu chuyện.
?Là con của hoàng đế nhưng ngay từ nhỏ ta đã sống một cuộc sống lao động vất vả như một
người nông dân thực thụ, hàng ngày ta chỉ biết chăm sóc vun trồng cho ngô khoai, ruộng lúa dù
không nói ra nhưng ta thầm hiểu đây chính là nguồn lương thực chính nuôi sống con người. Do đó
ta rất trân trọng hạt gạo. Thế rồi nghe lệnh của đức vua, lúc đầu ta vô cùng e sợ vì không biết
chọn món gì để dâng lên tiên đế để cho trọn chữ hiếu với tổ tiên, với vua cha. Ta đã trằn trọc, lo
lắng suốt mấy đêm. Và cho đến một đêm ta nằm mộng thấy một vị tiên, vị tiên nói với ta rằng:
trong trời đất, thứ quý nhất là gạo, hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. Tỉnh dậy, ta suy nghĩ rất
kĩ câu nói đó và thực tế trong thâm tâm ta cũng luôn nghĩ như vậy. Và ta chọn gạo làm nguyên liệu
chính cho món ăn dâng lên tiên đế. Ta chọn thứ gạo nếp thật ngon đem ngâm nước nửa ngày rồi
đem gói lại bằng thứ lá dong vẫn mọc ở vườn nhà. Đến phần nhân bánh ta trộm nghĩ nếu bánh
không có nhân thì chiếc bánh sẽ kém phần ngon hơn nữa trong nhà vẫn có những thứ tự tay ta làm
ra như thịt và đậu xanh, suy nghĩ một hồi ta quyết định lấy thịt, đậu xanh và một vài gia vị nữa
đem đặt vào giữa chiếc bánh dễ làm nhân. Sau khi gói thành những chiếc bánh vuông vắn ta cho
vào nồi nấu thật nhừ, làm cho gạo, thịt, đậu xanh quyện chặt vào với nhau. Ta lại đem thứ gạo ấy
đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thêm mọt thứ bánh hình tròn. Làm xong hai loại bánh đó ta vô cùng
thích thú bởi chúng được làm từ những thứ gần gũi, thân thuộc với con người nhất. Với ý nghĩ đơn
giản, mộc mạc như vậy ta đã đem vào cung và dâng lên tiên đế. Thật may mắn đức vua đã để ý tới
và chọn ta làm người kế thừa ngôi vị.
Người đã đặt tên loại bánh vuông là bánh chưng và loại bánh tròn là bánh dày, ta thấy những
cái tên đó rất có ý nghĩa: thứ nhất vì nhân dân ta có quan niệm trời tròn đất vuông, hai thứ hài hoà
với nhau cùng con người và vạn vật tạo nên sự sống. Còn các thứ thịt mỡ, đậu xanh là tượng trưng
cho thiên nhiên, muông thú. Vỏ lá dong bọc ngoài là ước muốn của ta nhắc nhở đồng bào đùm bọc
lấy nhau?
Mọi người nhất loạt đều đồng ý tán thưởng.
Lang Liêu tiếp:
?Ta thấy những thứ đem làm bánh đều có sẵn trong dân chúng, đó là những sản phẩm do
chính bà con nông dân làm ra do đó đều rất dễ tìm, hơn thế nó lại mang nhiều ý nghĩa. Nay ta
truyền lệnh: cứ vào những dịp lễ tết lớn của dân tộc, nhà nhà sẽ làm hai thứ bánh này để cúng tế tổ
tiên và làm thức ăn trong ngày tết. Các khanh hãy nhớ đây là một truyền thống quý báu của dân
tộc. Các khanh phải nhắc nhở con cháu biết giữ gìn và phát triển để nó không chỉ là một món ăn mà
còn phải là một nét văn hoá của dân tộc mình, để mai này con cháu của chúng ta có đi đến nơi đâu
cũng không thể quên được hương vị đặc trưng của quê nhà".
Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên đều vỗ tay reo
mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày có ông tổ của bánh chưng, bánh dày, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa.
Trải qua bao thăng trầm và sóng gió, thế nhưng tục lệ làm bánh trưng vẫn là thói quen quen
thuộc của quần chúng nhân dân. Và có không ít đồng bào ở nước ngoài vẫn nhớ đến chiếc bánh
chưng. Đó chính là nét văn hoá độc đáo quý báu của dân tộc.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top