tctuvan

New Member
  Một số bài mẫu cho các bạn trẻ  
:think:

Bài làm 1
Rặng dừa
Chiều chiều em cùng bố mẹ đi dạo mát ngoài biển. Ở đây, có biết bao nhiêu cảnh mà em yêu, nhưng em chỉ thích nhất là được ngồi dưới bóng những cây dừa san sát đế hưởng những làn gió biển mát rượi.
Từ xa nhìn lại, em thấy những cây dừa cao to, trồng rất thẳng hàng. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng lóp vỏ cứng, sần sùi màu nâu đen. Các tàu lá dừa màu xanh sẫm, to và xòe ra mọi phía. Và, hình như tàu lá dừa đang dùng chiếc vĩ cầm của mình kéo thành một bản nhạc hòa tấu cũng tiếng sóng biển, tiếng gió rì rào tạo nên những âm thanh êm dịu phá tan nỗi mệt nhọc sau những giờ làm việc căng thẳng của mọi người. Xen kẽ trong các tàu lá là nhũng bông dừa màu vàng li ti. Gặp những con gió thổi, bông dừa roi đầy trên bò’ cát. Những bông dừa rơi xuống nhường chỗ cho các trái dừa bé bỏng màu xanh non. Những trái dừa đó cứ lớn dần lên... khi gọt vỏ lớp vỏ dày bên ngoài rồi khoét một lỗ nhỏ sẽ lộ ra bên trong một lóp cùi dày rất nhiều nước. Nước dừa là món nước giải khát quen thuộc, dân dã của mọi người.
Dừa khi đã chín, vỏ đổi sang màu đỏ ối - đó là loại dừa lửa theo tên gọi của nhân dân ở đây. Vào ngày giỗ, tết, trái dừa cũng có mặt trên mâm ngũ quả của mọi nhà. Trái dừa phơi khô còn dùng làm gáo múc nướcề Các tàu dừa khô làm củi để đốt rất đượm.
Cây dừa tô điếm cho miền Nam một vẻ đẹp đáng yêu. Nhìn cây dừa em lại nhớ đến vẻ đẹp than thuộc của quê hương mình.
(Nguyễn Ái Thanh Đan)

Bài làm 2
Cây dừa
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch thảng năm,
Quả dừa — đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa — chiếc lược chải vào mây xanh.
Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ái đeo bao hũ rượu quanh cố dừa.
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn lợn đến cùng dừa múa reo.
Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
(Trần Đăng Khoa)


Bài làm 3
Khóm tre
Đầu làng em có khóm tre xanh mát. Không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhung chỉ biết rằng chúng rất thân thiết với người dân làng em.
Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần mới thấy bức thành ấy được tạo bởi nhiều cây trê gầy guộc, khắng khiu. Cây nọ nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa, bão giông, vươn lên trên đỉnh cao đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cụ già trong làng em thường bảo: cây tre cũng như người dân quê em một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường.
Thân tre vừa tròn lại vừa gai góc. Trên những thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc chi chít những búp măng non. Búp mói thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực em, búp vươn quá đầu em... Em cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre; năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút, ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng em ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm trăng rằm, bọn em mang đèn treo lên những thân tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng em nhảy múa cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kế chuyện ngày xưa... tre cũng vui như chúng em.
Tre đi vào cuộc sống của con người quê em. Đó là nhũng bạn thâm tình của nhiều thế hệ. Ngưòi làng em, ai đi xa cũng nhó' về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.
(Bùi Ngọc Son)
Bài làm 4
Tre xanh
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc lá mong manh,
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
ơ đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu?
Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất cùng kiệt Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vưon mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh khuất mình bóng râm.
Bão bùng thân bọc lẩy thân Tay ôm, tre níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người. Chang may thân gãy cành rơi vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho mãng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đă nhọn chư chông lạ thường. Lừng trần phơi nắng phơi sương Có manh ảo cộc tre nhường cho con. Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng thần tròn của tre. Năm đi qua, thảng đi qua Tre già măng mọc có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.





Tả khóm tre

Ở đầu làng em có một khóm tre già. Em không biết nó trồng từ lúc nào nhưng bây giờ nó đã to, cao hơn cả ngôi trường em đang học.
Bụi tre này cao trên tám mét, thân thẳng đuột. Những cây tre ôm sát nhau đếm không xuể. Thân cây được chia làm nhiều đốt, không có màu nâu đất như nhiều loại cây khác mà óng óng một màu xanh. Những nhánh tre thường rất nhỏ, mọc ngay dưới gốc và hay có gai gồ ghề. Lá tre nhỏ bằng một nửa lá xoài, lúc còn non cũng cuộn lại như lá chuối, sau dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Quanh khóm tre được bao bọc bằng những dây lá bát. Khóm tre dày nhất là ở phần gốc, càng lên cao càng thưa dần. Tuy là một loài cây lấy gỗ, nhưng rễ của nó lại là rễ chùm, chằng chịt như có hàng triệu con giun khổng lồ. Rồi ngày tháng qua đi, những cây tre cũng dần già đi bị chủ chặt về, để nhường chỗ cho những búp măng: búp màu xanh, búp màu nâu xen kẽ nhau trông thật vui mắt. Thế rồi những búp măng ấy cũng lớn dần đần, từ giã lớp vỏ bên ngoài để trở nên vững chãi và rắn chắc hơn.

Tre rất có ích. Lá tre có thể nhóm lửa. Gỗ để đóng bàn ghế, giường…Thỉnh thoảng, người ta còn nhổ cả rễ tre về làm thuốc. Nếu ai có dịp được thưởng thức những búp măng thì thật tuyệt! Do tre có ích như thế, nên em yêu biết bao những khóm tre đầu làng.

Sưu tầm*
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top