Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn về đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên). Nghiên cứu một số phạm trù tự sự qua khảo sát nội dung và thế giới nghệ thuật sử thi Ra Glai. Phân tích đặc điểm tự sự sử thi Ra Glai trên bình diện không gian-thời gian, ngôn ngữ và diễn xướng nhằm khẳng định về cơ bản sử thi Ra Glai có mối tương quan và thống nhất với sử thi nhân loại

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tây Nguyên là một vùng có nhiều tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý
báu của đất nước ta trong đó có sử thi mà trước đây chúng ta thường gọi là trường
ca, anh hùng ca, một thể loại tự sự dân gian truyền miệng, cho tới nay vẫn được lưu
giữ trong trí nhớ của người dân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt
cộng đồng. Việc phát hiện, sưu tầm và công bố các tác phẩm sử thi Tây Nguyên là
công sức của nhiều thế hệ các nhà sưu tầm và nghiên cứu văn hóa dân gian gần một
thế kỉ qua.
Là một bộ phận hợp thành và làm nên sự phong phú đa dạng của sử thi Việt
Nam, sử thi Tây Nguyên đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển và
lưu tồn của sử thi Việt Nam, đặc biệt là về nguồn tư liệu sử thi sống. Thực tế cho
thấy, sử thi Tây Nguyên đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống loại
hình sử thi dân tộc, và diện mạo của sử thi Việt Nam chỉ có thể được nhìn nhận
trong một chỉnh thể thống nhất mà trọn vẹn, phong phú, trong đó bao gồm có sử thi
Tây Nguyên.
Với nền tảng văn hóa, xã hội riêng biệt, các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên
đã xây dựng cho mình một nền văn học, sử thi đa sắc, đa màu, là loại hình văn học
dân gian vô giá với những tác phẩm thực sự là những thiên sử thi bất tử đã đi vào
đời sống cộng đồng như những điều tất yếu.
Trong kho tàng sử thi Tây Nguyên, nếu như người Êđê có sử thi Khan, với
các tác phẩm tiêu biểu là Đăm San, Đăm Di, Khinh Dú, Đăm Dơ roăn, Y Pơrao, Mơ
Hiêng, Chi Grí, Mđrông đăm, Hdung Y Thu, Đăm Thí; người Bana có sử thi Hơmon
tiêu biểu là Đăm Noi, Giông cùng kiệt tám vợ, Tre vắt ghen ghét Giông, Dyông Wiwin,
Xing Chi Ôn; người Garai có sử thi Hơri tiêu biểu là Chilơkôk, thì sử thi Akhat`
jucar của người Ra Glai là Udai Ujac`. Tuy nhiên, các tác phẩm đó dù là của người
Ê Đê, Ra Glai, hay Bana… đều là những bản sử thi đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật
văn học dân gian Tây Nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã ví các
bản sử thi ấy: « Cao vời vợi như đỉnh núi Chu Pông, trong suốt như dòng nước sông

Ba và tỏa hương thơm ngào ngạt như mùa hoa ê pang nở trắng giữa núi rừng Tây
Nguyên ».
Là một trong bốn tiểu vùng của vùng sử thi Tây Nguyên, tiểu vùng sử thi Ra
Glai-Chăm có đầy đủ những đặc trưng của thể loại sử thi Tây Nguyên. Cũng như
những tác phẩm sử thi Tây Nguyên khác, hơn 30 tác phẩm thuộc tiểu vùng sử thi Ra
Glai-Chăm vừa là một hiện tượng văn học, vừa là một hiện tượng văn hóa. Nó
không tồn tại một cách độc lập đơn lẻ mà cùng với các tác phẩm sử thi tồn tại ở
nhiều tộc người trong phạm vi vùng địa lý Trường Sơn-Tây Nguyên và vùng phụ
cận tạo nên một hiện tượng văn hóa mang tính vùng. Trong đó, với những sắc thái
riêng của mình, sử thi akhat` jucar Ra Glai chiếm ưu thế vượt trội và là thể loại tiêu
biểu cho tiểu vùng sử thi Ra Glai-Chăm.
Vì thế, việc tìm hiểu về sử thi akhat` jucar nói chung, cũng như những đặc
trưng thể loại của nó nói riêng trong tương quan và đối sánh với sử thi nhân loại và
sử thi Việt Nam sẽ góp phần khẳng định những đóng góp và giá trị của sử thi Ra
Glai khi nghiên cứu sử thi Việt Nam nói chung và sử thi Tây Nguyên nói riêng. Đó
là lí do đầu tiên chúng tui chọn sử thi Ra Glai để nghiên cứu.
Hiện nay, việc nghiên cứu tự sự dân gian (Research of Folk Narrative) đã
phát triển sâu rộng và hình thành tổ chức Quốc tế (International Society for Folk
Narrative Research) qua nhiều kỳ đại hội. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tự sự dân
gian đã đạt được nhiều thành tựu, và ngày càng thu hút được sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu. Bản thân nó cũng ngày càng chứng tỏ tính hữu dụng của mình đối
với văn học nói chung và việc nghiên cứu văn học nói riêng từ quá khứ đến hiện
đại.
Sử thi Ra Glai là một kho tàng vô giá và chứa dựng nhiều giá trị cần được
khai thác, vì lẽ đó, việc vận dụng lý thuyết và những ứng dụng của tự sự học, nhất
là lý thuyết trong lĩnh vực loại hình vào nghiên cứu kho tàng sử thi Ra Glai thiết
nghĩ là một việc làm khoa học và đứng đắn. Được sự gợi ý, giúp đỡ của người hướng dẫn, chúng tui đã chọn vấn
đề“Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) » làm
đề tài luận văn của mình.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh loại hình sử thi Ra Glai trong tương
quan với sử thi nói chung và sử thi các dân tộc khác, luận văn chỉ ra những đặc
trưng về loại hình của sử thi Ra Glai, từ đó khẳng định về mối tương quan của sử thi
Ra Glai với các sử thi khác, đồng thời chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong sự thống
nhất và khu biệt với sử thi nhân loại và sử thi Việt Nam.
Ngoài ý nghĩa khoa học, đề tài còn có ý nghĩa thực tiễn, đó là khẳng định vị trí
và những đóng góp của sử thi Ra Glai đối với nền sử thi Việt Nam một cách khách
quan, thuyết phục, từ đó góp thêm một tiếng nói vào việc giữ gìn những nét bản sắc
của tộc người Ra Glai nói riêng. Đây là một việc làm cụ thể, có ý nghĩa cho những
người có ý thức về vai trò và tầm quan trọng của sử thi Ra Glai (Tây Nguyên).
Ngoài ra, luận văn còn giúp ích cho việc học tập nghiên cứu khoa học và ứng
dụng vào việc tìm hiểu kho tàng sử thi Tây Nguyên, Ra Glai ở các trường đại học,
cao đẳng.
2. Lịch sử vấn đề
Kể từ khi L. Sabatier lần đầu tiên sưu tầm và công bố Khan Đăm San năm
1927 và sau đó được dịch ra tiếng Pháp, khiến thế giới phương Tây biết tới một ―bài
thơ tuyệt đẹp‖, một ―kiệt tác‖ của văn học truyền miệng của các dân tộc thiểu số
Đông Dương (như lời của nhà Việt Nam học Pháp nổi tiếng G. Condominas), thì
những phát hiện đáng trân trọng trong việc sưu tầm và công bố sử thi Tây Nguyên
dần dần có những đột phá về số lượng và khối lượng các tác phẩm. Sau Đăm San,
năm 1955, D. Antomarchi và G. Condominas đã sưu tầm, công bố và giới thiệu
khan Đăm Di.
―Vào những năm 60 của thế kỷ XX, một số cán bộ người Tây Nguyên như Y
Điêng, Y Yung, Kơxo Bơliêu cùng Ngọc Anh tập kết ra miền Bắc, đã tập hợp và
công bố tập sách Trường ca Tây Nguyên với các tác phẩm: Xing Nhã, Đăm Di,
Khinh Dú, Đăm Đơroan, Y Ban, Y Bơrao. Với cuốn sách nổi tiếng một thời này, số

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Chế tạo và khảo sát tính chất đặc trưng của sợi nano ZnO Khoa học Tự nhiên 0
A Khảo sát đặc điểm men giống sử dụng trong sản xuất bánh men thuốc Bắc tại Phong Điền, Cần Thơ Khoa học Tự nhiên 3
N Khảo sát đặc tính của hydroxyethyl cellulose trong công nghệ bảo quản măng cụt Kiến trúc, xây dựng 0
G Khảo sát đặc tính và khả năng thu nhận enzym - Galactosidaza từ vi khuẩn Sphingomonas paucimobilis B Luận văn Kinh tế 0
D Chế tạo hạt nanô Fe3O4 và khảo sát một số tính chất đặc trưng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh tiêu chảy thành dịch ở lợn tại hưng yên, khảo sát một số Nông Lâm Thủy sản 0
V Khảo sát, đánh giá đặc điểm địa hóa môi trường nước dưới đất khu vực nam - đông nam Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
O Nghiên cứu chế tạo và khảo sát các tính chất đặc trưng của bột vật liệu trên cơ sở LANI5 có kích thư Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top