jeam9x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày các tư liệu điền dã, dựng lại truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội). So Sánh truyền thuyết và lễ hội ở đền Lộ (Hà Nội) với truyền thuyết và lễ hội ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc) làm rõ nét tương đồng và khác biệt của chúng. Làm rõ mối quan hệ giữa truyền thuyết, lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) và mối quan hệ giữa truyền thuyết, lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc). Đưa ra một số giá trị của truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)
(TÂN HỘI, TRUNG QUỐC) ............................................................................................12
1.1.Khái niệm truyền thuyết ...........................................................................................12
1.1.1. Khái niệm truyền thuyết theo học giả Việt Nam.............................................................12
1.1.2. Khái niệm truyền thuyết theo học giả Trung Quốc.........................................................15
1.1.3. Nhận xét.............................................................................................................................18
1.2. Truyền thuyết về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc) ................19
1.2.1. Dương Thái hậu qua các nguồn thư tịch..........................................................................19
1.2.2. Truyền thuyết về Dương Thái hậu qua điền dã thực địa................................................21
1.2.3. Nhân xét.............................................................................................................................25
1.3. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội). ....................................26
1.3.1. Một số truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương từ các bản ghi chép ở Việt Nam..........26
1.3.2. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội)............................................29
1.3.3. Nhận xét.............................................................................................................................32
1.4. Một số tương đồng và khác biệt giữa truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền
Lộ (Hà Hội) với truyền thuyết về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc).33
1.4.1. Một số tương đồng giữa truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) với
truyền thuyết về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc).................................33
1.4.2. Một số khác biệt giữa truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) với
truyền thuyết về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc).................................34
1.4.3. Nhận xét.............................................................................................................................37
CHƯƠNG 2. LỄ HỘI VỀ TỨ VỊ THÁNH NƯƠNG Ở ĐỀN LỘ (HÀ NỘI) QUA ĐỐI
SÁNH VỚI LỄ HỘI VỀ DƯƠNG THÁI HẬU Ở ĐIỆN MẪU (TÂN HỘI TRUNG
QUỐC)...............................................................................................................................39
2.1. Khái niệm lễ hội.......................................................................................................39
2.1.1. Khái niệm lễ hội theo học giả Việt Nam. ........................................................................39
2.1.2. Khái niệm lễ hội theo học giả Trung Quốc. ....................................................................42
2.1.3. Nhận xét.............................................................................................................................44
2.2. Lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc).............................45
2.2.1. Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội....................................................................................45
2.2.2. Tiến trình tổ chức lễ hội....................................................................................................48
2.3. Lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội)..................................................51
2.3.1. Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội....................................................................................51
2.3.2. Tiến trình tổ chức lễ hội....................................................................................................55
2.4. Một số tương đồng và khác biệt giữa lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà
Hội) với lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc). .......................58
2.4.1. Một số tương đồng giữa lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) với lễ hội
về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc). .......................................................58
2.4.2. Một số khác biệt giữa lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) với lễ hội về
Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc). ............................................................59
2.4.3. Nhận xét.............................................................................................................................61
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ CỦA TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ TỨ VỊ THÁNH
NƯƠNG Ở ĐỀN LỘ (HÀ NỘI) QUA ĐỐI SÁNH VỚI GIÁ TRỊ CỦA TRUYỀN
THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ DƯƠNG THÁI HẬU Ở ĐIỆN MẪU (TÂN HỘI, TRUNG
QUỐC)...............................................................................................................................64
3.1.Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội)
và mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội,
Trung Quốc)......................................................................................................................64
3.1.1. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội........................................................................64

3.1.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội,
Trung Quốc)….... ........................................................................................................................66
3.1.3. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà
Nội)……......................................................................................................................................68
3.2.Giá trị của truyền thuyết và lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung
Quốc) ................................................................................................................................70
3.2.1. Giá trị lịch sử......................................................................................................................70
3.2.2. Giá trị tâm linh...................................................................................................................71
3.2.3. Giá trị văn hóa. ..................................................................................................................72
3.2.4. Giá trị kinh tế.....................................................................................................................74
3.3.Giá trị của truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) qua
đối sánh với giá trị của truyền thuyết và lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội,
Trung Quốc)......................................................................................................................75
3.3.1. Giá trị lịch sử......................................................................................................................75
3.3.2. Giá trị tâm linh...................................................................................................................78
3.3.3. Giá trị văn hóa. ..................................................................................................................80
3.3.4. Giá trị kinh tế.....................................................................................................................81
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................88
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................94
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thông qua các nguồn tài liệu và các truyền thuyết về các vị thần được
thờ cúng ở Việt Nam, chúng tui được biết rất nhiều nơi ở miền Trung Việt
Nam có đền thờ Tứ Vị Thánh Nương 四位圣娘. Tứ Vị Thánh Nương, như
tên gọi, là để chỉ 4 vị thánh nữ. Quá trình điền dã tại một số địa phương của
Việt Nam, chúng tui nhận thấy: cả bốn vị thần này đều là những vị thần có
nguồn gốc, lai lịch từ Trung Quốc. Theo một truyền thuyết phổ biến ở Việt
Nam, vị nữ thần đóng vai trò chủ đạo trong số bốn vị nữ thần này chính là
Dương Thái Hậu – mẹ của Tống Đế Bính 宋帝昺, vị vua cuối cùng của nhà
Tống. Sau khi quân Nguyên đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn, nhà Nam Tống
thất thủ, hoàng tộc nhà Tống nhảy xuống biển tự vẫn. Dương Thái Hậu là
một trong số những người đã tự vẫn theo vua Tống Đế Bính. Tương truyền
thi thể Dương Thái Hậu bị sóng đánh dạt vào cửa biển Việt Nam. Người dân
Việt Nam thấy vậy liền lập miếu thờ cúng bà như là một vị thần biển thiêng
liêng.
Đề tài này khơi gợi cho chúng tui rất nhiều hứng thú. Tại sao một vị
Hoàng hậu Trung Quốc lại được người Việt Nam thờ cúng trên một phạm vi
địa lí rộng như vậy? Tại sao một vị Hoàng hậu Trung Quốc lại dễ dàng xâm
nhập vào tín ngưỡng của người Việt để trở thành một phần của văn hóa dân
gian của người Việt như vậy? Việc làm rõ vấn đề này, theo chúng tôi, sẽ làm
sáng tỏ nhiều vấn đề về giao lưu văn hóa Việt Nam – Trung Quốc trong lịch
sử, là một bước đi quan trọng tạo tiền đề cho những nghiên cứu trong tương
lai về tín ngưỡng thờ cúng thần linh của hai nước.
Một điều lý thú nữa, trong quá trình đi khảo sát để lựa chọn đề tài nghiên
cứu, chúng tui tình cờ phát hiện ra đền Lộ, thuộc thôn Đại Lộ, xã Ninh Sở,
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, một trong những tụ điểm tín ngưỡng
lớn thu hút dân chúng ở khu vực đồng bằng sông Hồng, cũng chính là một
địa điểm thờ Tứ Vị Thánh Nương. Tại sao một điểm nằm sâu trong vùng
châu thổ Bắc Bộ lại xuất hiện nơi thờ Tứ Vị Thánh Nương, vị thần bảo trợ
cho những người đi biển? Vậy Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ còn được thờ
như là vị thần biển nữa hay không hay đã mang thêm những nội dung, chức
năng khác? Đấy là điều chúng tui đặc biệt quan tâm. Thông qua nguồn
truyền thuyết dân gian và các sinh hoạt lễ hội liên quan tới Tứ Vị Thánh
Nương ở đền Lộ, chúng tui hi vọng đưa ra một hướng tiếp cận để góp phần
trả lời câu hỏi này. Chúng tui còn hi vọng làm rõ dấu vết của một nền văn
hóa mang dấu ấn địa phương được thể hiện một cách rõ nét thông qua truyền
thuyết về Tứ Vị Thánh Nương cùng với những hoạt động lễ hội diễn ra trong
đền thờ của các làng đồng bằng sông Hồng. Truyền thuyết và lễ hội đều
thuộc di sản văn học, văn hóa dân gian, là một thành tố góp phần vào việc
định hình bản sắc dân tộc. Để làm rõ được bản chất sự ra đời và lưu truyền
của chúng, chúng tui cho rằng không thể tách rời hai bộ phận truyền thuyết
và lễ hội mà sẽ tiến hành nghiên cứu chúng như một tổng thể không thể chia
tách.
Thứ nữa, để hiểu sâu hơn về Tứ Vị Thánh Nương và sự hiện diện của tín
ngưỡng này trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, chúng tui cho rằng
phải đặt vị thần này trong tương quan đối sánh với vị thần nguyên gốc, đó là
Dương Thái Hậu được thờ ở điện Mẫu Tân Hội, Quảng Đông, Trung Quốc.
Việc so sánh này sẽ giúp chúng tui làm rõ được những biến đổi của một vị
thần từ nguyên gốc đến một vùng khác với nhiều nội dung phát sinh và
những ý nghĩa mới.
Một lý do nữa khiến chúng tui chọn đề tài liên quan đến Tứ Vị Thánh
Nương đó là do những thuận lợi của chúng tui khi tiếp cận tư liệu nghiêncứu của Trung Quốc cũng như Việt Nam. Là người mang quốc tịch Trung
Quốc, lại được đào tào rất bài bản ở Việt Nam, chúng tui nhận thấy nghiên
cứu so sánh là một ưu thế. Chúng tui rất bất ngờ và cảm giác hứng thú khi
biết có một Hoàng hậu người Trung Quốc là Dương Thái Hậu lại được thờ ở
nhiều nơi Việt Nam. Những học giả tiền bối, những người nghiên cứu về Tứ
Vị Thánh Nương ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc chưa có điều kiện nghiên
cứu trong thế đối sánh một cách toàn diện những nguồn tư liệu. Chúng tui có
điều kiện khai thác được nguồn tư liệu của cả hai nước, vì vậy chúng tôi
nhận thấy cần tập trung nghiên cứu so sánh này nhằm đưa ra những
hiểu biết toàn diện nhất có thể về đối tượng.
Vì những lí do trên, chúng tui chọn đề tài Truyền thuyết và lễ hội về Tứ
Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội
về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc). Quá trình nghiên
cứu, chúng tui sẽ làm sáng tỏ sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa
hai nước Trung - Việt và xu hướng địa phương hóa tín ngưỡng thờ Dương
Thái Hậu ở Trung Quốc và Tứ Vị Thánh Nương ở Việt Nam. Từ góc nhìn
của lí thuyết nghiên cứu ảnh hưởng và nghiên cứu so sánh, chúng tui nhận
thấy việc tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ
(Hà Nội) trong tương quan với truyền thuyết và lễ hội về Dương Thái Hậu ở
điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc) sẽ có đóng góp nhất định, tạo tiền đề cho
những giao lưu, trao đổi học thuật Trung Quốc và Việt Nam xung quanh vấn
đề này trong tương lai. Đây là một nhu cầu cần thiết đặt ra với những nhà
nghiên cứu văn học dân gian hai nước.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tui nhận thấy tư liệu sớm nhất
có ghi chép về Tứ Vị Thánh Nương là Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ
Liên thế kỷ XV. Cuốn sử sách này đã viết về sự kiện Tống phi hiện về báomộng cho vua Trần Anh Tông: “…đêm mơ thấy một thần nữ khóc lóc nói
với vua: Thiếp là cung phi nhà Triệu Tống, bị giặc bức bách, gặp phải sóng
gió, trôi giạt đến đây. Thượng đế phong thiếp làm thần biển đã lâu. Nay bệ
hạ mang quân đi, thiếp xin giúp đỡ lập công” [23, tr. 44]. Sau đó là cuốn Tục
biên Việt điện u linh của Nguyễn Văn Chất (1422-?) viết: “phu nhân họ
Triệu là công chúa nước Nam Tống, tất cả có ba mẹ con, phu nhân là con gái
út… Phàm những thuyền đi bể, gặp khi sóng gió nguy hiểm, kêu cầu đều
được thoát nạn. Sau các nơi cửa bể đều lập đền thờ, đền nào cũng có tiếng
thiêng” [51, tr. 117].
Ngoài ra, nguồn tư liệu thần tích quý báu hiện đang được lưu giữ ở đền
Lộ như ngọc phả, bi ký, sắc phong, hoành phi câu đối… cũng đóng vai trò
quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi. Trên cơ sở đó, đền Lộ đã nhờ
các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hán nôm căn cứ vào thần phả
chữ Hán để dịch thuật. Vào tháng 2 năm Bính Tý (năm 1996), Đại Lộ tối
linh từ được biên soạn, Phó giáo sư Nguyễn Tá Nhí hoàn thành việc dịch
thuật, trong đó có bản dịch nghĩa của “Ngọc Phả Bốn Vị Thánh Nương Nam
Hải Đại Càn Quốc Gia (thờ phụng ở xã Đại Lộ)”, kê ra thời gian cụ thể của
16 sắc phong Tứ Vị Thánh Nương được các vị vua của các triều đại phong
kiến ban, còn có bài hỏi đáp về những vấn đề liên quan đến sự tích Tứ Vị
Thánh Nương và bài nói chuyện của Phó giáo sư Trần Lâm Biền với nhân
dân thôn Đại Lộ vào ngày 30 tháng 7 năm 1993.
Hiện nay các công trình nghiên cứu về Tứ Vị Thánh Nương chủ yếu tập
trung vào những vấn đề liên quan đến đền Cờn (Nghệ An) và về văn hóa
biển ở Việt Nam. Trong cuốn Tục thờ thần và thần tích Nghệ An (năm 2010),
Phó giáo sư Ninh Viết Giao đã dành một số trang nhất định để giới thiệu Tứ
Vị Thánh Nương, truy nguyên việc thờ cúng Tứ Vị Thánh Nương là xuất
phát từ việc thờ thần nước, thần biển. Năm 2009, Phó giáo sư, tiến sĩ Trần
Thị An có bài viết “Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết Tứ Vị Thánh
nương (qua các nguồn thư tịch, truyền thuyết dân gian và tục thờ cúng)”
đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học. Trong bài viết này, tác giả Trần Thị
An đặt vấn đề “Tại sao các vị thần Trung Quốc được thờ rộng rãi đến thế ở
Việt Nam” và bà đã giải mã câu hỏi trên từ các bình diện như văn hóa, lịch
sử, niềm tin và nhu cầu của nhân dân: “Sự hình thành của một truyền thuyết,
sự phát sinh, tồn tại và phát triển của một tục thờ không đơn giản chỉ xuất
phát từ niềm tin và nhu cầu của người dân mà còn chịu sự tác động đa chiều
trong mối quan hệ chồng chéo trong lịch sử” [4, tr. 73].
Cũng năm 2009, bài viết của Trần Thị An là “Về ngôi đền thờ Tống Phi
ở Phố Hiến, Hưng Yên” được đăng trên Thông báo văn hoá. Bài viết này đã
so sánh đền Mẫu Phố Hiến và đền Cờn, Quỳnh Lưu, đồng thời đưa ra quan
điểm đền Mẫu và đền Cờn là sự kết nối truyền thuyết trên nền tín ngưỡng
thờ thần biển: “Chính từ cái nền tín ngưỡng dân gian thờ thuỷ thần này mà
truyền thuyết của hai vùng đã xích lại gần nhau” [5, tr. 206].
Đáng chú ý là ngày 15-16 tháng 6 năm 2009, Hội thảo khoa học Lễ hội
đền Cờn, tục thờ Tứ Vị Thánh Nương với văn hóa biển ở Việt Nam đã được
tổ chức tại xã Quỳnh Phương huyện Quỳnh lưu tỉnh Nghệ An. Trong hội
thảo, các nhà khoa học nổi tiếng từ Trung ương và địa phương về tham dự
với nhiều báo cáo khoa học có chất lượng được trình bày. Kết quả là Kỷ yếu
hội thảo khoa học Lễ hội đền Cờn, tục thờ Tứ Vị Thánh Nương với văn hóa
biển ở Việt Nam được xuất bản vào năm 2010. Kỷ yếu dầy 370 trang, tập
hợp 23 bài viết của các nhà nghiên cứu như Ninh Viết Giao, Trần Thị An,
Nguyễn Xuân Đức…. trong đó phần lớn tác phẩm tập trung vào nơi thờ Tứ
Vị Thánh Nương khá tiêu biểu ở Việt Nam là đền Cờn, Nghệ An. Trong kỉ
yếu này, có những nghiên cứu tập trung và chứng minh quá trình biến thiên
của truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nương, có những nghiên cứu khác lại tiến
Nếu như đền Lộ nằm ngoài đê sông Hồng, thì đền Quan nằm trong đê
giữa làng. Đền Quan được thành lập từ những năm cuối thế kỷ 15 (cách đây
gần 500 năm). Đền thờ Thượng Đẳng thần Nguyễn Văn Chính – một người
con hiếu thảo của gia đình nhà Nho. Ngài tài học cao rộng lại có lòng trung
hiếu, tiết nghĩa, đỗ cập đệ tam tiến sỹ khoa thi Qúy Mùi niên hiệu Quang
Thuận 4 (1463) đời vua Lê Thánh Tông. Hiện nay còn lưu danh bia tiến sĩ
tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, bia số 3 cổng bên trái vào, dòng thứ 43.
Ngài làm quan về giáo dục và đào tạo nhân tài cho đất nước, chức đến
Tư Nghiệp (như hiệu phó ngay nay) trường Quốc Tử Giám sau sung nhập
nội Hành Khiển (chức quan to trong triều tương tự như Thượng Thư). Cả đời
người phẩm hạnh, cần mẫn, trung thành, công minh, chính trực. Việc vun
bồi nhân tài thì hết lòng ra sức, việc khảo hạnh và khảo khóa làm rất công
bằng, vô tư.
Cuối đời Ngài yêu thích mảnh đất Tiền Lộ (theo hương ước thời Lê
Thánh Tông, xã này là Tiền Lộ gồm Tiểu Lộ và Đại Lộ). Ở đây ngài truyền
bảo luận lí, văn chương cho người địa phương, được mọi người quý mến.
Ngài hóa và ngày 5 tháng 2 Âm lịch, dân làng thương tiếc lập đền thờ,
tục vẫn gọi “đền Quan” hay ‘”đền Ông”. Xuân thu nhị kỳ mở hội, đền hương
hàng ngày không dứt.
Sắc phong thần còn lưu giữ được: 8 đạo sắc, đạo sớm nhất ghi ngày 26 –
7 năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783). Đạo cuối cùng ghi ngày 25 – 7 năm Khải
Định (1929). Từng đạo sắc có ghi rõ cho địa phương xã Đại Lộ, Thanh Trì,
Hà Đông thờ phụng quan họ Nguyễn.
Đền này người các làng, xã gần xa trong vùng đều đến lễ bái, ai có cầu
xin việc gì thì đều được linh ứng. Trải qua các triều đại đều được tôn thờ.
Chùa Đại Lộ nằm ở cuối làng, là ngôi chùa cổ tọa lạc trên diện tích
khoảng 4.000 mét vuông núp dưới bóng của vườn cổ thụ và những cây cảnh tươi tốt quanh năm. Chùa làm theo lối chữ đinh với kiến trúc chồng giường
gác mái những đầu bẩy tại hiên chùa khá lớn có chạm những hình hoa lá đơn
giản, thanh thoát. Hai bức cốn hai bên có chạm nổi tre trúc, biểu tượng ngàn
đời của dân Việt Nam.
Đại bái của chùa có 5 gian, có hai hàng cột lớn treo các đôi câu đối
hoành phi bóng bẩy, cổ kính, chính giữa chùa là bức đại tự lớn có ghi: “Tam
giới đồng nhân” có nghĩa là Trời – Đất – Người làm việc lành.
Tuy là một chùa cổ trải qua các triều đại đều được trùng tu, tôn tạo trong
chùa có 14 tấm bia ghi công đức từ thời Triệu Trị (1843), đời Tự Đức, đời
Thành Thái v.v...
2.3.2. Tiến trình tổ chức lễ hội
Trong 10 ngày hội có rất nhiều nghi thức cúng lễ. Ngày mồng 1 tháng 2
âm lịch mở hội, mọi người vào ra nhộn nhịp, chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng,
làm lễ mở cửa đền, cửa chùa. Mồng 2 tổ chức lễ nhập tịch ở đền Lộ và đền
Quan, tức bắt đầu nhập hội. Mồng 3 người dân tế lễ vào buổi sáng ở hai đền,
đến chiều dân làng dùng kiệu bát cống, rước sắc phong từ đền Quan về chùa
của làng Đại Lộ để thờ. Ngoài kiệu rước sắc phong ra, có một kiệu đốn 4
người khiêng một chóe nước của đền Quan cũng được rước về đặt ở sân
chùa và tiến hành các nghi thức lễ Phật.
Các hoạt động trọng tâm của lễ hội diễn ra trong 3 ngày chính: mồng 4,
mồng 5 và mồng 6. Mồng 4 dân làng rước sắc phong của đền Quan từ chùa
về đền Quan, chiều dân làng đến đền Lộ rước các kiệu: kiệu võng, kiệu
chánh và kiệu rước chóe nước và các đồ thờ tự (tạm sự, ngũ sự) ở đền Lộ về
chùa và làm lễ Phật ở đấy.
Lễ rước cấp thủy/rước nước trên sông Hồng được tổ chức vào ngày
mồng 5, đây là nghi lễ lớn thu hút sự quan tâm của người làng và khách thập
phương. Sáng sớm mồng 5, dân làng mang các loại lễ vật đến chùa cúng, cầu khấn rất thành kính. Sau đó, đoàn người khởi hành rước chóe nước của hai
đền từ chùa ra bến sông Hồng. Nghi lễ rước nước hết sức long trọng, mọi
người mặc những bộ quần áo cung đình. Dẫn đầu là một nhóm trẻ em nam
mang cờ ngũ sắc, trống cái, thanh la lớn. Kế tiếp là nhà sư chủ trì ở chùa. Cỗ
kiệu lớn đi đầu là kiệu long đình rước hoa quả và lễ vật. Đi sau kiệu rước
này là phường trống, các vị bô lão, quan khách, đại biểu các đoàn thể ở địa
phương, họ mang rất nhiều mâm lễ, trong đó có một con lợn quay được bốn
trai đinh khiêng. Trong đoàn rước còn có kiệu võng, do các cô gái, phụ nữ
rước, có mái che, hai bên cũng có rèm che, trong võng có gối, tượng trưng là
Thánh Mẫu nằm trong đó. Chóe nước của hai đền cũng do cô gái, phụ nữ
rước lần lượt đi trước và đi sau kiệu võng, trên hai cái chóe đều phủ vải đỏ,
nghiêm trang, chỉnh tề, náo nhiệt. Tiếp đến là đội múa sênh tiền gồm 8 bé
gái múa, trang phục múa sênh tiền của các cô gồm có khăn vòng quấn trên
đầu, áo tứ thân bốn lớp, áo cánh cổ thìa, yếm đào và thắt lưng lụa dải đào.
Khi múa, hai tay cầm bộ sênh tiền bằng gỗ có gắn những đồng xu nhỏ, để
đưa tay lên và hạ tay xuống, phát ra âm thanh nghe vui tai, họ vừa đi vừa
nhún nhảy múa theo điệu nhạc bát âm. Điệu múa sênh tiền đã làm cho đoàn
rước thêm sôi động và mang nhiều màu sắc huyền bí của lễ hội dân gian.
Phường bát âm đi sau đội múa sênh tiền, gồm: đàn, sáo, nhị, mõ, thanh la...
Tiếng trống, tiếng thanh la âm vang sôi động. Đi sau cùng là kiệu chánh có
bài vị đặt trên long ngai thếp vàng và để bát hương, hoa quả do tám thanh
niên khoẻ mạnh khiêng. Ngoài rước kiệu, chóe đựng nước, các nghi trượng
và lễ vật, lễ hội còn xuất hiện các hình thức sinh hoạt văn hóa khác, đó là các
trò vui múa con đĩ đánh bồng, múa sư tử… đã thể hiện niềm phấn khởi và
tưng bừng của dân làng.
Khi đội hình rước đã đến bến sông Hồng, trống chiêng gióng lên từng
hồi, âm vang rộn rã, thúc giục. Đáng chú ý nhất lúc này là màn múa sư tử

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top