daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay, du lịch đang trở thành một ngành kinh
tế mũi nhọn, mang lại lợi ích kinh tế cao không chỉ ở Quảng Ngãi nói riêng mà cho cả
nước nói chung. Với lợi thế về sự đa dạng của các nguồn tài nguyên du lịch được phân
bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, hoạt động du lịch Quảng Ngãi trong những năm qua đã
có sự tăng trưởng vượt bậc. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã
và đang đầu tư, khai thác các khu du lịch, khu kinh tế Dung Quất và các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh với quy mô ngày càng lớn và đa dạng. Du lịch đã góp phần
giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân;
phát huy được một phần tiềm năng các nguồn tài nguyên; đồng thời góp phần vào sự
chuyển dịch kinh tế chung của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
Để hoạt động du lịch tại Quảng Ngãi ngày càng khởi sắc, muốn thu hút được du
khách, kéo dài thời gian lưu trú, mang lại lợi nhuận cao hơn, thì bên cạnh việc đầu tư
vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, còn cần xây dựng một sản phẩm du
lịch đặc trưng, một điểm nhấn cho du lịch Quảng Ngãi. Thuộc vùng đồng bằng duyên
hải miền Trung, tỉnh có lợi thế về tài nguyên du lịch biển, và Lý Sơn là nơi có đầy đủ
tiềm năng để có thể quy hoạch phát triển thành một điểm du lịch lí tưởng.
Nằm về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 14 hải lý, được bao bọc
bởi biển Đông, Lý Sơn như một chiến hạm nổi, tiền đồn canh giữ sự bình yên của lãnh
hải Việt Nam. Người dân đảo bao đời chất phác, bao lớp cha ông đã nối tiếp nhau xây
dựng nên mảnh đất thanh bình tươi đẹp. Nơi đây nổi tiếng với nhiều danh thắng đẹp
như chùa Hang, hang Câu, những bờ biển uốn lượn soi bóng rặng dừa, những đồng tỏi
mênh mông bát ngát…
Cù lao Ré – đảo Lý Sơn là nơi ra đời của Hải đội Hoàng Sa, đội quân góp phần
quan trọng trong việc đánh dấu chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa trên biển Đông. Trên đảo còn lưu giữ nhiều bằng chứng, tài liệu lịch
sử liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, hiện là vấn đề mang tính thời sự hiện
nay giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vương quốc tỏi Lý Sơn, nơi trồng giống tỏi được
công nhận là ngon nhất Việt Nam, còn ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa, danh thắng đặc
sắc, các lễ hội đặc trưng của vùng Trung Bộ và chỉ riêng có ở nơi đây. Đặc biệt, Lễ
Khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ thức hết sức độc đáo, được đánh giá là một lễ hội
mang đậm tính nhân văn, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân
huyện đảo, vừa tri ân những người có công trong việc giữ gìn biên cương tổ quốc, vừa
yên lòng những người còn sống, và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trong lịch
sử giữ gìn và xây dựng của cha ông. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn và mỗi công trình đều có những
đóng góp nhằm làm sáng tỏ những giá trị văn hóa, tính độc đáo của nó trong kho tàng
lễ hội cổ truyền của dân tộc. Nghiên cứu các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng qua các di
tích, lễ hội dân gian ở một địa phương cụ thể như đảo Lý Sơn sẽ góp phần vào việc
xây dựng toàn cảnh về văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội dân gian ở miền Trung Việt Nam.
Cuối cùng, là người con của quê hương núi Ấn sông Trà, tác giả có vốn hiểu
biết về đảo Lý Sơn. Qua luận văn, tác giả muốn góp một phần công sức nhỏ bé của
mình vào việc phát triển hoạt động du lịch Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung.
Chính vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch huyện
đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Củng cố lý thuyết về du lịch và phát triển du lịch.
- Xây dựng cơ sở lý thuyết phát triển bền vững du lịch cho huyện đảo Lý Sơn.
Vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn để đưa ra định hướng và giải pháp hợp lý.
- Kết quả của công trình nghiên cứu là tài liệu tham khảo giúp các cơ quan quản
lý nhà nước xây dựng quy hoạch phát triển du lịch sát với thực tiễn các tài nguyên của
đảo Lý Sơn.
- Ngoài ra, đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên và những
người nghiên cứu tiếp theo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý luận đã được trang bị vào đánh giá tiềm năng, hiện trạng
hoạt động du lịch tại đảo Lý Sơn, đề ra những biện pháp hợp lí góp phần phát triển du
lịch Lý Sơn theo hướng bền vững, nâng cao đời sống cho người dân, và tạo thêm một
sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn cho du khách khi đến với Quảng Ngãi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận về du lịch và phát triển du lịch.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du
lịch huyện đảo Lý Sơn.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch tại Lý Sơn
trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng các nguồn tài nguyên và
hoạt động du lịch tại huyện đảo Lý Sơn từ thực tế trong những năm qua.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung
Luận văn nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển
du lịch nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại Lý Sơn.
Giới hạn về thời gian và không gian
Luận văn tập trung thu thập, nghiên cứu, phân tích số liệu phục vụ đánh
giá thực trạng phát triển, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng tại huyện đảo Lý
Sơn trong thời gian 05 năm (từ 2009 – 2013).
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình, khảo cứu về văn hóa, lịch sử, các đề án phát triển kinh
tế - xã hội Lý Sơn như : “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa”, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Nhã, bảo vệ tại trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh), năm 1992. Tác giả
nghiên cứu về lịch sử hình thành đảo Hoàng Sa và Trường Sa, về việc ra đời đội
Hoàng Sa tại Lý Sơn. Đây là một đề tài khoa học lịch sử có giá trị rất lớn trong việc
khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam;
“Lý Sơn – Đảo du lịch lí tưởng” của tác giả Lê Trọng do nxb Văn hóa Thông tin
ấn hành tại Hà Nội năm 2007, là tập hợp các bài viết giới thiệu về lịch sử, văn hóa, các
yếu tố kinh tế xã hội nói chung của Lý Sơn. Tuy nhiên, quyển sách chưa nêu ra được
các định hướng để phát triển du lịch;
“Non nước Việt Nam” của Trung tâm công nghệ thông tin (Tổng cục Du lịch
Việt Nam), do nxb Văn hóa Thông Tin ấn hành tại Hà Nội năm 2007, chỉ nêu vài dòng
giới thiệu sơ lược về Lý Sơn là một điểm du lịch ở Quảng Ngãi;

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Biển Tỉnh Cà Mau Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững Văn hóa, Xã hội 1
D Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của măng tây xanh trồng tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
A Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên sự sinh trưởng phát dục và tỷ lệ đẻ của gà nòi ở đồng bằng sông cửu long Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top