Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch lễ hội. Khảo sát, thu thập tài liệu, thông tin về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch lễ hội của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua. Đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển du lịch lễ hội của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng
Electronic Resources
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI ............18
1.1. Những vấn đề lý luận về du lịch lễ hội ......................................................18
1.1.1. Lễ hội ...........................................................................................18
1.1.1.1. Khái niệm lễ hội.....................................................................18
1.1.1.2. Đặc trưng của lễ hội ..............................................................20
1.1.1.3. Ý nghĩa của lễ hội ..................................................................21
1.1.2. Du lịch lễ hội................................................................................22
1.1.2.1. Khái niệm du lịch...................................................................22
1.1.2.2. Du lịch lễ hội .........................................................................24
1.1.3. Vai trò của lễ hội trong phát triển du lịch văn hóa......................25
1.1.4. Các nguyên tắc khai thác và phát triển du lịch lễ hội..................26
1.2. Những lĩnh vực nghiên cứu du lịch lễ hội ................................................27
1.2.1. Vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội.........................27
1.2.2. Vấn đề sản phẩm du lịch lễ hội và việc xây dựng sản phẩm du lịch
đặc thù..............................................................................................................28
1.2.3. Vấn đề thị trường và khách du lịch lễ hội ...................................29
1.2.4. Vấn đề tổ chức, quản lý du lịch lễ hội..........................................30
1.2.5. Vấn đề nhân lực trong du lịch lễ hội ...........................................31
1.2.6. Vấn đề tuyên truyền, quảng cáo du lịch lễ hội.............................31
1.2.7. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch lễ hội .....................32
1.2.8. Du lịch lễ hội và điểm đến du lịch ...............................................34
1.3. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch lễ hội..34
1.3.1. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch lễ hội ở Việt Nam............34
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch lễ hội ở các
nước phát triển .................................................................................................39
Tiểu kết ............................................................................................................44
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI CỦA
NGƢỜI KHMER TỈNH SÓC TRĂNG..............................................................46
2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Sóc Trăng và lễ hội của người Khmer..........46
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng........................................46
2.1.2. Đặc điểm lịch sử, xã hội của tỉnh Sóc Trăng...............................48
2.1.2.1. Lịch sử hình thành vùng đất Sóc Trăng..................................48
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội tỉnh Sóc Trăng...............................50
2.1.3. Người Khmer tỉnh Sóc Trăng ......................................................51
2.1.3.1. Lịch sử hình thành tộc người Khmer......................................51
2.1.3.2 Vài nét về văn hóa của người Khmer tỉnh Sóc Trăng ..............55
2.1.3.3 Thống kê, phân loại lễ hội của người Khmer ............................56
2.2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc
Trăng ....................................................................................................................59
2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội ....................................59
2.2.2. Sản phẩm du lịch lễ hội ...............................................................61
2.2.2.1. Thưởng thức các nghi lễ trong lễ hội .....................................61
2.2.2.2. Các sản phẩm du lịch được tạo ra ở phần hội........................62
2.2.2.3. Không gian văn hóa của sản phẩm du lịch lễ hội ...................66
2.2.2.4. Một số sản phẩm du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc
Trăng ............................................................................................................69
2.2.3. Thị trường và khách du lịch lễ hội ..............................................79

2.2.3.1. Khái quát chung về thị trường khách du lịch tỉnh Sóc Trăng..79
2.2.3.2. Thị trường và khách du lịch lễ hội .........................................80
2.2.4. Nhân lực trong du lịch lễ hội.......................................................80
2.2.5. Tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội .........................................81
2.2.6. Tổ chức, quản lý du lịch lễ hội ....................................................83
2.2.7. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch lễ hội .................................86
2.3. Những hạn chế, yếu kém trong hoạt động du lịch lễ hội của người Khmer
tỉnh Sóc Trăng......................................................................................................88
Tiểu kết ............................................................................................................93
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LỄ HỘI CỦA NGƢỜI KHMER TỈNH SÓC TRĂNG......................................95
3.1. Căn cứ khoa học để đề xuất giải pháp.......................................................95
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam ................................95
3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng .......................96
3.1.3.Một số căn cứ khác ......................................................................97
3.2. Những giải pháp cụ thể phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh
Sóc Trăng .............................................................................................................98
3.2.1. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất du lịch lễ hội của người
Khmer tỉnh Sóc Trăng......................................................................................98
3.2.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc
Trăng..............................................................................................................101
3.2.3. Giải pháp về thị trường và khách du lịch lễ hội của người Khmer
ở Sóc Trăng ....................................................................................................103
3.2.4. Giải pháp về nhân lực du lịch lễ hội của người Khmer Sóc Trăng104
3.2.5.Giải pháp về xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch lễ hội của
người Khmer ở Sóc Trăng..............................................................................106
3.2.6. Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch lễ hội của
người Khmer ở Sóc Trăng..............................................................................107 3.2.7. Giải pháp về tổ chức, quản lý du lịch lễ hội của người Khmer ở
Sóc Trăng .......................................................................................................109
3.3. Kiến nghị .................................................................................................111
Tiểu kết ..........................................................................................................114
KẾT LUẬN....................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................119 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành công nghiệp không khói, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội
vô cùng to lớn cho nhiều nước trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á. Vì
vậy, phát triển du lịch vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế vừa góp phần giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa bản địa. Đây cũng là cơ hội để giao lưu, trao đổi và tiếp
thu tinh hoa văn hóa các dân tộc của các vùng miền trong và ngoài nước.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập, giao lưu và phát triển có nhiều nước trên thế
giới đã thành công trong phát triển du lịch lễ hội. Đối với Việt Nam, du lịch lễ hội
đang được ví như “mỏ vàng” bị bỏ hoang. Bởi lẽ, Việt Nam có 54 dân tộc anh em
tạo nên bức tranh văn hóa đa màu sắc vô cùng phong phú và hấp dẫn. Mỗi dân tộc,
mỗi vùng, miền đều có những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc.
Nhưng thực tế, du lịch lễ hội ở nước ta nói chung và ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng
chưa tạo được điểm nhấn để thu hút du khách, nhất là đối với khách quốc tế.
Với sự phong phú, đa dạng của hệ thống lễ hội tại Việt Nam, lễ hội được
nhìn nhận như một “bảo tàng sống” về phong tục tập quán và đời sống của cư dân
văn hóa bản địa. Lễ hội truyền thống dân gian của các tộc người ở Việt Nam là một
“tài nguyên du lịch lễ hội” vô cùng quý giá đối với sự phát triển du lịch. Đồng bằng
sông Cửu Long là nơi có nhiều hoạt động lễ hội diễn ra trong năm, với các loại hình
lễ hội như lễ hội lịch sử, lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội dân gian đặc trưng của
mỗi dân tộc. Các lễ hội đặc sắc nhất của ĐBSCL tập trung tại Sóc Trăng, An Giang,
Trà Vinh, Kiên Giang và Bến Tre.
Với nét đặc trưng rất riêng, tỉnh Sóc Trăng là nơi có nhiều tộc người cùng
sinh sống, ngoài người Kinh còn có người Hoa, Chăm, Khmer… tạo nên nền văn hóa
phong phú, hình thành một tiềm năng du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách đến
tham quan và chiêm ngưỡng. Điểm đặc biệt của tỉnh Sóc Trăng là nơi có đông đồng
bào Khmer sinh sống nhất cả nước và lễ hội của người Khmer diễn ra hầu như
quanh năm. Trong đó, các lễ hội như Chol Chnam Thmay, Đôn-ta, Ooc Om Boc, lễ hội Thác Côn, lễ Nhập Hạ, lễ Xuất Hạ,… là nét sinh hoạt văn hoá, thể thao độc đáo
và đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer. Hàng năm, Sóc Trăng thu hút rất đông du
khách từ mọi miền đất nước đến tham quan du lịch. Tuy nhiên, vấn đề phát triển du
lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng vẫn chưa được quy hoạch và quan tâm
đầu tư đúng mức để lễ hội của người Khmer thực sự là “điểm sáng”, điểm du lịch
văn hóa đặc trưng ở ĐBSCL. Do vậy, vấn đề phát triển du lịch lễ hội của người
Khmer tỉnh Sóc Trăng là một vấn đề cần thiết và cấp bách nhằm đưa du lịch tỉnh
nhà thoát khỏi sự trùng lắp, đơn điệu của sản phẩm du lịch tại các tỉnh ĐBSCL.
Chính vì thế, tui chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người
Khmer tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Hơn thế nữa, từ nhỏ tui đã được sống gần phum, sóc của người Khmer và có nhiều
bạn bè là người Khmer nên phần nào hiểu được phong tục tập quán và lễ hội của
người Khmer, nhận diện được nét đặc sắc trong lễ hội truyền thống của người
Khmer càng thôi thúc tui thực hiện đề tài nghiên cứu này. Đề tài được thực hiện với
mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào sự phát triển du lịch lễ hội của
người Khmer tỉnh Sóc Trăng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về lễ hội, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về lễ hội nói chung
và lễ hội cụ thể ở một số địa phương. Các công trình nghiên cứu đã được công bố
như:
- Tác giả Đinh Gia Khánh và Lê Hữu Tầng đã công bố quyển Lễ hội truyền
thống trong đời sống xã hội hiện đại, năm 1994. Công trình này bao gồm 34 bài
phát biểu, báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học quốc tế khái quát sinh hoạt lễ hội
ở một số nước, một số vùng văn hóa Việt Nam và vai trò của lễ hội truyền thống
trong xã hội hiện đại.
- Tác giả Hoàng Thanh Minh có quyển Văn hoá lễ hội Việt Nam, với tập 3
là Lễ hội truyền thống tại miền Nam, xuất bản năm 2010. Quyển sách đã giới thiệu
một số lễ hội truyền thống ở miền nam tiêu biểu như vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, các
lễ hội, lễ hội đua ghe truyền thống, ca hát cải lương... - Tác giả Nguyễn Sơn Anh có quyển Lễ hội cầu phúc cầu lành ở Việt Nam,
năm 2009 đã chọn một số lễ hội tiêu biểu ở địa phương, phân ra từng loại lễ hội,
giới thiệu đầy đủ về nguồn gốc và loại hình của lễ hội như lễ hội nông nghiệp, lễ
hội thờ cúng thiên nhiên và thần, lễ hội tưởng niệm các anh hùng dựng nước và giữ
nước, hội chùa chiền thăm cảnh thiên nhiên. - Tác giả Lê Ngọc Canh năm 1999 có quyển Văn hóa dân gian Việt Nam –
những thành tố đề cập đến ý nghĩa và đặc trưng của lễ hội dân gian Việt Nam.
Trong đó, tác giả đã miêu tả khá tỷ mỷ về những thành tố văn hoá dân gian Việt
Nam, giới thiệu những vấn đề lý luận về thành tố văn hoá dân gian với nhiều dẫn
chứng tư liệu quý giá của một số tộc người ở Việt Nam.
Về văn hóa Khmer và lễ hội của người Khmer, đã và đang thu hút sự quan
tâm của nhiều cơ quan nghiên cứu cũng như các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau. Một số công trình nghiên cứu về văn hóa của người Khmer tiêu biểu
như:
- Tác giả Phan An có quyển Dân tộc Khmer Nam Bộ được Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2009. Quyển sách này đề cập khá sâu sắc
về lịch sử, thực trạng đời sống kinh tế - xã hội, bản sắc văn hóa tộc người của cộng
đồng cư dân Khmer tại ĐBSCL. Nội dung quyển sách tập trung giới thiệu về điều
kiện địa lý, dân cư, đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là những sinh hoạt văn hóa
giàu bản sắc của dân tộc Khmer trong đại gia đình 54 dân tộc anh em cùng sinh
sống ở Việt Nam.
Tiến Sĩ Trần Văn Ánh (Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh)
có công trình nghiên cứu Văn hóa phum sóc của người Khmer Tây Nam Bộ và
vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Công trình nghiên cứu này tập trung
giới thiệu những giá trị văn hóa phum sóc Khmer nhằm giữ gìn, bảo tồn, kế thừa và
phát huy hết những giá trị của nó trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngoài ra, công trình nghiên cứu về phum, sóc của người Khmer còn có tác
phẩm Phum sóc Khmer ở ĐBSCL của tác giả Nguyễn Khắc Cảnh, năm 1988. Tác
phẩm này trình bày khá toàn diện và có hệ thống về phum, sóc của người Khmer.
Nội dung chính của tác phẩm được thể hiện trên một số khía cạnh như quan hệ
huyết thống và quan hệ hôn nhân, gia đình trong phum, các nghi lễ sinh hoạt cộng
đồng và ý thức cộng đồng trong phum sóc của người Khmer. Thông qua tác phẩm,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Biển Tỉnh Cà Mau Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững Văn hóa, Xã hội 1
D Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của măng tây xanh trồng tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
A Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên sự sinh trưởng phát dục và tỷ lệ đẻ của gà nòi ở đồng bằng sông cửu long Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top