daigia721

New Member
Link tải miễn phí luận văn







Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam

PHẦN I : VÙNG DU LỊCH NAM BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ
PHẦN II : VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ
PHẦN III : VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ

BÀI THỨ NHẤT
ĐỊNH NGHĨA, CHỨC NĂNG, Ý NGHĨA KINH TẾ
XÃ HỘI CỦA DU LỊCH
CÁC VÙNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I -ĐỊNH NGHĨA:
1. Tuyến điểm du lịch:
a. Điểm du lịch:
Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên về tự nhiên, nhân văn,kinh
tế-xã hội hay một công trình riêng biệt phục vụ cho du lịch.
- Điểm du lịch địa đạo Củ chi – TPHCM
- Điểm du lịch núi Sam – thị xã Châu đốc – tỉnh An giang
- Điểm du lịch chùa Hương tích – tỉnh Hà tây
b. Tuyến du lịch :
Các điểm du lịch được nối với nhau thành tuyến du lịch. Trong từng trường
hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch nội vùng hay tuyến du
lịch liên vùng.
- Tuyến du lịch TPHCM – Đà lạt – Nha trang
- Tuyến du lịchTPHCM – Buôn Ma thuột – Nha trang
- Tuyến du lịch TPHCM – Qui nhơn – Đà nẳng – Huế
II -CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DU LỊCH :
1. Du lịch dã ngoại:
Là loại hình du lịch cắm trại ngoài trời, kết hợp những trò chơi để tạo mối
thân mật trong đoàn du lịch, thường là những nhóm người trong cùng một
lớp học, đoàn thể, cơ quan và thích hợp cho các đối tượng thanh thiếu niên.
- Du lịch Mũi Né – Hòn Rơm (tỉnh Bình thuận)
- Du lịch chinh phục đỉnh núi Lang-Bian (tỉnh Lâm đồng)
2. Du lịch sinh thái:
Là loại hình du lịch để thưởng thức những tài nguyên thiên nhiên (sông, núi,
biển, rừng) thích hợp cho mọi đối tượng khách du lịch đặc biệt là khách
nước ngoài.
- Du lịch cù lao An bình – tỉnh Vĩnh long
- Du lịch biển Vũng tàu
- Du lịch rừng quốc gia Bạch Mã – Tỉnh Thừa thiên – Huế
3. Du lịch nghiên cứu :
Là loại hình du lịch tổ chức cho cá nhân hay một nhóm nghiên cứu, tìm hiểu
về các tài nguyên thiên nhiên ( động thực vật học , địa chất ) , các tài nguyên
nhân văn ( văn hóa, trang phục của các dân tộc )
- Du lịch nghiên cứu rừng quốc gia Cúc phương
- Du lịch nghiên cứu văn hóa Chăm
- Du lịch nghiên cứu các dân tộc ở Tây nguyên
4. Du lịch tìm hiểu về lịch sử – văn hóa :
Là loại hình du lịch tìm hiểu những tài nguyên nhân văn thích hợp cho mọi
đối tượng khách tham quan đến những đình, đền, chùa, các công trình kiến
trúc nghệ thuật, các công trình kỷ niệm những danh nhân và sự kiện lịch sử.
- Điểm du lịch địa đạo Củ chi ( TPHCM )
- Điểm du lịch đình Bình thủy ( tỉnh Cần thơ )
- Điểm du lịch đền Côn sơn ( tỉnh Hải dương )
- Khu lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc ( tỉnh Đồng tháp )
5. Du lịch vui chơi, giải trí :
Là loại hình du lịch giúp cho khách tham quan những giây phút được thư
giãn về tinh thần sau một thời gian lao động cực nhọc, tăng cường sức khỏe
để tiếp tục công việc.
- Điểm du lịch tắm bùn và nước khoáng Tháp Bà (tỉnh Khánh hoà).
- Điểm du lịch Suối Tiên (TPHCM).
III- CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH:
1. Chức năng xã hội :
Thông qua hoạt động du lịch, khách tham quan có điều kiện tiếp xúc với
những thành tựu về lịch sử, văn hóa phong phú, lâu đời của các dân tộc
2. Chức năng kinh tế:
Hoạt động du lịch là “ngành công nghiệp không khói”, nghành công nghiệp
mới đem lại nhiều lợi nhuận cho đất nước thông qua các hình thức kinh
doanh: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, hàng hóa lưu niệm và thúc đẩy các
ngành khác phát triển như: vệ sinh, môi trường, hệ thống giao thông… Hoạt
động du lịch còn giải quyết và thu hút một lực lượng lao động đông đảo.
3. Chức năng sinh thái :
Hoạt động du lịch góp phần tạo nên và phục hồi môi trường sống ổn định về
mặt sinh thái (nhờ hoạt động du lịch các khu chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu
long được phục hồi như chợ nổi Cái bè- tỉnh Tiền giang, chợ nổi Cái răng,
chợ nổi Phụng hiệp, chợ nổi Phong điền – tỉnh Cần thơ), Tràm chim Tam
nông – tỉnh Đồng tháp được gìn giữ đã bảo vệ loài Sếu đầu đỏ được liệt kê
vào danh sách những động vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
4. Chức năng chính trị:
Giúp cho khách du lịch nước ngoài hiểu rõ về một đất nước, dân tộc. Hoạt
động du lịch là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các quan hệ giao
lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc.
IV- Ý NGHĨA KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DU LỊCH:
1. Đối với kinh tế:
Du lịch góp phần phát triển giao thông, các dịch vụ công cộng, các thành tựu
khoa học kỹ thuật (internet, master card), chỉnh trang đô thị, trong sạch môi
trường
TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM
PHẦN I: VÙNG DU LỊCH NAM BỘ & NAM TRUNG BỘ
A-TRUNG TÂM DU LỊCH T.P HỒ CHÍ MINH
I-VỊ TRÍ ĐỊA LÝ T.P HỒ CHÍ MINH :
TP Hồ Chí Minh phía Bắc giáp tỉnh Tây ninh, phía Nam giáp biển Đông,
phía Đông giáp Bình dương, Đồng nai, phía Tây giáp Long an. Diện tích
2.093,7 km2 , có 12 km bờ biển, cách Hà nội 1.730 km đường bộ. TP Hồ
Chí Minh có nhiều sông và kênh rạch, sông Sài gòn dài 106 km, sông Đồng
nai, kênh Tham lương, kênh Tẻ, kênh Hồng bàng, kênh Tàu hủ, rạch Bến
nghé, rạch Thị nghè, gạch Lò Gốm …TP Hồ Chí Minh còn là đầu mối của
hệ thống giao thông
- Về hàng không : sân bay quốc tế Tân sơn nhất
- Về đường biển : cảng Sài gòn
- Về đường sắt : đường sắt xuyên Việt nối TP Hồ Chí Minh – Hà nội
- Về đường bộ:
• Quốc lộ 1A đi xuyên qua Tp Hồ Chí Minh
• Quốc lộ 51 đi Vũng tàu
• Quốc lộ 22 đi Tây ninh
• Quốc lộ 13 đi Bình dương
• Quốc lộ 50 đi Gò công
II- LỊCH SỬ CỦA T.P HỒ CHÍ MINH:
1. Địa danh Sài gòn :
a. Người Khmer : gọi là PREI NOKOR ( PREI: rài; NOKOR: gòr) có nghĩa
là rừng có phố phường, đô thị
b. Người Việt : SÀI: gỗ; GÒN: cây gòn. Ở khu vực chùa Cây mai (Q6) trước
đây trồng rất nhiều gòn
1. Quá trình hình thành & phát triển của TP Hồ Chí Minh :
- Lũy Lão Cầm thế kỷ XVII – XVIII
- Bến nghé năm 1688
- Phiên Trấn dinh từ 1688 – 1698
- Huyện Tân bình năm 1699
- Gia định thành 1775
- Gia định Kinh 1790
- Trấn Gia định 1802
- Gia định thành 1809
- Phiên an thành 1832
- Tỉnh Gia định 1836
- TP Sài gòn do nghị định của Pháp ngày 11/4/1861
- Đô thành Sài gòn năm 1955 gồm Sài gòn , Chợ lớn chia ra làm 7 quận
- Đô thành Sài gòn năm 1970 gồm 11 quận
- TP Hồ Chí Minh ngày 2/7/1976 trong cuộc họp Quốc hội khóa VI nước
CHXHCNVN gồm TP Sài gòn, tỉnh Gia định và một phần các tỉnh Bình
dương, Hậu nghĩa, Đồng nai, TPHCM có 12 quận nội thành và 6 huyện
ngoại thành
- Tp Hồ Chí Minh: ngày 1/4/1997 UBNDTPHCM có quyết định qui hoạch
lại ranh giới hành chính của TPHCM gồm 17 quận nội thành & 5 huyện
ngoại thành
III- CÁC ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH Ở T.P HỒ CHÍ MINH :

1. Các nhà bảo tàng tiêu biểu:

a. BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM TẠI TP HỒ CHÍ MINH: số 2
Nguyễn Bỉnh Khiêm – QI
Nội dung trưng bày của Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh gồm
có 6 phòng trưng bày chính:
1. Lịch sử VN từ thời nguyên thủy đến năm 1930
2. Văn hóa Chăm pa
3. Văn hóa Oc eo ( thế kỷ V-VI )
4. Đồ gốm một số nước Châu Á ( Trung quốc, Nhật bản,Thái lan, V.N )
5. Trang phục dân tộc học của các dân tộc sinh sống ở Việt nam
6. Trang phục của các vua chúa thời Nguyễn
b. BẢO TÀNG T.P HỒ CHÍ MINH : số 65 Lý Tự Trọng – QI
Bảo tàng TP Hồ Chí Minh trưng bày lịch sử của TPHCM từ năm 1930 –
1975 gồm các phòng :
1. Sự hình thành, hoạt động của những tổ chức cộng sản đầu tiên và cao trào
1930-1931
2. Mặt trận dân chủ 1936 -1939
3. Khởi nghĩa Nam kỳ và Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 ( 1940 – 1945
)
4. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954 )
5. Đánh bại cuộc chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt và chiến
tranh cục bộ của Mỹ
6. Chiến dịch xuân Mậu thân và đánh bại Việt nam hóa chiến tranh của Mỹ
7. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ( 1975 )
8. Sài gòn xưa
c. BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH : số 28 Võ Văn Tần –
P8 – Q3
Bảo tàng chứng tích chiến tranh có 6 phòng trưng bày :
1. Những sự thật lịch sử
2. Những nạn nhân chiến tranh
3. Sưu tập các loại vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng của quân đội Mỹ
4. Nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
xâm lược
5. Các hình thức tra tấn và nạn nhân của các nhà tù thời Mỹ – ngụy
6. Các thế lực phản cách mạng không ngừng chống phá cách mạng VN

2. Các điểm tham quan mang ý nghĩa lịch sử – văn hóa:
a. Các điểm tham quan mang ý nghĩa lịch sử:
- ĐỊA ĐẠO CỦ CHI:
• Địa đạo Bến Dược : căn cứ của Thành ủy Sài gòn – Gia định
• Địa đạo Bến Đình : căn cứ của Huyện ủy huyện Củ chi
Căn cứ của Thành ủy Sài gòn – Gia định trong thời kỳ chống Mỹ từ 1964 –
1975. Địa đạo Củ chi được tiến hành đào từ năm 1964 với chiều dài tổng
cộng hơn 200 km nối liền giữa các xã. Địa đạo Củ chi có 3 tầng: tầng 1 cách
mặt đất từ 2 – 3m, tầng 2 cách mặt đất từ 4 – 5m, tầng 3 cách mặt đất từ 6 –
8m. Dưới địa đạo có đầy đủ hội trường, phòng họp chính ủy, phòng giải
phẩu, bếp Hoàng cầm, cơ quan làm việc… Địa đạo Củ chi đã trải qua những
trận càn ác liệt của quân đội Mỹ như : Crimp, Junctioncity, Cedarfalls nhưng
vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển.
- HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT:
Là trụ sở của Toàn quyền Đông dương ( Palaise Norodom ), khởi công xây
dựng ngày 23.2.1863 đến năm1869 hoàn thành. Phần trang trí nội thất đến
năm 1875 mới hoàn tất. Ngày 7.9.1954 dinh được giao cho Ngô Đình Diệm
tiếp nhận, kể từ đó dinh đổi tên là Dinh Độc lập và trở thành phủ Tổng thống
của chính quyền Sài gòn. Ngày 27.2.1962 dinh bị ném bom, ngày 1.7.1962
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top