tctuvan

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Xin kính chào Quý khách!
Vậy là chúng ta đang đứng trước Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di tích nổi tiếng nhất Hà Nội, nơi chứa đựng biết bao giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngày hôm nay, thật vinh dự và tự hào cho hướng dẫn viên khi được hướng dẫn quý khách tham quan di tích này, bởi đây không chỉ là nhiệm vụ của một hướng dẫn viên thực hiện trách nhiệm của Công ty Du lịch giao phó cho hướng dẫn viên mà còn là một niềm tự hào, một quyền lợi khi hướng dẫn viên được cùng với các bạn tìm hiểu đôi nét về nền văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có truyền thống văn hoá phát triển đã hàng nghìn năm nay.
Hướng dẫn viên thật sự mong muốn rằng, qua chuyến tham quan hôm nay, tất cả quý khách sẽ có thêm những hiểu biết về truyền thống hiếu học, văn hiến, về một công trình kiến trúc đẹp và tiêu biểu của Việt Nam, và qua đó hy vọng sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong các bạn về dân tộc của chúng ta.
Và bây giờ chúng ta hãy bắt đầu cuộc thăm quan của mình.
Kính thưa quý khách, chúng ta đang đứng trước Văn Miếu Quốc Tử Giám và bên cạnh chúng ta đây là tấm bia Hạ Mã, đối diện qua tứ trụ kia quý khách có thể thấy một tấm bia tương tự. Trên mặt bia, chúng ta có thể thấy chỉ khắc rất sâu hai chữ lớn là Hạ Mã. Đây là hai chữ nói tắt của cụm từ “Khuynh cái Hạ Mã” nghĩa là nghiêng lọng xuống ngựa. Hai tấm bia này là lằn mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt Văn Miếu xưa kia dù có là bậc công hầu, khanh tướng, vua quan hay dân thường, dù võng lọng, ngựa xe thì khi qua Văn Miếu đều phải xuống ngựa, rời võng nghiêng lọng mà đi bộ chí ít là từ tấm bia “Hạ Mã” này đến tấm bia “Hạ Mã” kia, cúi đầu kính cẩn, trang nghiêm khi đi qua tứ trụ nghi môn, rồi mới được lên xe, ngựa, võng, lọng mà tiếp tục cuộc hành trình. Thế đủ biết Văn Miếu xưa có vị trí tôn nghiêm đến chừng nào.
Và xa xưa trước mặt quý khách kia, một hồ nước nhỏ, trên có chiếc gò xinh xắn rợp bóng cây xanh, hồ mới được cải tạo gần đây, nhỏ hẹp nhưng chắc chắn một ngày không xa nữa, khi những rặng cây kia lớn lên cùng với lòng hồ được tư sửa, chắc chắn đó sẽ là một khuôn viên xanh xinh xắn giữa lòng thủ đô, tôn thêm vẻ uy nghi của Văn Miếu. Tuy bây giờ chỉ còn là một hồ nước nhỏ, nhưng xưa kia đó là một hồ rất lớn, gọi là Văn Hồ. Thủa ban đầu dựng Văn Miếu, nhà vua đã chọn dải đất phía Bắc một chiếc hồ lớn, được tạo nên bới nhiều hồ nối thông nhau, gọi là Thái hồ. Về phía Nam hồ nổi lên một gò đất cao và to, theo sau có 5 gò nhỏ, vì vậy người ta gọi tên dãy gò ấy là Bắc Đẩu Sơn. Chúng ta biết rằng, người xưa khi xây dựng các công trình kiến trúc đều căn cứ vào thuật phong thuỷ. Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng vậy, khi xây dựng người ta đã chọn văn hồ làm minh đường, dãy gò Bắc Đẩu Sơn làm tiền án, còn hậu chẩm là đoạn tường thành Thăng Long mà nay là đường phố Nguyễn Thái Học với các kiến trúc kiểu biệt thự do Pháp phá huỷ tường thành và xây dựng từ năm 1884. Như vậy, Văn Miếu của chúng ta đã được các nhà phong thuỷ am tường địa lý khi xưa lựa chọn rất kỹ càng khi xây dựng. Tổng thể kiến trúc công trình được quay về hướng Nam theo quan niệm phương Đông xưa: “Thánh Nhân nam diện nhi thích thiện hạ” (Bậc Thánh Nhân ngoảnh mặt về phương Nam nghe thiên hạ tâu bày). Đó là hướng của bậc thánh nhân, một danh hiệu cao quý dùng để chỉ những bậc tiền bối của đạo Nho như Không Tử, Mạnh Tử… Hướng Nam con là hướng của hành hoả, mà hành hoả là hành của văn chương, trong văn chương luôn có lửa để thiêu đốt những điều ngu tối trong mỗi con người và toàn xã hội. Và bởi vậy, Văn Miếu Quốc Tử Giám, ngôi đền của văn chương, ngôi đền của Nho học, ngôi đền Của văn hiến Việt Nam ngàn đời được đặt vào một vị trí đắc địa, có tiến án, cơ minh đường, có hậu chẩm, như là đặt vào nơi phát triển bền vững, nói lên khát vọng bền vững và phát triển đến muôn đời của nền văn hiến dân tộc Việt Nam.
Hồ Văn hôm nay có diện tích 12.297 m2, giữa hồ là Gò Kim Châu, trên gò xưa dựng Phán Thuỷ Đình, là nơi diễn ra các buổi bình văn, thơ của nho sĩ kinh thành Thăng Long xưa… “Phán thuỷ đường” này do Yêm Quận Công Phạm Công Trứ dựng năm 1662 để làm nơi ngâm vịnh thơ văn, ông cho khắc 10 bài thơ vịnh cảnh đẹp của hồ văn lên bia đá, đặt trong đình nhà “Phán thuỷ đường” cùng với các kiến trúc khác trên gò này không còn, chỉ còn tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trong dịp sửa sang Văn Miếu do Hoàng Giáp, Bố Chánh Hà Nội Lê Hữu Thanh soạn, ghi lại công cuộc tu sửa tấm bia “Hoàn văn hồ bi” do các chí sĩ Hà Nội dựng năm 1942 ghi lại việc hồ văn được trao trả lại cho Văn Miếu quản lý. Mặt sau bia có bài dịch bằng chữ quốc ngữ của Nhà sử học Trần Trọng Kim, Đốc học Hà Nội đương thời.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top