Fremont

New Member
Mình nghĩ Ta chủ trương kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp vì:



- Tương quan lực lượng chênh lệch giữa ta và địch. Nước ta vừa giành lại được độc lập, sức mạnh về kinh tế, quân sự, kinh nghiệm chiến tranh, sự ủng hộ của thế giới còn chưa đủ để có thể đối đầu trực tiếp với thực dân Pháp hùng mạnh. Vì vậy mà cần kháng chiến lâu dài, vừa để từng bước củng cố, phát triển lực lượng, tiềm lực kinh tế, quân sự, kỹ thuật, chiến thuật, sự ủng hộ của thế giới để có thể thắng được Pháp.
 

yeulamanh_nty

New Member
Theo mình nghĩ ta chủ trương kháng chiến lâu dài với Pháp vì một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Sau CMT8 thành công và giành được chính quyền nhưng nhà nước Việt Nam non trẻ lúc này gặp nhiều khó khăn về tất cả mặt đối nội lẫn đối ngoại, thù trong giặc ngoài...cần được cũng cố...

- Do tương quan lực lượng giữa ta và địch còn chênh lệch nên phương châm chiến lược của toàn bộ cuộc kháng chiến là đánh lâu dài, không phải đánh mau, giải quyết chóng. Đánh lâu dài là bí quyết của sự thắng lợi. Đánh lâu dài là nhắm vừa đánh vừa phát triển lực lượng từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh để chiến thắng kẻ thù. Thời gian sẽ ủng hộ chúng ta và là thầy chiến lược của ta nếu dân tộc ta nhất tâm khangchieenss bền bỉ. Đảng dự đoáncuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân ta sẽ trải qua 3 giai đoạn: phòng ngự,cầm cự, tổng phản công.

- Cuộc kháng chiến của ta chống lại một đội quân xâm lược nhà nghề, có ưu thế về trang bị vũ khí nên phải tiến hành lâu dài, gian khổ và hi sinh để giành thắng lợi cuối cùng.

- Trong buổi đầu tiến hành kháng chiến khó có thể vạch ra được một đường lối hoàn thiện nhất, chính vì vậy cần tiến hành kháng chiến lâu dài để vừa kháng chiến vừa sữa chữa những sai lầm vừa gặp phải cũng như vạch ra phương hướng chỉ đạo đúng đắn hơn...

Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống của tổ tiên xưa, là sự vận dụng lí luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác - LêNin và kinh nghiệm nước ngoài vào điều kiện Việt Nam. Đường lối đó là ngọn cờ dẫn dắt và là động lực chính trị tinh thần đưa quân và dân ta tiến lên chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược Pháp.

Đó là những ý kiến của Tôi, hy vọng sẽ có ích đối với bạn phần nào.

Thân! Trần Sơn, Sinh viên Khoa sử ĐHSP Huế!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top