rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1
MỤC LỤC .................................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................15
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................15
5. Những đóng góp của luận văn .....................................................................................16
6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................17
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN BẢO NINH .................................................................................. 18
1.1. Điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự............................................................18
1.1.1. Khái niệm trần thuật .............................................................................................18
1.1.2. Khái niệm điểm nhìn trần thuật ............................................................................19
1.1.3. Phân loại điểm nhìn trần thuật ..............................................................................23
1.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh................................................25
1.2.1. Điểm nhìn bên trong (điểm nhìn chủ quan)..........................................................26
1.2.2. Điểm nhìn bên ngoài (điểm nhìn khách quan)......................................................35
1.2.3. Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật ............................................39
CHƯƠNG 2 : KẾT CẤU VÀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN TRONG TRUYỆN
NGẮN BẢO NINH .................................................................................................... 50
2.1. Kết cấu trong truyện ngắn Bảo Ninh.......................................................................50
2.1.1. Kết cấu trong tác phẩm tự sự ................................................................................50
2.1.2. Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh....................................................54
2.2. Tình huống truyện trong truyện ngắn Bảo Ninh....................................................66
2.2.1. Tình huống truyện trong tác phẩm tự sự...............................................................66
2.2.2. Tình huống truyện trong truyện ngắn Bảo Ninh...................................................68
CHƯƠNG 3 : NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO
NINH........................................................................................................................... 81
3.1. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bảo Ninh ...................................................................81
3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm tự sự..........................................81
3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh...............................................84
3.2. Giọng điệu trong truyện ngắn Bảo Ninh ...............................................................100
3.2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm tự sự......................................100
3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh...........................................103
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 123
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 128

1. Lý do chọn đề tài
Thi pháp học là một bộ phận không thể thiếu và có vai trò lớn đối với việc nghiên cứu
tác phẩm văn chương. Các lý thuyết cơ bản của thi pháp học liên quan đến thể loại tự sự
không chỉ đặt nền tảng quan trọng cho việc khám phá chiều sâu văn bản mà còn giúp chúng
ta cảm nhận được sâu sắc những giá trị nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm từ phương diện nghệ
thuật là một hiện tượng đang được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay quan tâm.
Nghệ thuật là một cách biểu đạt chủ yếu để khám phá, phản ánh đời sống, tạo tính
hấp dẫn cho tác phẩm và góp phần hình thành phong cách mỗi nhà văn. Khám phá nghệ
thuật, người đọc sẽ thấy được những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật tổ chức
kết cấu, tình huống truyện, ngôn ngữ,…của mỗi nhà văn. Nghiên cứu văn chương nói chung
và truyện ngắn nói riêng cần đặt nghệ thuật lên vị trí quan tâm hàng đầu.
Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định thế kỷ XX là thời đại “lên ngôi của truyện ngắn”.
Truyện ngắn là một thể loại đặc biệt, súc tích, dễ đọc, gần gũi với đời sống hằng ngày, là
trung tâm của đời sống văn học hiện đại. Nhiều nhà văn đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp
sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình. Về phương diện nội
dung, nó được xem là một lát cắt ngang của cuộc sống. Với dung lượng nhỏ, thể loại này là
sự kết tinh cao nhất của ngôn từ. Bởi nhà văn khi viết vừa phải đáp ứng được yêu cầu về
dung lượng mà vẫn phải tái hiện cuộc sống một cách chân thực, khách quan đồng thời biểu
hiện được những suy nghĩ chủ quan của mình. Đối sánh với các thể loại khác, truyện ngắn
có nhiều ưu thế trong việc phản ánh sự phong phú, sinh động đời sống khách quan. Một
truyện ngắn thành công không thể thiếu sự nỗ lực, cố gắng của nhà văn trong việc tổ chức,
xây dựng nghệ thuật tác phẩm. Có nhiều hướng khác nhau để tiếp cận thể loại này và khai
thác từ góc độ nghệ thuật là một hướng đi hợp lý để khám phá cách tổ chức tác phẩm và
cách cảm, cách nghĩ, quan điểm của nhà văn về cuộc sống, từ đó đánh giá được những đóng
góp to lớn của nhà văn trong sự phát triển của thể loại này.
Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 đạt được nhiều thành tựu nổi bật với sự đóng
góp của hàng loạt cây bút như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê,
Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư…Trong những tên tuổi đó, Bảo
Ninh là một gương mặt đã để lại dấu ấn trên hành trình đổi mới văn học với nhiều thể
nghiệm văn chương táo bạo, mới mẻ. Ông thuộc thế hệ nhà văn thành danh khi chiến tranh
chống Mỹ kết thúc. Nhắc đến Bảo Ninh người ta thường nhớ đến một nhà văn viết tiểu
thuyết hơn là một nhà văn viết truyện ngắn. Dường như mọi sự chú ý đối với tác giả phần
nhiều dành cho tiểu thuyết. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn nhận, đánh giá nhà văn ở thể loại tiểu
thuyết thì chưa đủ và có phần thiếu sót. Bởi vì, ở thể loại truyện ngắn, Bảo Ninh cũng khẳng
định, chứng tỏ mình là một cây bút sắc sảo, tinh tế không kém gì. Nhiều ý kiến đều thừa
nhận nhà văn đã có nhiều đóng góp mới mẻ trong cách nhìn về đề tài chiến tranh trong văn
học hậu chiến và những cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn. Tác phẩm của ông ẩn chứa
nhiều ý nghĩa sâu xa, thể hiện cái nhìn về hiện thực cuộc sống. Bảo Ninh – nhà văn “viết về
chiến tranh như viết về tình yêu” luôn cất giữ cho riêng mình những kỷ niệm từ chiến
trường gian khổ nhưng oanh liệt. Nhà văn từng nhận mình là một người cầm bút gắn gần cả
cuộc đời vào một nỗi buồn mang tên “chiến tranh”. Dường như, trong tâm hồn của ông,
chiến tranh là nỗi nhớ da diết, là nỗi buồn nguyên khối. Viết về cuộc sống sau chiến tranh
đã đi qua với Bảo Ninh cũng như các nhà văn khác là niềm hạnh phúc, say mê, là món nợ
văn chương cần trả đối với cuộc đời. Truyện ngắn Bảo Ninh với một chất giọng man
mác buồn, đầy ắp những triết lý, suy tư, những trăn trở về cuộc sống và con người. Đọc tác
phẩm của ông, chúng ta hiểu con người đau khổ, trăn trở, nhận thức như thế nào về quá khứ,
về chiến tranh, về những gì được mất trong cuộc đời. Nghiên cứu về truyện ngắn của Bảo
Ninh đang thu hút sự quan tâm của nhiều người cầm bút bởi những đặc trưng về thể loại và
nội dung phản ánh. Nghệ thuật là một phương diện cơ bản, góp phần tạo nên những giá trị
thẩm mỹ đặc sắc cho truyện ngắn của ông. Việc nghiên cứu những đặc điểm nghệ thuật
trong truyện ngắn của Bảo Ninh từ góc độ thi pháp học vẫn chưa có công trình nào chi tiết,
quan tâm đúng mực.
Do vậy, với mong muốn “nhìn” ra những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn của
Bảo Ninh, chúng tui chọn đề tài: “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh”. Chúng tôi
muốn thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này để khám phá, khẳng định những cách
tân nghệ thuật trong truyện ngắn, đồng thời để thấy rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn
và đóng góp thêm ý kiến đánh giá của mình về phương diện nghệ thuật vào quá trình đánh
giá toàn bộ sự nghiệp văn học của Bảo Ninh. Việc chọn và nghiên cứu đề tài này cũng là dịp
để chúng tui học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng nghiên cứu cả về thao tác và tư duy trong
phân tích tác phẩm văn học, từ đó góp phần phục vụ cho công việc giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Khái quát vấn đề lịch sử nghiên cứu
Bảo Ninh là cây bút làm nên một phần diện mạo vừa độc đáo, vừa đa dạng cho văn học
trong thời kỳ đổi mới. Ông tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18 tháng 1 năm 1952 tại
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Ông ở Hà Nội từ 1954. Năm 1969, Bảo Ninh nhập ngũ, chiến đấu ở mặt trận B3 Tây
Nguyên. Tháng 9 năm 1975, ông giải ngũ. Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm
việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khóa 3 Trường viết văn Nguyễn Du.
Sau đó công tác tại báo Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam và Văn nghệ Trẻ. Nhà văn đã được
nhận Giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991 với tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997.
Sự xuất hiện của Bảo Ninh không ồn ào dữ dội nhưng ngày càng chinh phục được trái
tim độc giả. Ông viết về sự tàn khốc của chiến tranh, sự trái ngang của hiện thực, những bi
kịch số phận, những đau đớn của tâm hồn với một tấm lòng trân trọng và yêu thương con
người. Ngay từ khi mới ra đời, những tác phẩm của Bảo Ninh không phải là kiệt tác gây
chấn động trên văn đàn văn học nhưng nó lại có sức hấp dẫn riêng. Người đọc từ từ bị cuốn
hút theo dòng chảy của mạch truyện bởi những câu văn rất chân thực đến cảm động lòng
người.
Như Bảo Ninh đã nói với Suzanne Goldenberg của tờ Guardina (Anh): “tui biết nhiều
câu chuyện đương thời ở Việt Nam, nhưng tui không viết. Mỗi nhà văn có chủ đề của mình”
(Guardina, 19/11/2008) [62; tr.6]. Bảo Ninh chỉ viết về quá khứ chiến trường và cái quá khứ
xa hơn của nó ở Hà Nội mà nhà văn vẫn gọi là “thành phố quê hương thứ hai của tôi”.
Chiến tranh và hậu chiến tranh là đề tài bao trùm trong sáng tác của ông. Tác giả có ý thức
sâu sắc trong việc thay đổi cách viết, cách nhìn mới, cách cảm thụ và lý giải mới về đề tài
quen thuộc này vốn đã có rất nhiều cây bút thành danh như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn
Kháng, Lê Minh Khuê…Nhà văn khai thác đề tài chiến tranh theo tư duy mới, thực sự đem
lại thành quả to lớn đối với văn học nước nhà. Ông viết về chiến tranh, về người lính trong
hoài niệm, suy ngẫm của người trong cuộc khi bước ra cuộc chiến. Văn học trước 1975
chưa có điều kiện khai thác sâu sắc những khó khăn, phức tạp của đời sống, những tổn thất,
mất mát trong chiến tranh. Thời gian tạo cho Bảo Ninh có cơ hội nhìn chiến tranh như một
hiện tượng xã hội và cho phép nhà văn kiểm chứng những hậu quả xã hội của nó. Khác với
những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, Bảo
Ninh miêu tả chiến tranh từ góc độ khác, đó là góc độ cá nhân, thân phận con người
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top