daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói, khi đến với các danh nhân văn học nửa sau thế kỉ thứ XIX, thì chúng
ta không thể không nhắc đến cái tên Nguyễn Đình Chiểu. Một ngôi sao sáng trong bầu
trời văn nghệ dân tộc. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng cho người
đương thời và cả những thế hệ tiếp theo. Vì vậy, cái mà ngày nay chúng ta cần
luôn luôn ghi nhớ là khẳng định địa vị của ông trong lĩnh vực tư tưởng và văn học
nước nhà thế kỉ XIX, đó là những giá trị cao đẹp của di sản tinh thần mà ông để lại cho
đời sau, những giá trị về đạo đức, nhân nghĩa ở đời.
Như chúng ta đã biết, vấn đề tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những giá trị tinh
thần ấy của những bậc tiền nhân là một điều hết sức khó khăn. Trong cả hai thời đại,
từ trung đại đến hiện đại, đặc biệt là thời đại ngày nay, một thời đại mà xã hội phát
triển khá mạnh hầu hết trên mọi lĩnh vực, trong đó vấn đề đạo đức nhân nghĩa trong
đời sống tinh thần cũng theo đó mà ảnh hưởng dần. Những truyền thống tinh hoa của
dân tộc không còn ràng buộc như trước nữa, con người sống có phần vô tư, phóng
khoáng hơn theo tiến độ ấy. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với cuộc sống ngày
nay. Nhưng cũng không phải vì thế mà những nét đẹp truyền thống dần bị quên lãng
đi, đâu đó vẫn còn nhiều.
Ngày nay, hầu hết trên các phương tiện truyền thông cũng đề cập rất nhiều đến
vấn đề này. Hơn thế nữa, những tác phẩm mang đậm giá trị đạo đức, nhân nghĩa vẫn
còn sống và tồn tại đến mãi bây giờ, đặc biệt cũng được đưa vào trường để giảng dạy.
Chính nó giúp cho xã hội nhận thức được cuộc sống cần đến giá trị tinh thần ấy như
thế nào, và cũng giúp cho mỗi chúng ta có một vốn sống và thái độ ứng xử ra sao để
trở thành con người có ích cho gia đình, cho xã hội. Nhất là xã hội ngày nay, một xã
hội đầy cám dỗ.
Chính vì những vấn đề trên, mà tui quyết định chọn đề tài “Tâm sự và ước mơ
của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm Lục Vân Tiên” để làm đề tài nghiên cứu. Nói
đến văn chương Đồ Chiểu, đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ đối với những
người nghiên cứu Đồ Chiểu, Với tư cách là một người tìm tòi, học hỏi và không
chuyên sâu, do mê say mà chọn để làm đề tài nghiên cứu, không chắc có phát hiện
điều chi mới mẻ. Dù vậy, với lòng mong muốn của chính mình, và được sự cổ vũ của
bạn bè, đặc biệt là sự hỗ trợ của thầy cô, nên đã cố gắng tìm hiểu và chọn lọc những
kiến thức có liên quan đến đề tài để hoàn chỉnh tốt nhất bài nghiên cứu của mình với
ước mong được góp phần nhỏ nhoi vào tiếng nói chung của xã hội, khơi dậy thêm
những gì tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc, để góp phần vào việc phát triển xã
hội, đưa xã hội đến một thế giới an bình, hạnh phúc sống chan hòa đoàn kết, cũng
giống như những gì mà Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong tác phẩm Lục Vân Tiên.
2. Lịch sử vấn đề
Trong những ngày mà Nho học đi vào con đường suy tàn, những giá trị tinh thần
đang bị thời cuộc làm cho đảo lộn gần như muốn sụp đổ, trước sự thúc đẩy của thời
cuộc, Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên để bênh vực cho giáo lý cổ truyền, chống
đỡ cho cái lâu đài xây dựng trên nền móng Nho học đang lung lay trước cơn gió lốc.
Đọc Lục Vân Tiên ta nhận thấy rất rõ cái lý tưởng của tác giả, cùng những tình cảm
thương ghét đối với nhiều hạng người trong xã hội. Thương những kẻ đã hoạt động
đúng theo phương châm tinh thần mà tác giả đã nêu lên, ghét những kẻ đã đi ngược lại
những phương châm ấy, chính những điều đó đã làm nên một giá trị tinh thần bất diệt
trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Trong quyển “Đến với thơ Nguyễn Đình Chiểu”
nhà xuất bản Thanh niên, bài viết của Hà Như Chi có viết: “Nguyễn Đình Chiểu viết
Lục Vân Tiên vừa làm cái công việc giáo hóa, truyền bá tư tưởng Nho học đang bị lu
mờ dưới ảnh hưởng của thời thế, lại vừa gửi vào tác phẩm một tâm sự. Tâm sự ấy ta
có thể tìm thấy trong nhân vật chính là Lục Vân Tiên và trong cái xã hội làm nền cho
cuộc sống của chàng [15;193]. Hay trong quyển này, bài viết của Tạ Văn Ru cũng đề
cập đến “người ta thường nói: xem văn biết người. Tư tưởng và tâm trạng một cá nhân
thường được bộc lộ ra ở lời nói hay lời văn” [15;217].
Có thể nói, một trong những tác phẩm ưu tú của nền văn học Việt Nam có ảnh
hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian các tỉnh phía Nam từ Bình Trị Thiên trở vào là
truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Nhờ tiếp thu được những tinh hoa
của văn hóa dân gian, từ cách cảm, cách nghĩ đến lời ăn tiếng nói của người dân lao
động, nên Lục Vân Tiên đã trở nên gần gũi với dân gian, đồng thời cũng đã để lại
nhiều giá trị tinh thần cho dân tộc. Trước hết, nó như nguồn chất liệu thẩm mỹ cho dân
ca. Quyển “Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm và dư luận”, bài viết của Nguyễn Qúy
Thành có viết: “ Có thể nói được rằng, trong nền văn học nước nhà không ít những

truyện Nôm có quan hệ qua lại với thơ ca dân gian như Truyện Kiều, Phan Trần,
Thạch Sanh… Nhưng có lẽ sau Truyện Kiều, khó mà tìm thấy một tác phẩm nào có
ảnh hưởng tới mức sâu sắc, rộng rãi đến thơ ca dân gian trong đó có hát hò Nam
Trung Bộ như Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu” [13;402].
Bên cạnh đó là những giá trị giáo huấn con người. Trong quyển “Nguyễn Đình
Chiểu toàn tập” (tập1), có những nhận định về Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua tác
phẩm Lục Vân Tên: “ Tác phẩm Lục Vân Tiên đã đáp ứng được tinh thần dũng cảm,
trọng nghĩa khinh tài, ghét gian ác. Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã của người nông dân
miền Nam mà cũng là của mọi người dân Việt Nam chúng ta” [14;35], hay “những con
người tốt bụng trong Lục Vân Tiên kế tục những truyền thống cao quý của dân tộc về
nhân nghĩa, đó là những con người trong sạch, bình thường, làm việc nghĩa như một
nhu cầu mà không nghĩ đến lợi danh, ơn huệ” [14;35] . Và “ Lục Vân Tiên là nhân vật
lý tưởng của nhà thơ mang đầy đủ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người
mà Nguyễn Đình Chiểu mơ ước” [14;35].
Cũng từ quyển sách này, tác phẩm Lục Vân Tiên còn đem đến một giá trị không
thể thiếu đối với cuộc sống của chúng ta, nó tác động đến việc hình thành và phát triển
nhân cách tốt đẹp góp phần làm cho cuộc sống ngày thêm hoàn thiện hơn: “Lục Vân
Tiên có tác dụng giáo dục mạnh mẽ ở một mức độ và một khía cạnh nhất định, con
người Lục tỉnh nhất là tầng lớp thanh niên, lấy Vân Tiên làm nhân vật lý tưởng, ước
mơ làm một Vân Tiên trong cuộc đời, coi mối tình Vân Tiên - Nguyệt Nga là tuyệt đẹp,
coi tình bạn giữa Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực là cao quý” [14;36].
Tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc nêu cao tính giáo dục mà còn được nâng lên
ở tầm cao hơn, đó là đạo lý của dân tộc. Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm qua tác phẩm,
những phẩm chất tốt, xấu, chính nghĩa, phi nghĩa đã được nhà thơ nói qua rất rõ. Bài
viết của Dương Quảng Hàm trong quyển “Lục Vân Tiên, tác phẩm và lời bình”, có
nói: “ là một cuốn sách tác giả viết ra để gửi gắm tâm sự của mình vào đó, truyện là
một cuốn tâm lý tiểu thuyết cốt dạy người ta đạo làm người” [18;108]. Hay cũng trong
quyển này, Huỳnh Ngọc Trảng cũng có viết: “Từ trước đến nay đã có nhiều nhà
nghiên cứu đề cập đến sự giống và khác nhau giữa cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và
nhân vật Lục Vân Tiên, giữa những sự kiện trong quãng đời thanh xuân của tác giả
với những tình tiết trong truyện. Có nhiều cách lý giải và chứng minh, nhưng không
phải ngẫu nhiên mà hiện tượng này được nhiều người chú ý. Việc gửi gắm tâm sự vào
tác phẩm văn học là một chuyện thường tình, nhưng Lục Vân Tiên rõ ràng là hình
bóng của Nguyễn Đình Chiểu” [18;184].
Chính từ ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, lúc nào cũng thể hiện rõ tư tưởng của
một người trung quân ái quốc, hình thành nên tính cách của ông là một người cương
trực, có tinh thần lạc quan yêu đời, luôn vượt qua mọi hoàn cảnh vươn lên trong cuộc
sống và ngày càng tỏ sáng một tấm lòng của một con người khiêm tốn. Nguyễn Đình
Chiểu không cam bó gối khoanh tay, tuy mù lòa, nhưng ông làm việc rất nhiều cho đất
nước. Trong công trình nghiên cứu của Bảo Định Giang. “Những ngôi sao sáng trên
bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỉ XIX”, viết về Nguyễn Đình Chiểu: “Ngoài
việc dạy học, làm thầy thuốc - những nghề cao quý, ông mở đầu cuộc tiến công các tệ
nạn đương thời bằng tác phẩm văn học. Không chút ồn ào, Nguyễn Đình Chiểu đi vào
con đường này với tinh thần đầy khiêm tốn, nhưng cái điều không ngờ - ngay cả đối
với ông - là những hiệu quả mà tác phẩm mang lại là sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của
chúng trong đông đảo nhân dân ở thời ông và sau ông” [1;80].
Trong quyển “Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm và dư luận”, Phạm Văn Đồng có
viết: “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ ra phải
sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này” [13;191].
hay “trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta
phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng sáng” [13;191].
Như vậy các công trình phần nào đã đề cập đến tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu
đối với sự nghiệp trồng người của dân tộc, cũng như phần nào nói lên được tâm sự của
Nguyễn Đình Chiểu về đạo lý ở đời. Qua tác phẩm của chính mình, Nguyễn Đình
Chiểu mong muốn một trật tự xã hội tốt đẹp hơn. Với lời mở đầu câu truyện thơ, ông
tha thiết kêu gọi người đời “lẳng lặng mà nghe” để tự răn mình. Tác phẩm của Đồ
Chiểu có tính chất giáo huấn rất cao, chẳng những thể hiện ở tính cách mà trong tác
phẩm của Nguyễn Đình Chiểu cũng bộc lộ được tư tưởng đạo lý nhân nghĩa của dân
tộc. Qua đây có thể thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu không nhìn cuộc đời bằng nhãn
quan trực tiếp của mình mà ông cảm nhận đời bằng cả trái tim và tấm lòng chính
nghĩa.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của tui khi thực hiện đề tài này là được hiểu rõ và sâu
hơn về Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt nhất là về tâm sự và ước mơ của Nguyễn Đình
Chiểu trong tác phẩm Lục Vân Tiên, đồng thời để biết thêm những giá trị mà Nguyễn
Đình Chiểu đã đóng góp cho dân tộc, cho đất nước. Qua đó giúp cho xã hội cũng như
mỗi cá nhân trong mọi thời đại thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu là một người cao cả, một
con người thể xác tuy “tàn” nhưng tâm hồn không “phế”. Đồng thời qua đây nó cũng
giúp cho chính bản thân tui nắm rõ hơn về tác phẩm nhằm vun đắp thêm vốn kiến thức
của mình để sau này tui có thể thực hiện ước mơ giảng dạy được tốt hơn, nhờ đó tui có
thể truyền đạt kiến thức một cách đầy đủ và tốt nhất.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước, một nhà thơ với sự nghiệp văn
chương đồ sộ, thơ văn của ông mãi là tấm gương sáng cho mọi thời đại. Với công việc
nghiên cứu về đề tài “Tâm sự và ước mơ của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm Lục
Vân Tiên”, tui tập trung tìm hiểu và ghi nhận những kiến thức về thơ văn yêu nước của
Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt là những nội dung liên quan đến tâm sự và ước mơ của
Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Ngoài ra tui còn tìm
hiểu thêm một số phạm vi khác như các bài viết, bài phê bình, dư luận, bài nhận xét
của nhiều tác giả. Đồng thời tui cũng tìm hiểu một số nội dung có liên quan đến đề tài
trên mạng điện tử để tham khảo cũng như là bổ xung thêm kiến thức cho đề tài và để
có thể hoàn chỉnh đề tài một cách tốt nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, trên tinh thần tìm hiểu, học hỏi, tui đã tiếp thu và kế
thừa những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm dựa trên cơ sở đó mà
phân tích, tổng hợp đồng thời rút ra kết luận khái quát cho nội dung đề tài. Bài nghiên
cứu còn sử dụng phương pháp phân loại để tìm hiểu nhiều phương diện mà Nguyễn
Đình Chiểu thể hiện, bên cạnh đó là việc khảo sát những nhân vật trong tác phẩm để
thấy được tâm sự và ước mơ mà Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện khi xây dựng nhân
vật của mình. Cuối cùng là việc phân tích ngôn ngữ mà Nguyễn Đình Chiểu đã sử
dụng trong tác phẩm Lục Vân Tiên.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Xây dựng chương trình quản lý nhân sự và Tiền lương của Trung tâm công nghệ thông tin thuộc Công ty Luận văn Kinh tế 0
H Sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ em 2-3 tuổi Tâm lý học đại cương 2
N Khảo sát sự quan tâm của sinh viên và giáo viên đối với ngữ điệu tại khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Ngoại ngữ 3
T Phép biện chứng duy tâm của hêghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học mác Môn đại cương 0
D Đoạn Văn kể chuyện tự sự kết hợp miêu tả độc thoại và độc thoại nội tâm - lớp 8 Văn học thiếu nhi 0
R Giữa Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ khác nhau như thế nào? Văn học 0
D Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các đồ dùng học tập Văn học thiếu nhi 0
N Công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại Trung tâm công nghệ thông tin – Tập đoàn Điện Lực Việt Na Tài liệu chưa phân loại 0
G Các đặc trưng tâm lý cơ bản của một số dân tộc ở Việt Bắc và ảnh hưởng của nó tới sự hình thành nhân Tài liệu chưa phân loại 0
M Em có một người bạn đã có quan hệ tình dục với một cô gái bán dâm và tâm sự rằng anh ta có dùng miện Sức khỏe 8

Các chủ đề có liên quan khác

Top