daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XX, văn học phương Tây đã có nhiều biến đổi mạnh mẽ và sâu
sắc trên cả hai phương diện: Nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Xuất
hiện một hiện tượng văn học mới lạ và kéo dài cho đến cuối những năm 60
của thế kỉ XX: Hiện tượng văn học phi lý. Về cơ bản, hiện tượng văn học phi
lý đã chấm dứt sự tồn tại vào cuối những năm 60 nhưng dư âm của nó vẫn
kéo dài đến tận ngày nay.
Ở Việt Nam, văn học phi lí cũng bắt đầu được nghiên cứu từ những
năm 60 của thế kỉ XX. Đến cuối những năm 80, sau khi đất nước thống nhất,
văn học phi lý mới bắt đầu được dịch sang tiếng Việt cho đến nay vẫn chưa
được đầy đủ.
Hiện tượng văn học phi lí ấy gắn với một thứ nghệ thuật độc đáo: Nghệ
thuật huyền thoại – Đây chính là một trong những đổi mới của tiểu thuyết thế
kỷ XX. Huyền thoại giờ đây không tham gia vào xây dựng cốt truyện, làm
phong phú hơn nghệ thuật trần thuật mà còn thể hiện tư tưởng của nhà văn.
Tiêu biểu cho nghệ thuật tiểu thuyết thế kỉ XX, ta phải kể đến F. Kafka.
Sáng tác của Kafka được xem là một “ hiện tượng văn học”. Đến thập niên
50, Kafka trở thành “mốt” ở Pháp. Trong đó, hình thức nghệ thuật và ý nghĩa
tác phẩm của F.Kafka luôn là đề tài mới mẻ hấp dẫn đối với ngưới tìm hiểu,
nghiên cứu về sáng tác của ông.
Tác phẩm của F.Kafka hiện nay còn gây ra nhiều tranh cãi. Những tác
phẩm ấy mới chỉ được đưa vào giảng dạy ở khoa Văn các trường Cao đẳng,
Đại học trong cả nước mà chưa hề có mặt ở chương trình phổ thông. Đây
cũng là vấn đề mới mẻ của chương trình giảng dạy văn học nước ngoài. Do
đó, việc nghiên cứu cách huyền thoại trong tác phẩm của Kafka nói
chung và tác phẩm Vụ án nói riêng là điều cần thiết giúp bạn đọc có thể hiểu
đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn về F.Kafka.
2. Lịch sử vấn đề
Sinh thời Kafka đã có tiếng tăm nhưng thực sự nổi tiếng chỉ sau khi
ông đã qua đời được hơn 10 năm, khi mà “nhân loại phải tìm đáp số cho bài
toán cuộc đời trước bão tố đại chiến thế giới thứ hai [15, 215]. Cũng sau đó
thì báo “Quyền lợi đỏ” của Đảng cộng sản Tiệp Khắc đã viết “Một nhà văn
viết tiếng Đức đã từ giã chúng ta, một trí tuệ tinh tế và trong sạch từng ghê
tởm thế giới này và mổ sẻ nó bằng con dao không xót thương của lẽ phải,
F.Kafka thâm nhập vào cơ chế xã hội, ông thấy nỗi đau của kẻ này, quyền lực
và giàu sang của kẻ khác…” [5, 645].
Trong tác phẩm của mình Kafka luôn xây dựng lên những nhân vật với
tư cách là con người nhỏ bé bị tha hoá, con người không có chút liên hệ nào
với thế giới xung quanh. Con người không phải là thành viên của xã hội mà
trở thành kẻ bị ruồng rẫy bị xua đuổi. Quan niệm này được thể hiện hầu hết
trong các tác phẩm nổi tiếng của ông: Hoá thân(1915), Vụ án(1925), Lâu
đài(1926),…. Đặc biệt là tác phẩm Vụ án.
Nghiên cứu về Kafka cũng như tác phẩm Vụ án của ông trên thế giới đã
có nhiều công trình nghiên cứu ở các nước.
Ở phương Tây, có nhiều công trình nghiên cứu giới thiệu Kafka của các
nhà văn, nhà lí luận phê bình như: Măc Brôt, Brena Grôthuyzan, Hecman
Brôtsô, Natali, Xarôt, Môrixơ Blăngsô. Số đông các tác giả này đều hết lời tán
dương ca ngợi, đề cao các sáng tác nghệ thuật của ông.
Trong tập tiểu luận bàn về Nghệ thuật tiểu thuyết thời đại nghi ngờ,
Natali Xarốt đã tán thành quan điểm cho rằng “ Kafka là thiên tài của thời đại
chúng ta. K là nhà tiên tri báo trước kỉ nguyên của con người phi lí. Con
người không có sự sống”. Từ đó, Xarốt kêu gọi con người phải theo gót
Kafka đi tìm những miền chưa khám phá để phát hiện con người phi lí trong
thời đại ngày nay.[16,33]
Còn trong cuốn Về một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến, Garôđi có sự
đánh giá riêng. Tác giả đã nâng Kafka lên thành một mẫu mực, một bậc thầy
của chủ nghĩa hiện thực. Bình luận về Kafka Garôđi cho rằng: Kafka không
phải là một nhà văn trừu tượng, một nhà văn bi quan. Ở đoạn cuối tiểu luận,
Garôđi cũng đã nói được phần nào cái bế tắc của tác giả nhưng khuynh hướng
chung của Garôđi là hết lời khen Kafka.[16,39]
Ở Việt Nam, như đã nói văn học phi lí đã được nghiên cứu bắt đầu từ
những năm 60. Đã có nhiều bài viết, khảo luận, tiểu luận phê bình về tác giả
Kafka cũng như tác phẩm của ông.
Trong tập tiểu luận phê bình nghiên cứu Phương Tây văn học và con
người, Hoàng Trinh khi bàn về văn học viết về “thân phận con người”, tác giả
đã có một bài viết riêng: “F.Kafka và con người trong thế giới tha hóa”. Ở bài
viết này, tác giả đề cập đến vấn đề con người qua một tác phẩm mẫu mực
đồng thời nêu lên khuynh hướng chính trị, nhân cách quan điểm, cách
sáng tạo độc đáo của Kafka khác với các tác phẩm cùng thời.
Trong cuốn Văn học phi lí, tác giả Nguyễn Văn Dân cũng có khảo luận
bàn về hiện tượng văn học phi lí. Ở chương II của khảo luận đề cập đến
“những bước tiến hoá của văn học phi lí”, trong đó có nói đến sự thống nhất
của hai mặt đối lập: Kafka – Camus. Đặc biệt ở chương IV- “Văn học phi lí là
một sự khủng hoảng mang tính sáng tạo”, tác giả đã phân tích những ảnh
hưởng của Kafka đến văn học Trung Quốc và Việt Nam.[2, trang 33 - 45]
Trên hành trình chân lí là bài viết của Lê Huy Bắc, tác giả nhấn mạnh
ảnh hưởng to lớn của Kafka đối với văn học thế kỉ XX, là một trong số những
tác giả vĩ đại của phép biện chứng cũ và mới, truyền thống và cách tân.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top