daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử văn học được hình dung như là lịch sử của sự phát triển và đổi mới
thể loại. Trong các thể loại văn học, kịch, với tư cách là kịch bản văn học, chiếm
giữ vị trí và vai trò vô cùng to lớn trên con đường đổi mới văn học. Nhiều nhà văn
lớn trên thế giới đã xem kịch là “mảnh đất” khó khăn và hấp dẫn nhất. Thành công
ở thể loại này mang đến tiếng tăm vang dội và lâu dài cho tác giả. So với thế giới,
kịch ở Việt Nam ra đời muộn hơn, trong khoảng thập niên 20 của thế kỉ XX, ảnh
hưởng từ sự giao lưu văn hóa Đông – Tây, trong mối tương quan giữa nghệ thuật
truyền thống và nghệ thuật hiện đại. Từ những năm 30 trở đi, kịch thu hút các nhà
văn, nhà thơ có tên tuổi ở cả hai miền Nam – Bắc như Thế Lữ, Khái Hưng, Vũ
Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, Đoàn Phú Tứ, Vi Huyền Đắc, Vũ Hoàng
Chương…Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, kịch đi vào
tuyên truyền cổ động cho cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc: vừa hướng tới
đấu tranh với địch, vừa ca ngợi tình yêu quê hương đất nước của nhân dân, vận
động những kẻ lầm đường, lạc lối trở về với kháng chiến. Bên cạnh một số kịch bản
dài là rất nhiều những kịch bản ngắn, thậm chí là hoạt cảnh. Các tác giả có tên tuổi
thời kì trước bắt kịp với xu hướng và phong cách sáng tác mới, xuất hiện một số cây
bút mới như Học Phi, Nguyễn Văn Niêm, Nguyễn Công Mĩ…Một số kịch bản được
dư luận chú ý là Quán Thăng Long (Lưu Quang Thuận), Bắc Sơn (Nguyễn Huy
Tưởng)…Những năm 80 của thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của xã hội, văn học
Việt Nam nói chung và kịch Việt Nam nói riêng đã có bước chuyển mình rõ rệt.
Kịch tiếp cận đời sống mới với những vấn đề mang tính thời sự, phản ánh con
người trong cơ chế mới với những tương quan phức hợp: mới – cũ, thiện – ác…Lưu
Quang Vũ, Nguyễn Đình Thi, Doãn Hoàng Giang…là những tác giả có nhiều sáng
tác gây được tiếng vang.
Nguyễn Đình Thi (1924 – 2002) là một nghệ sĩ đa tài của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ông sớm thành công và vươn tới chiếm lĩnh những đỉnh vinh quangcủa văn học nghệ thuật trên các thể tài: văn xuôi, thơ, lí luận phê bình, âm nhạc,
…Trong số những lĩnh vực trên thì sáng tác kịch đến với ông muộn nhất. Mãi đến
những năm 60 của thế kỉ XX, Nguyễn Đình Thi mới thể hiện mình trong sự khai
phá vùng đất mới – vùng đất của kịch. Và một lần nữa tên tuổi của ông lại rộn vang,
gắn liền với các vở kịch làm xôn xao dư luận: Con nai đen, Hoa và Ngần, Giấc mơ,
Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Tiếng sóng…
Kịch Nguyễn Đình Thi được viết trong khoảng 30 năm (1960 – 1986) đã
phản ánh sự lớn mạnh của thể loại này trong dòng văn học Việt Nam hiện đại.
Những vở kịch của Nguyễn Đình Thi đã được dàn dựng, gây được tiếng vang trong
đời sống văn học và sân khấu nước ta. Số lượng tác phẩm không nhiều nhưng kịch
Nguyễn Đình Thi đa dạng về thể loại và đề tài; phản ánh được nhiều mặt đời sống,
thể hiện một ngòi bút sắc sảo, tài hoa. Nguyễn Đình Thi đã đưa được những mảng
hiện thực cuộc sống vào nghệ thuật sân khấu, tạo nên nét đặc trưng rất riêng với
ngôn ngữ giàu chất thơ, mang nhiều yếu tố huyền thoại. Do đó lĩnh vực sáng tác
này của Nguyễn Đình Thi đòi hỏi được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống.
Chúng tui cho rằng, sử dụng yếu tố huyền thoại chính là một trong những nét đặc
trưng trong phong cách nghệ thuật kịch của Nguyễn Đình Thi. Việc tìm hiểu, khám
phá các yếu tố huyền thoại trong kịch Nguyễn Đình Thi sẽ giúp hiểu rõ hơn vị trí
của thể loại trong thực tiễn sáng tác và vị trí của nhà văn đối với nền văn học kịch
Việt Nam. Nghiên cứu kịch Nguyễn Đình Thi sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn vẹn về
một tác gia văn học tầm cỡ.
2. Lịch sử vấn đề
Kịch là một trong ba cách phản ánh cuộc sống của nghệ thuật ngôn
từ. Nói tới kịch, trước hết là nói tới kịch bản, trước khi nó trở thành nghệ thuật diễn
viên. Kịch bản văn học có những đặc trưng riêng về thi pháp. Tác phẩm kịch là sự
dung hòa giữa các yếu tố đối lập của tính khách quan tự sự và tính chủ quan trữ
tình. Do vậy, kịch bản là đối tượng của nghiên cứu và phê bình văn học.
Nguyễn Đình Thi trong sự nghiệp văn chương của mình, ở lĩnh vực kịch ông
đã sáng tác mười vở kịch. Đó là: Con nai đen (1960), Hoa và Ngần (1974), Giấc

3. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Từ những lý thuyết về đặc trưng của kịch: xung đột kịch, nhân vật kịch,
ngôn ngữ kịch…chúng tui tiến hành khảo sát tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi
để tìm ra những yếu tố huyền thoại và vai trò của chúng trong các tác phẩm và trong
việc tạo nên phong cách kịch Nguyễn Đình Thi, từ đó tìm ra những biểu hiện thi
pháp thể loại. Thông qua đó, chúng tui nhấn mạnh khả năng phản ánh hiện thực của
kịch, chỉ ra những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật kịch của Nguyễn Đình
Thi. Qua đó ,thấy vị trí của kịch Nguyễn Đình Thi trong dòng chảy của thể loại kịch
ở Việt Nam. Đồng thời, qua quá trình thực hiện đề tài, người viết rèn luyện kĩ năng
phân tích tác phẩm, cảm thụ tác phẩm kịch. Từ đó giúp cho việc đọc, xem, giảng
dạy và học tập thể loại này có hiệu quả hơn.
Phạm vi đề tài:
Chúng tui khảo sát, phân tích 10 vở kịch trong Tuyển tác phẩm văn học kịch -
Nguyễn Đình Thi – NXB Văn học 2002.
Để nhằm khẳng định những nét riêng làm nên phong cách nghệ thuật kịch
Nguyễn Đình Thi, chúng tui cũng tiến hành khảo sát một số tác phẩm thơ của ông
như: Bài ca Hắc Hải (1959), Dòng sông trong xanh (1974), Tia nắng (1983), Sóng
reo (2002) và một số tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành đề tài nghiên cứu, chúng tui vận dụng phối hợp các phương pháp
như: nghiên cứu tác giả, tác phẩm, khảo sát, hệ thống hóa tác phẩm, phân tích, và
các phương pháp tổng hợp liên ngành như so sánh, tiếp cận thi pháp học…

5. Đóng góp của đề tài
Đề tài Yếu tố huyền thoại trong tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi đi
vào tiếp cận sáng tác kịch từ góc độ thể loại. Từ đó nêu bật lên một trong những đặc
trưng riêng biệt trong phong cách nghệ thuật kịch Nguyễn Đình Thi. Bên cạnh đó,
bước đầu xác định những đặc điểm kịch Nguyễn Đình Thi, những đóng góp nghệ
thuật của tác giả cho sự phát triển của thể loại kịch ở Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn giải quyết vấn đề đặt ra qua 3
chương:
Chương 1. Kịch Nguyễn Đình Thi trên con đường đổi mới kịch Việt Nam
hiện đại.
Chương 2. Nội dung huyền thoại trong kịch Nguyễn Đình Thi.
Chương 3. Thi pháp huyền thoại trong kịch Nguyễn Đình Thi
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết đất lửa của nguyễn quang sáng Văn học 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng tại trung tâm mua sắm Aeon Mall Bình Dương Quản trị Chiến Lược 0
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe grab bike của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top