daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ý do chọ
Đến với những bình nguyên xinh đẹp, những rừng bạch dương vàng rực trong nắng chiều
và những dòng sông thơ mộng đã làm cho cuộc sống của con người Nga mang đậm bầu
không khí ấm áp nồng hậu, những con người lãng mạn ấy với tâm hồn ngập tràn thơ và
nhạc, là cơ sở để tạo nên nền văn học nghệ thuật Nga lớn mà nhân loại phải kính nể.
Nhắc tới văn học Nga, chúng ta không thể không nhắc tới Puskin vì “Viết về Puskin
có nghĩa là viết về toàn bộ nền văn học Nga”. Bởi trong nền văn học vĩ đại ấy Puskin
là “vầng dương mới và ánh nắng của vầng dương ấy đã tỏa cả cánh đồng văn học Nga”.
Alexsandre Sergeevich Puskin là thiên tài Nga, là biểu tượng của văn hóa Nga, là niềm tự
hào của mỗi người Nga. Sáng tác của Puskin không chỉ làm rạng rỡ nền văn học Nga thế
kỉ XIX mà còn làm phong phú kho tàng văn hóa nhân loại. Di sản tinh thần của Puskin đã
vượt ra khỏi giới hạn một thời đại, một dân tộc đến với các nền văn hóa khác nhau trên
thế giới.
Nhắc đến Puskin ta làm sao có thể nào quên được bài thơ “tui yêu em”, “Con đường
mùa đông”, tác phẩm văn xuôi “người con gái viên đại úy”, hai bản trường ca “Người tù
capca”, “Đoàn người zưgan”…Và đặc biệt là “Epghênhi Ônhêghin” – tiểu thuyết hiện
thực xuất sắc nhất của Puskin.
Tiểu thuyết thơ “Epghênhi Ônhêghin” được nhà phê bình lỗi lạc Bêlinxki ví như “bộ
bách khoa toàn thư” về thiên nhiên Nga, cuộc sống Nga thế kỉ XIX.
Epghênhi Ônhêghin của Puskin đặc biệt đối với người Nga cũng như Truyện Kiều của
Nguyễn Du đối với người Việt Nam là những món ăn tinh thần không thể thiếu để nuôi
dưỡng tâm hồn cho mỗi người yêu văn thơ qua từng thế hệ .Giống như Nguyễn Du,
Puskin đã vẽ ra đầy đủ những bức tranh “một thời mà sống muôn thuở”.
Đọc Epghênhi Ônhêghin ta không chỉ được thưởng thức bức tranh thiên nhiên Nga đặc
sắc mà còn được thưởng thức mối tình lãng mạn. Bên cạnh đó hình tượng nhân vật “con
người thừa” thể hiện qua nhân vật Epghênhi Ônhêghin, “tâm hồn Nga, tính cách Nga” thể
hiện qua nhân vật Tachiana, “kiểu nhân vật lãng mạn” thể hiện qua Lenxki… đây là một
vấn đề xã hội có ý nghĩa thực tiễn về lối sống, tư tưởng của lớp thanh niên đương thời và
cho những thanh niên mọi thời đại.
Từ những điều trên chúng tui nhận thấy tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin của Puskin là
một vấn đề thật thú vị. Chúng tui muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn
về các giá trị độc đáo trong tác phẩm. Để từ đó, chúng tui có cách nhìn nhận và đánh giá
toàn diện, có cơ sở và cũng đánh giá được tài năng của thi hào Puskin.
Hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp cho bạn đọc phần nào tiếp cận tiểu thuyết thơ Epghênhi
Ônhêghin một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn.
Bên cạnh đó việc nghiên cứu đề tài này giúp bản thân một lần nữa khẳng định rằng không
nhìn bất cứ sự việc nào và đánh giá nó chỉ qua bề ngoài. Mà phải thấu hiểu, nắm bắt được
bản chất, sự thật bên trong của nó. Hơn nữa cũng phải hiểu rằng ta không có quyền dựa
vào tình cảm chủ quan của bản thân mà phán xét bất cứ vấn đề gì. Hãy đặt mình vào vị trí
của người trong cuộc.
Ngoài ra nó còn giúp tui mở rộng kiến thức và rèn luyện kỉ năng nghiên cứu khoa học
của mình.
2. Lịch sử vấn đềPuskin là một nhà văn hóa lớn vĩ đại, không chỉ những nhà văn, nhà
thơ trong nước
ngưỡng mộ tài năng mà nhiều nhà văn, nhà thơ lớn của thế giới luôn tìm tòi và nghiên
cứu về ông.
Tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin là một phương diện liên quan đến mọi yếu tố nội
dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm nên có thể từ những nghiên cứu trước
đây mà chọn lựa những kiến giải liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc nghiên cứu
đề tài đã chọn. Sau đây chúng tui hệ thống lại một số ý kiến tiêu biểu:
Nhà văn Nga M.Gorki từng khẳng định “không có Puskin thì trong một thời gian dài sẽ
không có Gôgôn, L.Tôntoi, Tuôcghenhep, Đotxtoiepxki…tất cả những con người vĩ đại
này đều công nhận Puskin là bậc thủy tổ tinh thần của mình” [10;tr 47]
Puskin là ngọn đuốc sáng của mọi dân tộc [ 4; trang 54]. Đối với nhà văn Mỹ Teoder
DraiZer thì nhận xét: “sự nghiệp sáng tác của A.X Puskin gắn bó vô cùng chặt chẽ với
khát vọng quyền năng của cuộc sống và kinh nghiệm – đặc thù của các nền văn học lớn,
đặc biệt là nền văn học Nga đồ sộ. Thật chính xác khi cho rằng A X Puskin là nhà tiên tri
đầu tiên của nước Nga đương đại, người đầu tiên hiểu hết những khả năng to lớn trong sự
nghiệp đạo đức xã hội- những khả năng mà sau này đã được nước Nga thể hiện” [4 trang
51]
Pablô Nêruđa là một nhà thơ ChiLê đã ca ngợi Puskin như sau: “ Puskin là anh cả của thơ
ca và tự do. Ở khắp mọi nơi, bất cứ ở đâu chúng tui đấu tranh và ca ngợi tổ quốc của anh,
kỉ niệm về anh luôn luôn sẽ cùng chúng ta, đem cho chúng ta nguồn cổ vũ, dũng cảm, sắc
đẹp và tuổi trẻ”. [19; tr 54]
Như vậy đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình chọn A.X Puskin với toàn bộ thân thế
và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ này để làm đề tài nghiên cứu. Tuy vậy, theo sự hiểu
biết của chúng tui vấn đề nghiên cứu về tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin của Puskin
vẫn chưa được nhà nghiên cứu văn chương nào nghiên cứu một cách sâu sắc.
Ở Việt Nam tác phẩm của Puskin từ lâu đã được giới thiệu và nghiên cứu. Theo nhà thơ
Nguyễn Đình Thi:“vào khoảng những năm 1925 – 1926, nhờ những tác phẩm của các
nhà văn tiến bộ và cách mạng người pháp (…) tên tuổi của Puskin, Tônxtôi, M Gorki,…
đã vượt qua phong tỏa của đế quốc pháp mà đến với chúng tui rất sớm…” [4 trang 55].
Năm 1966, lúc cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra sôi nổi ở miền bắc,
tuyển tập “thơ trữ tình” của Puskin và hai bản trường ca “Người tù Cavcaz” và “Đoàn
người Zigan” được xuất bản với sự tham gia dịch thuật của các nhà thơ như: Xuân Diệu,
Tế Hanh, Hoàng Trung Thông… và những người am hiểu ngôn ngữ Nga, yêu thơ Puskin
như Thúy Toàn, Việt Phương…
Năm 1972, nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu “ Chuyện đời người đánh cá và con cá
vàng” ( Hoàng Trung Thông dịch).
Đặc biệt 1979, Thái Bá Tân bắt tay dịch “Epghênhi Ônhêghin” vào năm 1985, cuốn tiểu
thuyết bằng thơ nổi tiếng này đã đến tay bạn đọc cả nước.
Năm 1992, nhà xuất bản Lao Động in tập“Dựng đài kỉ niệm” gồm bài thơ của Puskin
dưới hình thức song ngữ Việt-Nga do Dương Trọng Lãnh dịch và tuyển chọn.
Cùng với những bản dịch là công trình nghiên cứu phê bình nhằm soi sáng cuộc đời và
con đường lao động nghệ thuật của nhà thơ.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Puskin được tiến hành vào những năm 50 của thế kỉ
XX. Bộ giáo trình “Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX” (Giáo dục Hà Nội năm 1957, 1959)
của giáo sư Hoàng Xuân Nhị là công trình nghiên cứu đầu tiên về văn học Nga cũng như
về Puskin. Tiếp đó, bộ “Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX” (Giáo dục Hà Nội 1970) của
trường Đại học sưu phạm Hà nội (chương Puskin do Nguyễn Văn Giai viết) của trường
Đại học trung học Hà Nội ( chương Puskin do Đỗ Hồng Chung biên soạn) cũng đã ra đời.
Chuyên luận “Puskin – nhà thơ Nga vĩ đại” của Đỗ Hồng Chung là một công trình công
phu, nghiêm túc. Trong chuyên luận này cũng với hướng dẫn khai thác trên, tác giả Đỗ
Hồng Chung đã chỉ ra rằng: “Puskin là thay mặt xứng đáng nhất, toàn vẹn nhất cho văn
học Nga, tổng kết sự phát triển của quá khứ, mở ra một giai đoạn mới cao hơn, chuẩn
bị cho tương lai huy hoàng” [4; trang 58]. Vì lý do không phải là chuyên luận về vấn
để “tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin của Puskin” nên tác giả Đỗ Hồng Chung không
đi sâu vào kiến giải cũng như phân tích những vấn đề cụ thể trong tác phẩm này mà chỉ
nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của hai bản trường ca là “Người tù Cavcaz” và “Đoàn
người Zigan” mà thôi.
Một hướng nghiên cứu khác về Puskin là tiếp cận tác giả từ góc độ “Danh nhân văn hóa”.
Triển khai theo hướng này là cuốn sách “Puskin” của Hồ Sĩ Vịnh (nhà xuất bản văn hóa,
Hà Nội,1983). Qua tư liệu về cuộc đời, lao động và nhà văn, những hồi ức và kỉ niệm..
tác giả cuốn sách này đã dựng lên dáng Puskin - nhà văn hóa lỗi lạc.
Các nhà nghiên cứu không chỉ ghi nhận, đánh giá tài năng của Puskin mà còn tập trung
giải thích bản chất tài năng lỗi lạc ấy. Theo giáo sư Nguyễn Kim Đính “Puskin là vĩ đại
đứng ở vị trí cao quý” khởi điểm của mọi sự khởi điểm “chủ yếu vì ngòi bút của ông luôn
thấm sâu phẫm hạnh, tư cách của con người Nga chân chính của năm 1812 và 1825” [ 4;
trang 60]
Nói như Thúy Toàn,“Puskin đứng đầu mũi con tàu lịch sử và nhìn về phía trước, chính vì
thế ông thấy ra và đoán biết nhiều điều trong cuộc sống mà người đương thời không thấy,
cũng vì vậy ông rất gần gũi với người đọc thời sau, kể cả chúng ta và những người đọc
xa xôi” [4; trang 60]. Đặc biệt nhiều tác giả quan tâm đến các vấn đề như tìm hiểu quá
trình phổ biến tác phẩm của Puskin ở Việt Nam bài “Thi hào Nga Puskin với Việt Nam”
của Thúy Toàn (văn học số 6/ 1994), “Tác phẩm của A.X Puskin qua các bản dịch ở Việt
Nam” (Luận án phó tiến sĩ của Hoàng Văn Cẩn), so sánh tác phẩm Epghênhi Ônhêghin
của Puskin với Truyện Kiều của Nguyễn Du ( luận văn thạc sĩ của Trần Thị Phương
Phương) v.v…
Các công trình trên đã phác họa vị trí của Puskin ở Việt Nam, những tương đồng văn
hóa giữa hai dân tộc và những tương đồng tư duy nghệ thuật giữa hai nhân tài tiêu biểu
cho hai nền văn hóa. Bằng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh lịch sử, so sánh
văn hóa, ngôn ngữ và phương pháp loại hình. Đây là hướng nghiên cứu văn học Nga và
ngành“Puskin học” ở Nga rất thích thú, quan tâm.
Như vậy, có thể khẳng định: tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin của Puskin đã được một
số nhà nghiên cứu, phê bình đề cập đến nhưng chỉ với hình thức là những sự trình bày
ngắn gọn, sơ lược, được lồng vào những tóm tắt nội dung và nghệ thuật chứ chưa có công
trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể. Chính vì lẽ đó mà vấn đề tiểu
thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin của Puskin là một vấn đề tuy đã được đề cập đến nhưng
vẫn còn tương đối mới mẻ.
3. Mục đích, yêu cầu
Nghiên cứu đề tài “Epghênhi Ônhêghin” của Puskin để hiểu về những nét đặc sắc tiêu
biểu giá trị nội dung cũng như nghệ thuật trong tác phẩm chúng tui hướng vào những
mục tiêu sau:Thực hiện đề tài này chúng tui hướng đến khái quát lại những nét đặc trưng
trong tiểu
thuyết thơ. Tìm hiểu về bức tranh thiên nhiên Nga, bức tranh con người Nga, xã hội Nga
trong giai đoạn đầu thế kỉ XIX.
Giờ ít người đọc thơ, lại ít ai đọc tiểu thuyết thơ, nhưng dẫu sao chúng tui vẫn khuyên các
bạn thử đọc hết Epghênhi Ônhêghin các bạn hiểu hơn về xã hội Nga thế kỉ XIX, sẽ được
theo dõi một câu chuyện tình lãng mạn, và đặc biệt được thưởng thức những bức tranh
thiên nhiên Nga nổi tiếng qua nét vẽ tài tình của thi hào Puskin.
Đồng thời qua việc tìm hiểu thiên nhiên, con người trong tác phẩm chúng tui còn muốn
hiểu thêm tâm tư, tình cảm, về vũ trụ quan, nhân sinh quan của chính tác giả, những nét
đẹp về văn hóa,về đời sống, tâm hồn của người Nga. Hiểu được bút pháp nghệ thuật mà
Puskin sử dụng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật điển hình.
Khám phá được tài năng nghệ thuật, những tâm tư tình cảm của ông trong việc xây dựng
nhân vật để thấy được nét sáng tạo trong văn chương của ông.
Bên cạnh nghiên cứu về đề tài chúng tui còn phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn
học Nga trong nhà trường và bổ sung thêm kiến thức cho bản thân.
Nghiên cứu đề tài này, yêu cầu chúng tui đặt ra là: Nắm vững kiến thức về tiểu sử và sự
nghiệp sáng tác của Puskin, Nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, xã hội nước Nga thế kỷ XIX,
hiểu rõ thế nào là phương pháp hiện thực trong sáng tác.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề tương đối khó và rộng lớn cả về lí luận cũng như thực tiển.
Trong quá trình thực hiện chúng tui sẽ cố gắng giải quyết trong chừng mực nào đó những
vấn đề cơ bản trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chúng tui chủ yếu dựa vào bản dịch của Thái Bá Tân, khảo sát về
những đặc sắc nổi bật trong tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin của Puskin. Từ kết quả
thống kê đó rút ra những nhận xét chung về đặc điểm, vai trò vị trí, chức năng nghệ thuật
của tác phẩm.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tui có điều kiện tìm hiểu về bức tranh
thiên nhiên, đất nước, bức tranh con người Nga, ngôn ngữ Nga với tất cả những vẽ đẹp
vốn có của nó.
Ngoài ra, tìm hiểu về tầng lớp thanh niên đương thời thông qua hình tượng nhân vật điển
hình, để thấy được xã hội Nga cũng như những tâm tư, tình cảm mà tác giả đã kí thác
trong tác phẩm bằng cả “trái tim”và“khối óc” của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đáp ứng được yêu cầu của đề tài, người viết đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Trước tiên là sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp: chúng tui tiến hành phân tích các
dẫn chứng nhằm làm nổi bật các luận điểm cần triển khai. Sau đó thâu tóm, khái quát lại
chúng. Thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau một cách có chọn lọc.
Phương pháp liệt kê: Chúng tui tiến hành liệt kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết trong
bản dịch và nhiều tài liệu khác có liên quan để dẫn chứng phù hợp với từng đề mục.
Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tui có so sánh một số vấn đề
của đề tài với các vấn đề trong một số tác phẩm của các nhà văn nước ngoài và Việt
Nam.
Phương pháp, phân tích kết hợp với chứng minh và bình luận được sử dụng nhiều trong
bài viết để từ đó có cái nhìn một cách chi tiết về tác phẩm.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề chung1.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của
Puskin.
Puskin là đại thi hào của nước Nga!
Puskin dân tộc hơn tất cả các nhà thơ Nga. Ông chính là tâm hồn Nga đẹp đẽ, thuần
khiết.
Người hiến dâng cả cuộc đời sôi nổi, khẩn trương, lúc nào cũng tràn đầy sức sống thanh
xuân cho tổ quốc và nhân dân, người đầu tiên lo toan xây dựng những nền móng vững
bền có thể vượt qua mọi thử thách cho chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX, người đi mở
đường cho thơ, kịch, văn xuôi phát triển toàn diện và rực rỡ, người yêu quý giữ gìn tiếng
Nga, xây dựng thành ngôn ngữ văn học uyển chuyển, tinh tế - người ấy là Puskin.
Cuộc đời của Puskin luôn gắn liền với sự nghiệp sáng tác và có thể chia thành bảy thời
kì khác nhau. Mỗi thời kì phản ánh những sự kiện quan trọng trong cuộc đời thi sĩ, đồng
thời thể hiện những bước trưởng thành trên con đường sáng tác của ông.
1.1.1. Thời thơ ấu (1799 – 1811)
Alecxanđrơ Xecgâyêvit Puskin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 (lịch cũ: 25-6) tại

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá tại bệnh viện ung bướu hà nội giai đoạn 2012 2016 Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của viêm VA và kết quả phẫu thuật nạo VA bằng thìa nạo moure qua nội soi Y dược 0
P Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội, những đặc điểm chủ yếu của Luận văn Kinh tế 0
C Đặc điểm về quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp sản xuất chế biến suất ăn sân bay Nội B Luận văn Kinh tế 0
A Tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số đặc điểm về hoạt động marketing của công ty bia Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty trách nhiệm nhà nước một thành viên bao bì 27-7 Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
S Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hà Nội Chinghai Luận văn Kinh tế 0
Y Đặc điểm hệ thống kế toán tại công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
G Đặc điểm , nội dung và trường hợp áp dụng của hai phương thức thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng t Luận văn Kinh tế 0
E Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top